Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BA + đường đến hệ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một sốyếu tố đến khả năng nhân nhanh invitro một số loại hoa tại trường cao đẳng nông lâm (Trang 29 - 32)

số nhân nhanh invitro một số loại hoa

Tiếp theo thí nghiệm trên, khi ta tìm ra được nồng độ BAP tối ưu cho cây hoa cúc, chúng ta xét đến sự tác động tổng hợp của BAP và đường đến hệ số nhân chồi cây hoa cúc.

Thí nghiệm được tiến hành trên nền MS + 0,6% agar + 3ml BAP và hàm lượng đường thay đổi từ 20 – 50 g/lít. Kết quả thí nghiệm được ghi vào bảng sau :

Bảng 2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp BA + Đường đến hệ số nhân nhanh invitro hoa cúc

Công thức thí nghiệm

Số mẫu cấy/5 bình

Chỉ tiêu theo dõi

Chất lượng chồi Hệ số nhân (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá/chồi G1 25 1.20 0.81 7.07 ++ G2 25 1.67 1.27 7.60 ++ G3 25 1.85 1.41 11.47 ++ G4 25 2.23 1.51 14.20 +++ G5 25 2.52 1.57 15.13 +++ CV% 2,7 LSD0,05 0,46 Ghi chú:

Bảng 2.9. Ảnh hưởng của tổ hợp BA + Đường đến hệ số nhân nhanh invitro cây hoa Lyly

Công thức Số mẫu cấy/5 bình

Chỉ tiêu theo dõi

Chất lượng chồi Hệ số nhân (lần) Chiều cao chồi(cm) G1 25 0,47 0,29 + G2 25 0,60 0,40 + G3 25 0,72 0,60 ++ G4 25 0,84 0,82 ++ G5 25 0,95 1,15 +++ CV% 3,5 LSD0,05 0,3 Ghi chú: (+): Chồi mảnh, yếu, lá nhỏ

(++):Chồi phát triển không hoàn chỉnh, lá rất nhỏ,số chồi hữu hiệu ít (+++)Chồi phát triển bình thường, lá to, cây khỏe

Bảng biểu 4.4.a: Ảnh hưởng của BA tối ưu và đường đến hệ số nhân chồi invitro một số loại hoa.

Công thức DC và G1 Công thức G2, G3

Công thức G4, G5

Theo bảng trên ta thấy : đối với công thức 1 khi ta không bổ sung đường vào môi trường nuôi cấy thì cây phát triển kém, cây bị úa vàng, hệ số nhân chồi chỉ đạt 1,20. Trong khi đó ở các công thức có bổ sung đường thì các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển được thay đổi đáng kể. Thể hiện ở chỗ : khi hàm lượng đường tăng từ 20 – 50 g/lít thì hệ số nhân chồi tăng từ 1,67 – 2,52, số lá/ chồi tăng từ 7,60 – 15,13 , chiều cao chồi tăng từ 1,27 – 1,57 cm. Chồi sinh ra khỏe mạnh, phát triển tốt.

Do đó ở thí nghiệm này công thức 4 là công thức được đánh giá cao nhất, Vì ở nồng độ này hệ số nhân chồi cao, chồi khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí cho quá trình nuôi cấy.

Đối với hoa Lyly khi môi trường có 3 ml/lít nhưng không bổ sung đường thì chồi sinh ra có chất lượng thấp, hệ số nhân chồi chỉ đạt 0,47, chiều cao chồi đạt 0,29 cm. Trong khi đó các công thức từ G2 – G5 hàm lượng đường được bô sung vào là 20 – 50 gam/lít, thì hệ số nhân chồi cũng

– 0,95 và chiều cao tăng từ 0,29 – 1,15 cm. Bên cạnh đó các công thức này cho chất lượng chồi từ trung bình đến tốt.

Trong thí nghiệm này công thức cho ta chất lượng chồi tốt nhất là công thức G5, là công thức có bổ sung 50 gam/lít đường và bổ sung 3 ml BAP/1 lít môi trường nuôi cấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một sốyếu tố đến khả năng nhân nhanh invitro một số loại hoa tại trường cao đẳng nông lâm (Trang 29 - 32)