Một số khâu trong quy trình sản xuất rau hữu cơ nói chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất rau hữu cơ tại xã đông xuân huyện sóc sơn TP hà nội (Trang 25)

Kỹ thuật xử lý đất, hạt giống và phân bón

Bảng 4.5: Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ của người dân

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Xử lý bằng nước ấm 12 100 Xử lý bằng thuốc hóa học 0 0 Xử lý bằng phương pháp vật lý (trà xát, đập vỏ hạt) 0 0 Xử lý bằng phương pháp khác 0 0

Diện tích sản xuất rau hữu cơ trong vùng quy hoạch 12 100 Các hộ có xử lý đất trước khi trồng 12 100 Xử lý đất không dùng các chế phẩm hóa học 12 100 Sử dụng phân hóa học 0 0

Sử dụng phân hữu cơ 12 100

Có sử dụng phân bón hữu cơ từ động vật.

12 100

Có sử dụng phân bón hữu cơ từ phân xanh.

8 67

(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Qua bảng 4.5 cho thấy số lượng hộ sản xuất rau hữu cơ có xử lý hạt giống bằng nước ấm là 12 hộ chiếm 100% số hộ sản xuất rau hữu cơ. Còn số hộ xử lý bằng phương pháp vật lý 4 hộ chiếm 33.3 %. Còn phương pháp dùng các thuốc hóa học là tuyệt đối không sử dụng vì nó không được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ.

Bên cạnh đó, số hộ có sử dụng phân hóa học là không có hộ nào. Số hộ sử dụng phân hữu cơ là 12 hộ chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó số hộ sử dụng phân động vật được ủ nong và hoai mục có 12 hộ chiếm 100 %. Số hộ sử dụng

Mặt khác, Số hộ có sử dụng phân hóa học là không có hộ nào. Số hộ sử dụng phân hữu cơ là 12 hộ chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó số hộ sử dụng phân động vật được ủ nóng và hoai mục có 12 hộ chiếm 100 %. Số hộ sử dụng phân xanh để cải tạo đất là 8 hộ chiếm 67 %.

Qua số liệu điều tra trên càng khẳng định việc tuân thủ các tiêu chuẩn để sản xuất rau rất nghiêm túc và đúng kỹ thuật. Ngoài ra, nguồn nước các hộ sản xuất đều có nguồn nước sạch được bơm từ sông KàLồ phục vụ cho sản xuất. Đây là nguồn nước sạch tự nhiên đã được các cơ quan chức năng kiểm tra cụ thể là Chi Cục bảo vệ thực vật Hà Nội đã đi khảo sát và kiểm tra nguồn nước.

Kỹ thuật phơi đất

- Đào đất sâu 20-30 cm, làm nhỏ đất, lên luống và san cho phẳng mặt luống. - Tưới nước lên trên bề mặt ngấm sâu 15-20 cm.

- Phủ toàn bộ bề mặt luống bằng màng nilon màu sáng trong. - Bịt kín các cạnh bằng đất hoặc đá lên các rìa .

- Để tấm phủ như vậy trong 10-15 ngày. Trong khoảng thời gian này, đất ở bên dưới màng nilon sẽ bị nóng lên và chết côn chùng kể cả bệnh và hạt cỏ dại.

- Tháo tấm nilon.

- Nếu phải làm đất để trồng cây, thì phải làm đất nông, dưới 5 cm để tránh di chuyển những đất không được xử lý lên trên bề mặt.

Kỹ thuật xử lý hạt giống

Xử lý bằng nước nóng (54 0C): Pha 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh (3 sôi + 2 lạnh) lượng nước cần ngập 3 – 5 lần hạt giống, sau khi đổ hạt giống vào ngâm trong thời gian 15 phút, bà con đem hạt đã xử lý ngâm bằng nước sạch khi hạt giống hút no nước đem rửa giống, đãi sạch để ráo, tiến hành ủ, hay đi gieo.

Kỹ thuật xử lý phân bón

Độn chuồng: Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô

có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận. (Nông dân thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng).

Các phương pháp ủ phân : Có 3 phương pháp

Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% với bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạng trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.

Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Như vậy, tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại và cỏ dại

Các loại cây trồng có múc độ sâu hại khác nhau. Do vậy trên cùng một diện tích cây trồng được luân canh thường xuyên.

