Môn: Quản g Cáo &
KM 1 Đến Cồn Phụng ngoài việc vui chơi, giải trí, thưởng thức những món ăn và
trái ngon đặc sắc của miền quê sông nước. Còn một điều quan trọng mà quý khách chưa biết đến, một nét riêng của Cồn Phụng mà những nơi khác lại không có. Nơi đây có một di sản văn hóa, một trong những đạo giáo nổi tiếng ở Nam Bộ. Và cái tên Đạo Dừa được người dân nơi đây nhắc đến nhiều nhất, khi đã đến đây, đến với khu du lịch cồn Phụng mà quý du khách không ghé qua chiêm ngưỡng những nét đẹp, nét huyền bí qua những công trình của Ông Đạo Dừa để lại thì thật là tiếc nuối. Nói đến đây thì phải kể đến cái nét riêng của Đạo dừa. Việt Nam là một nước có rất nhiều đạo giáo du nhập vào từ ngoại quốc như Nho giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, phật giáo và Hồi giáo, … Nhưng riêng Đạo dừa thì ngược lại đã xuất cảng được những tư tưởng riêng tư của Ông Đạo dừa ra ngoại quốc. Đồ đệ nổi tiếng của ông ở Mỹ là con trai của văn hào J. Steinbeck, một nhà văn đã từng đoạt giải thưởng văn chương Nobel của thế giới.
Khái quát về Đạo dừa và Ông Đạo dừa:
• Đạo Dừa là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, còn gọi là
Đạo Vừa (vừa phải, trung dung) hoặc Hòa đồng Tôn giáo. Và cũng là tên gọi cho người sáng lập, thường được gọi là Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Đạo Dừa ở Bến Tre, Việt Nam.
Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa: sân 9 con rồng (1 con rồng đực và 8 con rồng cái) tượng trưng cho Cửu Long Giang; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén; một đỉnh lớn. Nguyễn Thành Nam tự xưng là "Xứ giả của hòa bình", chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa trái – chủ yếu là ăn dừa (không ăn các sản vật khác).
Môn: Quản g Cáo &