So sánh chất lượng muối Long Điền với muối thô của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU (Trang 30)

Bảng 9: Các thành phần của muối Long Điền so với muối thô Việt Nam

Thành phần NaCl (%) CaSO4 (%) MgSO4 (%) MgCl2 (%) KCl (%) Chất không tan (%) Độ ẩm (%) Tổng cộng (%)

Muối thô Việt Nam

86,8 0,56 0,47 1,18 0,2 0,52 9,61 100 Muối thô Long

Điền (8)

91,1 0,1 1,25 0,83 0,62 0,58 5,83 100

Muối trải bạt (9) 92,78 0,21 1,15 0,77 0,62 0,2 4,15 100

(8) & (9) Kết quả phân tích tháng 4/2009

Qua bảng 9 cho thấy %NaCl trong muối trải bạt cao hơn trong muối thô Việt Nam, giá trị trung bình của các chỉ tiêu tạp chất CaSO4, MgCl2, chất không tan trong nước và độ ẩm thấp hơn muối thô Việt Nam.

0,56 0,47 1,18 0,52 9,61 0,2 86,8

-100 -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 100 NaCl CaSO4 MgSO4 MgCl2 KCl Chất không tan Độ ẩm

Các chỉ tiêu về chất lượng muố Phần trăm (%)

Muối Long Điền Muối thô Việt Nam 0,83 0,1 1,25 0,62 0,58 5,83

Hình 25: So sánh chất lƣợng muối Long Điền so với muối thô Việt Nam

Hình 25 cho thấy %NaCl và các tạp chất MgSO4, KCl, tạp chất không tan trong muối thô Long Điền cao hơn trong muối thô Việt Nam, giá trị trung bình của các chỉ tiêu CaSO4, MgCl2, và độ ẩm thấp hơn muối thô Việt Nam.

Qua kết quả khảo sát thực địa và phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất, chất lượng muối có thể đánh giá thực tế một số nguyên nhân tác động làm giảm chất lượng và năng suất muối NaCl sản xuất tại địa bàn huyện Đông Hải như sau:

Chất lượng nước cấp cho sản xuất: chất lượng nước biển ven bờ của tỉnh Bạc Liêu nói chung rất xấu, nhất là hàm lượng chất rắn lơ lững quá cao. Ngoài ra một số chỉ tiêu khác như tạp chất hữu cơ, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật,... vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5943 – 1995 (giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ) (phụ chương).

Chất lượng nền đất: độ nén chặt của nền đất thấp, hàm lượng cát trong đất nhỏ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nền sân phơi, sân kết tinh và trực tiếp ảnh hưởng chất lượng muối thu hoạch do bùn đất do đó làm gia tăng hàm lượng tạp chất trong muối.

Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Mưa sớm hoặc giông bão tác động đến thời gian lưu nước, phơi nước, và ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và năng suất của đồng muối.

100 80 60 40 20 91,1

Quy trình kỹ thuật thủ công không đáp ứng được điều kiện thực tế để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đạt TCVN 3973-84.

Cơ sở hạ tầng đồng muối chưa đáp ứng yêu cầu chung về kỹ thuật, đồng muối chia cắt manh mún rất khó khăn cho cơ giới hóa hoặc cơ giới hóa từng phần. Trên cơ sở khảo sát thực tế sản xuất tại các ruộng muối Long Điền và kết quả phân tích các chỉ tiêu trong muối đồng thời so sánh với yêu cầu chất lượng muối mà thị trường yêu cầu có thể kết luận: với điều kiện sản xuất như hiện nay, sản phẩm muối của Long Điền có thể đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn muối thô nhưng chưa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn sử dụng muối làm thực phẩm (TCVN 3973 – 84) vì đây là

muối thô chưa qua quá trình sơ chế. Khi muối được sơ chế thì các thành phần tạp chất trong muối giãm đồng thời làm tăng hàm lượng NaCl. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần thiết đề xuất một số giải pháp, trong đó ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, áp dụng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sân phơi, chuẩn hóa một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất và ứng dụng một số vật liệu mới (tấm lót cao su - vải) dùng lót nền hồ chứa nước chạt và sân kết tinh muối.

Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Điều kiện tự nhiên vùng ven biển Bạc Liêu nói chung hay vùng Long Điền nói riêng khá thuận lợi cho sản xuất muối thực phẩm: mùa vụ sản xuất muối Long Điền tập trung vào mùa khô (tháng 12 dến tháng 3) khi đó chế độ nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí và lượng mưa đều đáp ứng tốt cho sản xuất muối bốc hơi từ nước biển. Địa hình thấp thuận lợi cho việc lấy nước biển khi triều lên. Nhìn chung đất vùng muối ít chứa phèn tiềm tàng, đất ngập mặn có pH (5,7 – 8,5) và EC (3,9 – 27,8 mS/cm) khá cao. pH và EC ít biến động ở các độ sâu khác nhau.

Tỷ lệ %NaCl là tiêu chí quan trọng nhất đối với thị trường muối thực phẩm cũng như muối công nghiệp. Muối sản xuất tại Long Điền có hàm lượng NaCl trung bình 91,12% đối với muối sản xuất trên nền đất và 92,78% đối với muối trải bạt. So sánh với tiêu chuẩn muối thô (86,8%) thì tỷ lệ % NaCl của muối Long Điền hoàn toàn cao hơn. Hàm lượng chất không tan trong muối được sản xuất trên nền đất và các tạp chất khác như MgSO4, KCl cao hơn muối thô Việt Nam, nhưng hàm lượng CaSO4, MgCl2

nằm trong mức cho phép của muối thô Việt Nam. Đặc biệt hàm lượng MgCl2 trong muối Long Điền thấp góp phần vào việc quyết định chất lượng muối Long Điền.

4.2 Đề nghị

Phân tích thành phần sa cấu, độ thấm rút của các tầng đất để đánh giá sự thuận lợi cho sản xuất muối trên nền sân phơi, sân kết tinh của muối Long Điền.

Quy trình sản xuất muối thủ công không đáp ứng được điều kiện thực tế để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao đạt TCVN. Do đó để góp phần nâng cao chất lượng muối được sản xuất ở Bạc Liêu nói chung và ở Long Điền nói riêng vấn đề đầu tiên được quan tâm là việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, đề xuất quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương.

Đẩy mạnh áp dụng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao vào sản xuất nhằm tận dụng tối ưu diện tích sản xuất, góp phần tạo đuợc việc làm và tăng thêm thu nhập thường xuyên cho Diêm dân trong năm. Các mô hình sản xuất được chú trọng như: nhân rộng mô hình sản xuất muối trải bạt, các mô hình sản xuất trên đồng muối trong hai mùa mưa nắng (mô hình sản xuất muối kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản trong mùa mưa và mô hình sản suất muối kết hợp với khai thác hóa chất thô từ nước ót).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), “Báo cáo quy hoạch ngành sản xuất lưu thông muối đến năm 2000-2010”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), “Dự án quy hoạch ngành muối 2000-2010”.

Bùi Song Châu (2005), Kỹ thuật sản xuất muối khoáng, bộ môn công nghệ các hợp chất vô cơ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 173 trang.

Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, 2001.

Lê Văn Phát (2008), Khả năng gây chua, phóng thích độc chất của một số biểu loại đất phèn ở tỉnh Hậu Giang và phương pháp xác định lượng vôi trung hoà trong phòng thí nghiệm, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học môi trường, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr. 38-40.

Nguyễn Bảo Vệ và Lê Vĩnh Phúc (2005), Giáo trình Seminar 1, tủ sách Đại học Cần Thơ, 64 trang. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2005), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, tủ sách Đại học Cần Thơ, 70 trang.

Phạm Đình Đôn (2004), http://dddn.com.vn/24325cat96/muoi-bac-lieu.htm.

Sở Khoa Học Công Nghệ và môi trường Bạc Liêu (2001), Báo cáo “Đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối tại tỉnh Bạc Liêu”, 118 trang, Bạc Liêu.

theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh”, Bản tin Nông nghiệp & Nông thôn Bạc Liêu, Số 13- 2008.

TCVN 3973 – 84 --- 3973 – 84, www.visalco.com.vn

TCVN 5943-1995, Chất lượng nước, Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ, http://environmentsafety.

com/chemsafety/tcvn/tcvn_data/5943_1995.htm.

TienPhong.com.vn. (2008), Lần đầu tiên phải nhập muối ăn, http://vnecono.vn/vn/.

Trần Văn Chính (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 295-302. Vân Trường và Duy Khang (2009), Mưa trái mùa – Diêm dân khóc ròng, www.tuoitre.com.vn. VietNamNet (2008), Ngành muối lao đao khi Việt Nam hội nhập, www.chebien.gov.vn.

Vũ Bội Tuyền (1979), Kỹ thuật sản xuất muối khoáng từ nước biển, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, tr. 5-146.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)