Bảng số 4.6: Bảng các biện pháp tiêu diệt sâu bệnh hại và cỏ dại

(hộ)

Sử dụng thuốc hóa học 0 0

Sử dụng chế phẩm thảo mộc 12 100

Các biện pháp tiêu diệt sâu hại và cỏ dại bằng thủ công

12 100

Không sử dụng các biện pháp che phủ để tiêu diệt cỏ dại

6 50

Sử dụng các biện pháp che phủ để tiêu diệt cỏ dại

6 50

( Nguồn: số liệu điều tra người dân)

Như bảng trên ta thấy tỷ lệ dùng các loại thuốc hóa học là 0 %. Sử dụng các chế phẩm thảo mộc là 100 %. Biện pháp tiêu diệt sâu bệnh hại và cỏ dại cũng đạt 100 % đây là cách tốn rất nhiều công trong sản xuất rau hữu cơ. Có như vậy rau hữu cơ mới được an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Biện pháp che phủ để tiêu diệt cỏ dại chỉ đạt 50 %. Biện pháp này cũng đạt hiệu quả cao đồng thời cũng tiêu diệt một số loại sâu bệnh hại cây trồng.

Các chế phẩm thảo mộc được dùng trong sản xuất rau hữu cơ được ngâm từ các loại gia vị như tỏi, gừng. Dung dịch thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh hại : xua đuổi côn trùng, bướm, tiêu diệt sâu non mới nở.

Cách làm:

Thái mỏng và để riêng từng loại vật liệu

Cho từng loại vật liệu vào chum riêng biệt, đổ một lượng rượu trắng vào chum theo tỉ lệ 1kg vật liệu / 1l rượu

Sau 12 giờ, thêm vào 1 lượng đường đỏ theo tỉ lệ 1:0.3, trôn đều. Đậy kín bằng giấy bản.

Sau 5 ngày tiếp tục thêm vào 1 lượng rượu trắng theo tỉ lệ 1kg vật liệu ban đầu/ 5l rượu ( 1:5) để 15 ngày

Giữ phần chất lỏng trong lọ kín, ở nơi bóng mát làm vật liệu nguyên chất, để pha loãng dùng dần ( pha vào bình theo tỉ lệ 20 cc dung dịch gừng : 15cc dung dịch tỏi : 12l nước

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại các thôn sản xuất đã thành lập các nhóm có nhãn mác riêng. Các sản phẩm rau hữu cơ được tập thung về nhóm trưởng. Nhóm trưởng chỉ đạo bao gói thành các gói 1 kg. Từ đó các công ty đã đặt hàng trước về thu nhận sản phẩm với giá đã ký trong hợp đồng.

Đến thời gian thu hoạch nhóm trưởng báo cho các công ty nhập rau tới để thu mua sản phẩm theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký. Còn không lại có người phụ trách mang các sản phẩm hữu cơ này đến các cơ quan hay các cửa hàng bán rau hữu cơ trên địa bàn thành phố. Còn một số ít không tiêu thu được mới mang ra các chợ tiêu thu. Một năm cũng được tham giá các hội chợ hàng nông nghiệp là một cơ hội giới thiệu và tiêu thụ khá lớn cho rau hữu cơ của xã. Các hội chợ hay tham gia như: Hội chợ hàng nông nghiệp Giảng Võ, Hội chợ hàng nông nghiệp Hoàng Quốc Việt và các Hội chợ được tổ chức ở huyện.

Dựa vào các đặc điểm nhận biết và thời gian thu hoạch của từng loại rau sản xuất hộ nông dân thu hái. Mang về khu tập kết sau đó được sơ chế nhặt bỏ các lá già đối với rau ăn lá, loại bỏ các quả xấu cong vẹo còi đối với các loại quả củ. Sau đó được rửa sạch. Rồi được đóng gói bằng các túi nilon chuyên dùng theo trọng lượng 500 g, 1kg …

Các sản phẩm khi thu hái về không dùng bất kỳ một loại hoạt chất tẩy rửa bảo quan nào cho đến tận người tiêu dùng.

Thường giao hàng cho các công ty mà có túi của công ty thì được đóng gói mang nhãn mác của công ty. Còn không lại có túi mang nhãn mác của nhóm sản xuất.

