Tin nhắn cá nhân (tbl_msg)

Một phần của tài liệu Hệ thống hỗ trợ các tác vụ văn phòng (Trang 28)

Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc NULL Miêu tả

stt int Khóa Not NULL Số thứ tự

nguoigui nvarchar(50) Người gửi tin

nhắn

tieude nvarchar(130) Tiêu đề tin

nhắn

noidung ntext Nội dung tin

nhắn

nguoinhan nvarchar(50) Người nhận

tin nhắn

tinmoi nvarchar(30) Xác định tin

tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ràng buộc NULL Miêu tả

username nvarchar(90) Khóa Not NULL Tên truy nhập

password nvarchar(90) Mật khẩu

fullname nvarchar(90) Tên đầy đủ

người dùng

chucdanh nvarchar(90) Chức danh

người dùng

permission nvarchar(50) Quyềntruynhập

CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG

Hệ thống được cài đặt bằng các công cụ sau:

- Hệ quản trị CSDL: hệ thống dùng hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server do kích thước cơ sở dữ liệu không quá lớn. Hệ thống sử dụng điều khiển SQlClient để giao tiếp với DBMS.

- File CSDL là OTSS.mdf - Ngôn ngữ lập trình :.Net (VB)

- Môi trường thực thi : Hệ thống có thể hoạt động tốt trên các hệ điều hành, Windown XP/2003/Vista.

- Hệ thống hoạt động trên nền .NET Framework.

Về phần mềm CSDL và công cụ đã được sử dụng, em đã lựa chọn CSDL là SQL Server phiên bản 2005, bộ công cụ Visual Studio.Net 2005 để phát triển ứng dụng.

Về mô hình kiến trúc ứng dụng, em đã lựa chọn mô hình 3 lớp để phát triển ứng dụng.

3.1. Giới thiệu về công nghệ và công cụ cài đặt

Theo phần phân tích hệ thống về CSDL chúng ta thấy cần có một phần mềm quản trị CSDL mạnh, đảm bảo tính an toàn CSDL cao, để có thể lưu trữ dữ liệu với lượng dữ liệu lớn và đảm bảo thông tin quản lý văn bản trong quá trình làm việc được an toàn. Em đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị CSDL SQL Server phiên bản 2005.

SQL Server 2005 hỗ trợ hoàn toàn việc xử lý văn bản tiếng việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909.

Đối với các máy trạm có cấu hình yếu, Microsoft có đưa ra phiên bản MSDE( Microft Data Engine) miễn phí, hoàn toàn tương thích SQL Server 2005, chạy được trên các máy Window 98, rất phù hợp với cơ sở hạ tầng ở tuyến huyện xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Công nghệ .NET để phát triển ứng dụng

Công cụ để phát triển ứng dụng CSDL đã được lựa chọn hỗ trợ tiếng việt theo chuẩn Unicode TCVN 6909.

Visual Studio.NET 2005 là bộ công cụ phát triển phầm mềm mạnh có thể xây dựng trọn vẹn giải pháp tổng thể cho cả ngành. Đây cũng là một trong số ít bộ công cụ sẵn có hiện nay hỗ trợ hoàn toàn bộ mã Unicode.

Visual studio.NET 2005 dựa trên nền tảng .NET framework với mục tiêu mọi ứng dụng viết bằng .NET chạy được mọi nơi độc lập với platform như phần cứng, hệ điều hành. Các máy tính về thiết bị chỉ cần có .NET framework là chạy được ứng dụng mà không phải dịch lại. Ứng dụng bằng .NET có thể viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào như VB.NET,VC hay C# một cách dễ dàng ngay cả trong cũng một ứng dụng. Hạt nhân của .NET framework là Common Language Runtime (CLR) có các đặc điểm sau:

trạng chương trình tương tranh giữa các ứng dụng dùng chung như ứng dụng phát triển trên nền COM.

- Các công việc thíết yếu như quản lý bộ nhớ, liên lạc giữa các tiến trình được thực hiện tự động.

- Các công cụ được hỗ trợ rất đầy đủ: .Net framework Base Class cũng cấp tiện ích rất phong phú cho file, network, serialization, mã hóa, XML, database…,không cần dùng thêm các hàm API nữa.

- Dùng chung cho từ Win CE cho đến Destop,Web : dễdàng cho việc mở rộng hệ thống trên các platform khác nhau.

Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng do Microsoft thiết kế lại từ con số không. Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hòan toàn mới trên nền Microsoft.NET framework. Do đó,nó cũng không phải là VB7. Thật sự,đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất lợi hại, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùng mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học,dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình. Hơn nữa, không khó khăn khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong. Visual Basic.NET (VB.NET) giúp ta giải quyết với các phức tạp khi lập trình trền nền Windows và do đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề lien quán đến dự án, công việc hay doanh nghiệp mà thôi.

Nếu ta để ý tên của Visual Basic.NET (VB.NET), ta thấy ngay ngôn ngữ lập trình này chuyên tạo ứng dụng (appliacation) dùng trong mạng, liên mạng hay internet.

3.1.3. Sử dụng kiến trúc ứng dụng trong 3 lớp

Các thành phần của ứng dụng được tách thành 3 phần:

- Application Layer: Phần trình bày dữ liệu và giao tiếp với người dùng, lớp này không làm việc trực tiếp với CSDL mà phải thông qua tầng trung gian Business Object.

User Interface Win Form/Web Form

Bussiness Objects

Oracle SQL Server My SQL

Application Layer

Bussines Layer

- Business Layer: Phần trình xử lý dữ liệu, lớp này nhận yêu cầu từ Application Layer, xử lý và gửi yêu cầu đến Data Layer và nhận kết quả dữ liệu từ tầng này, xử lý và trả lại kết quả cho tầng trên.

