Đánh giá việc cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – THỰC TRẠNG,PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 - 35)

II. Dịch vụ vệ sinh môi trường

3.Đánh giá việc cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường ở Việt Nam

thời gian qua 3.1: Những thành tựu đạt được

Công tác bảo vệ môi trường đã được Việt Nam bắt đầu từ khoảng 30 năm trước đây, với một số hoạt động mang tính chất khơi lên vấn đề môi trường cần thu hút sự quan tâm của mọi người. Nhưng kể từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường được ban hành, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta mới thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động có tính hệ thống và được triển khai rộng rãi.Tuy còn nhiều hạn chế nhưng trong cung ứng dịch vụ bảo vệ vệ sinh môi trường ở nước ta trong những năm gần đây cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể sau.

Thứ nhất, cần kể đến việc thiết lập và ban hành hệ thống các thể chế, chính

sách bảo vệ vệ sinh môi trường ở nước ta: Hệ thống pháp luật được, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường được xây dựng và ban hành ngày càng hoàn thiện.

Thứ hai, về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bao vệ môi trường

được xây dựng trên cơ sở đồng bộ từ trung ương đến địa phương và cơ sở: Thời ký những năm 80, công tác bảo vệ môi trường do một Vụ thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước phụ trách. Năm 1993, thành lập Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, Công nghệ và môi trường. Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, đồng thời cũng có quyết định thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam. Ở các Bộ, ngành, các Vụ Khoa học và Công nghệ đều có chức năng quản lý về công tác bảo vệ môi trường;

Các tỉnh thành phố trước kia có Phòng Môi trường, từ năm 2003 đã thành lập Sở Tài và Môi trường theo hệ thống ngành từ trung ương; Cấp huyện, thị xã có các cán bộ chuyên trách về môi trường trong cơ quan quản lý về đất đai-tài nguyên môi trường thuộc UBND.

Thứ ba, về công tác thanh tra môi trường đã tiến hành đều đặn trong những

năm gần đây. Nhiều đợt thanh tra diện rộng và định kỳ được tiến hành ở các tỉnh, các khu công nghiệp, tại các xí nghiệp,khu dân cư.

Thứ tư, về đầu tư cho dịch vụ bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng:

Để đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế về bảo vệ vệ sinh môi trường, Nhà nước đang tích cực xây dựng và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư. Từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được Chính phủ bố trí thành một nguồn riêng( chỉ sự nghiệp môi trường), không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách Nhà nước.

Trong giai đoạn 2006- 2011, vốn đầu tư phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã tăng khoảng 2 lần, từ 1.429 tỷ đồng năm 2006 lên 2.954,3 tỷ đồng vào năm 2011. Bình quân trong cả giai đoạn 5 năm (2006 - 2011), vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường đạt khoảng 2% tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Trong đó, nguồn vốn Trung ương bình quân đạt khoảng 19%, địa phương đạt khoảng 81%.

Ngoài vốn Trung ương và địa phương, trong giai đoạn 2006 - 2011, nguồn vốn ODA dành cho công tác bảo vệ môi trường đạt khoảng 2.914 triệu USD( trong đó vốn vay là 2.856 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 58 triệu USD. Riêng năm 2011, gía trị giải ngân cho các chương trình, dự án bảo vệ môi trường đạt khoảng 259.3 triệu USD.

Thứ năm, công tác gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội:

Các chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta luôn có sự kết hợp với Chiến lược Bảo vệ Môi trường. Nội dung bảo vệ môi trường cũng là một trong những nội dung lớn trong của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước, của từng ngành và từng địa phương.

Đánh giá tác động của môi trường đã trở thành công cụ bảo vệ môi trường có hiệu quả đối với các dự án đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội. Một số cơ sở kinh tế, trong đó có các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều xí nghiệp sản xuất quốc doanh có từ lâu nay đã dần thực hiện các yêu cầu về môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn ISO-14000 trong sản xuất sản phẩm, đã xây dựng cơ sở xử lý môi trường bên cạnh khu sản xuất chính, bảo đảm không làm tăng ô nhiễm môi trường xung quanh do hoạt động sản xuất công nghiệp của nhà máy.

Thứ sáu, về nghiên cứu khoa học về môi trường:

Có thể nói hoạt động nghiên cứu về môi trường được tiến hành vào loại sớm nhất trong các hoạt động về môi trường ở Việt Nam. Ngay từ thời kỳ đầu tiên 1976- 1980 nước ta đã bắt đầu xây dựng thử nghiệm một số chương trình nghiên cứu khoa học có mục tiêu Nhà nước, đã có 4 chương trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến môi trường. Qua các giai đoạn số lượng các công trình khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường liên tục tăng và được nâng cao cả về chất lượng. Giai đoạn 2001- 2005 có 20 chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước.

Thứ bảy, về công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường

Nhiều hoạt động mang tính quần chúng rộng rãi đã liên tiếp được tiến hành. Với sự nỗ lực của mọi cấp, của đoàn thể công cộng và các đoàn thể tổ chức xã hội quần chúng, hoạt động vệ sinh môi trường ở Việt Nam đã sớm được xã hội hóa và có kết quả tốt.

