0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO TỒN VÀPHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦANHÂN DÂN TA QUA HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC (Trang 32 -36 )

SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC

1. Nguyên nhân dân tộc Việt đứng vững trước âm mưu đồng hóa

Dưới ách thống trị ngoại bang kéo dài hơn nghìn năm đã đè nặng lên vai dân tộc ta. Với tinh thần quật khởi, bất khuất, các tầng lớp nhân dân Âu Lạc, từ người dân thường, quân sĩ đến quan lại, hào trưởng,… đã liên tục đứng lên chống lại ách đô hộ khắp các nơi từ đồng bằng cũng như miền núi, những cuộc khởi nghĩa dù nhỏ hay lớn, dù lâu hay mau, dù thành công hay bị đàn áp đã tỏ ra khí phách, ngoan cường và khẳng định bản lĩnh trường tồn của một dân tộc anh hùng. Sau một nghìn năm Bắc thuộc chẳng những dân tộc không bị đồng hóa mà trái lại làm cho nền văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng thể hiện bản lĩnh của người Việt. Trong cuộc đấu tranh chống “Hán hóa”, dân tộc Việt đã kế thừa một cách chọn lọc thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phong tục tập quán, tiếng nói chữ viết, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật…

Có truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, GS. Trần Văn Giàu nhận định, trải qua quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc thì “Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam”. Nó là nguồn nội lực quan trọng để dân tộc ta bảo tồn được bản sắc dân tộc và chủ quyền quốc gia suốt thời kỳ Bắc thuộc. Vì vậy, quá trình hình thành và phát triển của hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam vốn xuất hiện sớm gắn liền với sự xuất hiện nhà nước Văn Lang là một trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của dân tộc trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc là giai đoạn chưa xuất hiện chữ viết nhưng thông qua truyền thuyết và thần thoại truyền miệng đứng đầu là những truyện yêu nước, thương nòi, đoàn kết chung lưng chinh phục tự nhiên, chiến đấu bảo vệ cuộc sống. Đây chính là bản lĩnh được dày công xây dựng và khẳng định một cách vô cùng vững chắc, đủ sức vượt qua mọi thử thách lâu dài và cam go thể hiện qua ba câu chuyện: Truyện Hồng Bàng, Sơn Tinh - Thủy Tinh và Thánh Gióng. Qua ba câu chuyện này tư tưởng yêu nước thương nòi ở trình độ sơ khai đã có những nét tuyệt vời. Thời kỳ Bắc thuộc dài hơn nghìn năm từ Hán đến Đường, thời gian dài đăng đẳng, các chính quyền phương Bắc tìm mọi cách xóa mờ lịch sử của dân tộc ta, làm cho dân tộc ta quên mất nguồn gốc của

thêm mãi truyền thống yêu nước thương xây dựng khối đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau. Chính vì vậy mà liên tục những cuộc khởi nghĩa có tính dân tộc diễn ra đã hâm nóng chủ nghĩa yêu nước không dứt kết tinh trong những cơn bão lửa quật khởi trong khí phách của các vị lãnh tụ kiệt xuất như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,… và kết quả dân tộc ta đã chiến thắng. Sau nghìn năm Bắc thuộc, “ta vẫn là ta”, lớn mạnh hơn trước, có ý thức vững chắc về quyền tồn tại của dân tộc mình. Chính vì vậy, có thể khẳng định chủ nghĩa yêu nước hình thành từ rất sớm là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất trong cuộc chống đồng hóa và bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ Bắc thuộc.

Nổi bật trong thời kỳ Bắc thuộc là chủ nghĩa yêu nước luôn thể hiện qua tình cảm đối với làng. Làng xã là tổ chức hình thành sớm và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, là nơi bảo lưu văn minh lúa nước, văn hóa làng xóm. Có làng trước rồi mới có nước. Làng là lũy tre xanh, là cái áo giáp che chở cho dân trong làng chống lại trộm cướp và ngoại xâm. Chính vì thế, từ Hán đến Đường, chính quyền đô hộ cố thâm nhập vào làng xã Việt Nam nhưng trước sau không một triều đại phong kiến nào nắm được làng xã và đặt nổi một hệ xã quan trên nước ta. Trong làng, người Việt cổ thời Văn Lang, Âu Lạc đã có lối tư duy riêng, đó là lối tư duy lưỡng hợp đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định thế ứng xử, phương thức sống, nhân sinh quan của người Việt cổ trước thời kỳ Bắc thuộc. Đó là lối sống dung hòa, dung hợp, chấp nhận mọi yếu tố trái ngược nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại, không loại trừ nhau. Văn Lang - Âu Lạc đã hình thành ý thức đạo đức đặc trưng của dân tộc mình, tuy còn đơn sơ nhưng là cơ sở điều chỉnh hành vi, nền tảng để duy trì các tập tục, lễ nghĩa mặc dù chưa thể hiện thành văn. Đó là cơ sở để tiếp tục phát triển tư duy trong thời kỳ Bắc thuộc: phong tục tôn kính và biết ơn cha mẹ tổ tiển; coi trọng vai trò của người phụ nữ trong xã hội; tôn kính những anh hùng, những người có công với dân với nước. Người Việt thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đã có phong tục, tập quán, tín ngưỡng và ngôn ngữ riêng định hình nên bản lĩnh Việt và có lối sinh hoạt văn hóa phong phú, mang đậm tính chất nông nghiệp lúa nước.