- Data Layer: Là các cơ sở dữ liệu. Ưu điểm của kiến trúc ứng dụng 3 lớp:

- Dễ triển khai: Với các ứng dụng trên mạng, các lớp Business và Data Layer được cài trê máy chủ nên các máy trạm chỉ cần cài Application Layer, thường là gọn nhẹ và đơn giản. Hơn nữa nếu có thay đổi gì như thay đổi CSDL, thay đổi phần mềm hệ thống hay mở rộng thêm máy chủ, việc thực hiện không ảnh hưởng đến ứng dụng trên máy trạm.

- Dễ mở rộng: do lớp trên cùng giao tiếp với người dùng không thao tác trực tiếp với CSDL nên phần này không phải thay đổi nếu có các thay đổi về CSDL hay phần cứng, phần mềm của hệ thống. Giả sử đang sử dụng SQL Server, có nhu cầu mở rộng cho các quan hệ CSDL Oracle ta chỉ viết thêm phần Business Layer làm việc với Oracle mà vẫn tận dụng được Application Layer.

- Giảm lưu lượng dữ liệu truyền trên mạng: hầu hết các xử lý lớn về dữ liệu đều được thực hiện ở Data Layer hoặc Business Layer là hai phần được cài đặt trên máy chủ, phần dữ liệu được gửi đến Application Layer thông qua đã được tinh chế nên thường không lớn.

3.2. Giao diện chương trình

Hình 3.2.2: Giao diện quản lý văn bản đến

Hình 3.2.4 : Giao diện quản lý nhắc việc

Hình 3.2.6: Giao diện quản trị hệ thống

Hình 3.2.8: Giao diện thay đổi mật khẩu người dùng

Hình 3.2.10: Đọc một tin nhắn

CHƯƠNG 4 :ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Đánh giá

Ưu điểm:

- Chương trình nhỏ gọn, họat động nhanh, tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống. - Giao diện tiếng việt, dễ sử dụng.

- Chương trình đã thự hiên phân quyền một cách cơ bản dựa trên bốn nhóm người dùng: văn thư, giám đốc, nhân viên và quản trị viên.

- Chương trình đã có thể thực hiện một số tác vụ cơ bản trong các tác vụ thiết yếu của một văn phòng vừa và nhỏ.

- Đối với người dùng là nhân viên, họ có thể xem văn bản, gởi tin nhắn…. - Đối vời người dùng là giám đốc, họ có thể xem văn bản, đưa ý kiến chỉ đạo.

- Đối với người dùng là văn thư, họ có thể xem, sửa, xóa, thay đổi nội dung văn bản. Soạn văn bản mới, luân chuyển văn bản…

- Ngoài ra, tất cả mọi người đều được sử dụng chức năng khác như gửi tin nhắn, nhắc việc, lưu sổ địa chỉ.

Nhược điểm:

- Vẫn còn thiếu rất nhiều tác vụ, tiên ích ví dụ như: voice chat, video conference….

4.2. Hướng phát triển

Mặc dù bản thân em rất muốn có được một hệ thống có đầy đủ tất cả các chức năng thỏa mãn yêu cầu và hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng, song với sức lực và thời gian không cho phép nên e không thể đáp ứng đươc điều đó. Do vậy, em đã chọn nhưng module cơ bản đễ triển khai. Hơn nữa trong quá trình phân tích và thiết kế hệ thống em cũng đã luôn hướng tới việc xây dựng hệ thống có khả năng mở rộng về sau. Sau đây là một số hướng phát triển của hệ thống:

- Xây dựng định nghĩa chức năng luồng công việc: Xử lý văn bản, giấy tờ là một trong những việc cơ bản của lãnh đạo cơ quan, tại mỗi cơ quan có những chu trình xử lý văn bản riêng, mỗi loại văn bản cũng có những quy trình xử lý khác nhau…Hệ thống sẽ hỗ trợ khả năng định nghĩa luồng công việc cho mỗi cơ quan.

- Khai thác thông tin

+ Lập báo cáo thông kê văn bản đến, văn bản đi. + Lập báo cáo tổng hợp tình hình xử lý công việc. - Quản lý hồ sơ công việc:

+ Tạo lập hồ sơ văn bản: Khi giải quyết công việc các chuyên viên có nhu cầu lập một hồ sơ chứa, tài liệu liên quan đến quá trình xử lý công việc giúp

cho việc phân loại tìm kiếm và quản lý văn bản, giấy tờ theo những công việc, vụ việc nhất định dễ dàng hơn.

+ Câp nhật kết quả xử lý công việc: sau khi kết thúc giải quyết một vụ việc, công việc, hệ thống cập nhật kết quả giải quyết công việc.

KẾT LUẬN

Những kết quả mà em đã thực hiện được sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình đó là:

 Phân tích thiết kế hệ thống về chức năng.

 Phân tích thiết kế hệ thống về CSDL.

 Cài đặt thành công các chức năng đã thiết kế.

Tuy nhiên, do thời gian không có nhiều nên những trình bày trên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy các cô.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, những người đã tận tình em trên con đường học tập và lập nghiệp của mình.

Vinh,ngày 10 tháng 05 năm 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Ba, “ Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội,2003.

[2] TS.Nguyễn Tiến Dũng, Kỹ thuật lập trình Visual Basic.NET”, nhà xuất bản Thống Kê.

[3] Phạm Hữu Khang” Lập trình ứng dụng SQL Server 2000”, nhà xuất bản Giáo Dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4] Trang Web : http://www.planet-source-code.com/ [5] Trang Web: http://eoffice.com.vn/

Một phần của tài liệu Hệ thống hỗ trợ các tác vụ văn phòng (Trang 28)