Trong công tác liên kết quốc tế về bảo vệ vệ sinh môi trường:

Việt Nuy là nước chậm phát triển nhưng lại thuộc những nước rất sớm hưởng ứng các hoạt động chung về môi trường của thế giới. Các Hội Nghị Thượng đỉnh thế giới ở Rio de Janerio1992, ở Johannesburg 2002 đều có đoàn cấp cao của Chính Phủ Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn và nghiêm túc thực hiện 15 Công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ vệ sinh môi trường.

Đồng thời Việt Nam cũng đã tranh thủ được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, của các nước phát triển trong tài trợ thực hiện các dự án nghiên cứu và giải quyết những vấn đề môi trường đang là nan giải cứu của Việt Nam. Viện trợ chính thức ODA về môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn 1985- 2000 đạt 2 tỷ USD. Đầu năm 2002 đã thành công trong việc vận động và thành lập Nhóm hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

Thứ tám, công tác quản lý vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sinh

đã được đặt ra và chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với chi phí đầu tư, bỏ ra ban đầu của nhà nước.

Như vậy mặc dù còn nhiều bất cập nhưng trong cung ứng dịch vụ bảo đảm

cho vệ sinh môi trường ở nước ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Để đạt được những thành tựu cao hơn trong công tác vệ sinh môi trường, trong thời gian tới cần có sự góp sức của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và toàn thể xã hội cũng như sự hợp tác quốc tế trong vấn đề chung của toàn cầu.

3.2: Hạn chế

Một số hạn chế của việc cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường ở Việt Nam hiện nay:

- Thứ nhất, vấn đề tài chính đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để xử lí rác thải còn chưa được đầu tư hợp lí.

Trên thực tế, từ khâu thu gom đến khâu xử lý rác tải ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều vấn đề. Máy móc như ô tô chuyên dụng, xe chở rác còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa mang tính chuyên môn hiện đại. Đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư thay đổi phương tiện đáp ứng yêu cầu hơn cho thực tế. Không chỉ vậy, một số nơi khi được nhà nước đầu tư trang thiết bị như các thùng chứa rác công cộng phục vụ cho quá trình đẩy mạnh nông thôn mới lại không được sử dụng đúng mục đích, thậm chí có nơi thùng đựng rác công cộng trở thành “bể chứa nước” cho hộ gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai, Ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nhìn chung còn kém. Vẫn có tình trạng vứt rác,đổ rác bừa bãi không đúng nơi quy định gây khó khăn trong việc thu gom rác thải.

- Thứ ba, Việc quy hoạch quản lí thu gom rác thải, phân loại rác, xử lí rác còn có nhiều bất cập, nhất là ở nông thôn khi mà rác thải hầu như đều được người dân địa phương tự xử lý, thiếu quy trình, thiếu tính khoa học. Chính quyền các địa phương cần có nhưng biện pháp cụ thể, quy hoạch nơi xử lý rác thải xa khu dân cư, tránh sự xử lý phân tán gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, quy hoạch nơi xử lý chất thải còn phải tính đến sự phát triển của tương lai.

- Thứ tư, hệ thống pháp luật quy định về hoạt động bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ.

Pháp luật Việt Nam cũng đã có Luật quy định về bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ môi trường; Nghị định 117/2009 NĐ/CP của Chính Phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…. Tuy nhiên, tính răn đe và khung hình phạt của các quy định này vẫn còn nhẹ, nên vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Nhà nước cần nghiên cứu đề ra những quy định về xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tạo hành lang pháp lý cho cá nhân và tổ chức thực hiện. Đồng thời phải nâng cao mức hình phạt cho các cá nhân tổ chức vi phạm.

- Thứ năm, vấn đề cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường đang trở nên quá tải đối với nhà nước. Quá tải trong vấn đề cung cấp trang thiết bị, và vấn đề tài chính. Hàng năm, theo thống kê thì giữa việc thu phí cho dịch vụ vệ sinh môi trường và chi phí mà nhà nước trả cho hoạt động này còn có sự chênh lệch quá lớn. Nhà nước phải bù vào rất nhiều. Vậy nên các nhà quản lý cũng cần nghiên cứu, tiến hành thu phí sao cho phù hợp với chi phí cung ứng dịch vụ này, để đảm bảo chất lượng để việc cung ứng dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực này để đạt hiệu quả tốt hơn, giảm tải gánh nặng cho nhà nước.

Ở cấp địa phương, mỗi tỉnh/thành phố đều đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong đó có quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường. Một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đã thực hiện các cơ chế chính sách nhằm mở rộng xã hội hoá trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường và đã thử nghiệm một số mô hình cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường phi nhà nước.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Định hướng chung

Nghị quyết số 41- NQ/TW – 15/11/2004 của bộ chính trị khẳng định rõ: “Bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách có tính liên

ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”…“công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của đảng, toàn dân, là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, của tất cả các cấp, nghành…”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x của đảng tiếp tục khẳng định “ trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội… áp dụng các biện pháp mạnh mẽ dể ngăn chặn hành vi hủy hoại gây ô nhiễm môi trường…xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục vụ môi trường các khu khai thác khoáng sản…hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường”.

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 trong văn kiện hội đảng lần thứ 11 định hướng “ năng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trước hết là của cán bộ lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nhà nước tăng đầu tư đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi dể đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phòng, chống thiên tai bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu CUNG ỨNG DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – THỰC TRẠNG,PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 - 35)