2. Liên hệ đến văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trong suốt nghìn năm Bắc thuộc ông cha ta đã bảo vệ thành công chủ quyền của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là bài học lịch sử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Hiện nay, sức đề kháng trong bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang một lần nữa đứng trước thử thách với quy mô lớn từ các giá trị văn hóa bên ngoài. Sự xâm nhập đó không chỉ giới hạn ở quy luật giao lưu, hội nhập văn hóa, mà còn ở chính sách xâm lược về chính trị, quân sự của các thế lực thù địch. Vì vậy, giờ đây, hơn lúc nào hết, chúng ta phải có chiến lược nâng cao sức đề kháng văn hóa Việt Nam một cách phù hợp để nâng cao bản lĩnh văn hóa Việt Nam – vấn đề sống còn của dân tộc ta. Do đó, trong quá trình mở cửa hội nhập để phát triển, để từng bước khẳng định vị thế của dân tộc trên trường quốc tế phải giữ vững độc lập chủ quyền, giữ được những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: trong quá trình mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, sẽ không tránh khỏi những va chạm, thậm chí đụng độ giữa các giá trị truyền thống của dân tộc với các giá trị bên ngoài. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta không những bảo tồn, giữ gìn, khai thác các giá trị truyền thống mà còn phải biết đưa chúng lên trình độ cao hơn trong hoàn cảnh mới, đồng thời phải sáng tạo thêm những giá trị mới phù hợp với thời đại.

Giữ gìn bản sắc dân tộc không chỉ có nghĩa là trở về các giá trị truyền thống, không có nghĩa là phục cổ, là đóng kín. Nếu phục cổ một cách cực đoan thì dễ trở thành dị biệt với nhân loại, mà phải khai thác, phát triển đáp ứng nhu cầu mới, đáp ứng những thách thức mới. Bản sắc dân tộc trường tồn trong quá trình tái tạo không ngừng, trong tiến hóa lịch sử, theo phép biện chứng kế thừa và đổi mới, kết hợp truyền thống với hiện đại. Giữ gìn bản sắc văn hóa không những cần được bảo tồn, mà phải đậm đà để làm gốc cho sự phát triển. Nói đúng hơn, chúng ta phải can đảm vứt bỏ những cái thừa, cái lạc hậu, bảo tồn, phát huy cái nhân lõi trong gía trị truyền thống – cái giúp ta gia nhập thuận lợi và thành công vào xu thế chung của thời đại.

Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, khi nhấn mạnh chủ trương phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, Đảng ta đã khẳng định: Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… Xây dựng và hoàn thiện giá trị và nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa… đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam. Đồng thời, “tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, chống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng,…”. Đây chính là biểu hiện kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa truyền thống với đổi mới mà tổ tiên đã vận dụng thành công trong lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh,

2. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập. 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội

4. Doãn Chính – Nguyễn Sinh Kế (2004), Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX), Triết học, số 9, tháng 9 - 2004. 5. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

6. Huỳnh Công Bá (2011), Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, Nxb. Thuận Hoá. 7. Nhóm nhân văn trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, NXB trẻ, 2008

8. Giáo sư Nguyễn Phan Quang, Tiến sĩ Võ Xuân Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, NXB Tp Hồ Chí Minh, 2000

9. Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đông Chi, Hoàng Hưng, Thời đại Hùng Vương, Nxb Văn Học, 2008

10. Hồ Liên, Một số hướng tiếp cận văn hoá Việt Nam, NXB Văn học, 2008 11. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB văn hoá, 2005.

12. PGS-TS-Lê Như Hoa, bản lĩnh văn hóa Việt Nam một hướng tiếp cận, viện văn hóa, Nxb văn hóa thông tin Hà Nội, 1998.

13. Kim Thu (chủ biên), Tìm hiểu 399 câu hỏi và đáp về lịch sử Việt Nam, Nxb Lao động.

14. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam tập I, Nxb khoa học xã hội Hà Nội, 1971.

DANH SÁCH NHÓM1. Nguyễn Thị Châm 1056130001 1. Nguyễn Thị Châm 1056130001 2. Trương Thị Chiến 1056130002 3. Võ Thị Hồng Diễm 1056130003 4. Nguyễn Thị Mỹ Diệu 1056130004 5. Hồ Thị Mỹ Dung 1056130005 6. Đinh Tuấn Đức 1056130007 7. Chu Thị Gái 1056130008 8. Lê Thị Huyền 1056130010

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH, BẢO TỒN VÀPHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CỦANHÂN DÂN TA QUA HƠN MỘT NGÀN NĂM BẮC THUỘC (Trang 32 -36 )

×