Nam
5.1. Trên thế giới
Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu DLST khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Một số chương trình nghiên cứu của Hội DLST (1992 – 1993); chương trình môi trường Liên hợp quốc (1979), Tổ chức du lịch thế giới (1994), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden (1995); PATA (1993); Cater (1993); Glaser (1996); Wright (1993). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “ DLST hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg (1999) và các chuyên gia của Hội DLST quốc tế. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu DLST ở Việt Nam.
Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề DLST.
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam “ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch” của Đặng Duy Lợi (1992); công trình “ Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của Tổng cục du lịch (1993); và công trình “Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010” của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist (1995) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói rõ về loại hình DLST. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về DLST.
- Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL” (1996 -2010) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng ĐBSCL như DLST, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình DLST cụ thể.
- Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan Huy Xu và Trần Văn Thanh về “ Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác DLST ở ĐBSCL”. Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm DLST ở vùng ĐBSCL. Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm DLST đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững…
nhiên vùng ĐBSCL” của Trần Văn Thành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm DLST, thiết kế các tuyến, cụm DLST tự nhiên vùng ĐBSCL.
- Năm 2001, công trình nghiên cứu của Ngô Văn Phong về “Phân tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiên nhiên để phục vụ cho DLST”. Tác giả đã ứng dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian DLST theo 3 vùng với 4 cụm DLST và đề xuất các giải pháp quản lí DLST về cơ chế quản lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
(Nguồn http://updatebook.vn/du-lich-18/phat-trien-du-lich-sinh-thai-tai-khu-du-tru- sinh-quyen-rung-ngap-man-can-gio-6141 )
6. Đa dạng các loài thực vật và vai trò của chúng đối với vườn DLST và đối với con người.