Các sản phẩm hữu cơ khi đóng gói được vận chuyển đến nơi tiêu thụ đều có xe chuyên dùng như ôtô đối với các công ty còn đối với các nhóm thì phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy.

4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất rau hữu cơ tại xã Đông Xuân - Sóc Sơn

4.2.1. Thuận lợi

Xã có nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong sản xuất rau an toàn rồi chuyển sang sản xuất rau hữu cơ. Do vậy cũng không bỡ ngỡ trước những phương thức sản xuất mới.

Khu sản xuất rau hữu cơ được quy hoạch trong vùng đất phù sa cổ khá mầu mỡ lên rất thuận lợi cho việc phát triển và thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích sản xuất. Khu sản xuất được bố chí xa khu dân cư nhà máy và các khu công nghiệp của xã.

Có hệ thống tưới tiêu thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới và thoát nước cho vùng sản xuất. Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm các kim loại năng như Fe, Cu, … và nước có độ phù sa nhất định đặc chưng của các con sông là nguồn bổ sung dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng và độ phì nhiêu của đất.

Được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan phi chính phủ và nhà nước về khoa học kỹ thuật như mở các lớp tập huấn tham quan mô hình định kỳ. Các chương trình dự án. Là điều khích lệ rất lớn cho các hộ sản xuất rau hữu cơ. Được hỗ trợ hạt giống các loại và tạo điều kiện cho giới thiệu sản phẩm như mời đi tham gia các hội chợ với quy mô lớn điển hình là hội chợ hàng nông nghiệp Giảng Võ, Hội chợ hàng nông nghiệp Hoàng Quốc Việt và các hội chợ ở các xã trên địa bàn thành phố.

4.2.2. Khó khăn

Bảng 4.7: Mức độ khó khăn của các yếu tố trong sản xuất rau hữu cơ

cao (%) (%) bình (%) (%) thấp (%) 1 Thiếu đất sản xuất 8.5 16 58.5 8.5 8.5

2 Nguồn nước tưới 0 16.5 33.5 50 0

3 Thiếu vốn sản xuất 25 58.5 16.5 0 0

4 Thiếu lao động 16.5 58.5 16.5 8.5 0

5 Giá thuê lao động cao 16.5 75 8.5 0 0

6 Thiếu kỹ thuật 0 50 50 0 0

7 Giá giống, vật tư cao 25 58.5 16.5 0 0

8 Giá bán không ổn định 25 75 0 0 0

9 Thiếu thị trường tiêu thụ 41.5 58.5 0 0 0

10 Liên kết hợp tác 16.5 16.5 42 25 0

11 Sâu bệnh hại 0 16.5 58.5 25 0

12 Điều kiện giao thông 0 0 0 100 0

(Nguồn: điều tra người dân)

Qua đó cho thấy mức khó khăn của việc sản xuất rau hữu cơ tập trung vào mức cao

Thiếu vốn sản xuất là ở mức trung bình chiếm 58.5%. Nguồn nước khó khăn ở mức thấp chiếm 50 %

Thiếu vốn sản xuất ở mức cao chiếm 58.5 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu lao động khó khăn ở mức cao chiếm 58.5 %. Giá thuê lao động khó khăn ở mức cao chiếm 58.5 %. Thiếu khoa học kỹ thuật khó khăn ở mức cao chiếm 50 %. Giá giống, vật tư cao khó khăn ở mức cao chiếm 58.5 %. Giá bán không ổn định khó khăn ở mức cao chiếm 75 %. Thị trường tiêu thụ khó khăn ở mức cao chiếm 58.5 %. Liên kết hợp tác khó khăn ở mức trung bình chiếm 42 %. Sâu bệnh hại khó khăn ở mức trung bình chiếm 58.5 %.

Điều kiện giao thông khó khăn chỉ ở mức thấp nhất (chiếm 100 %). Qua số liệu trên cho thấy thị trường tiêu thụ có mức khó khăn rất cao (41.5 %).

Do chưa xây dựng được thương hiệu lên người tiêu dùng chưa biết và chưa phân biệt được đâu là rau hữu cơ đâu là rau thông thường. Do vậy rất khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường .

Thời gian sản xuất rau hữu cơ cần một thời gian dài hơn sản xuất rau thông thường do đó thời gian thu hồi nguồn vốn lâu lên cần có thêm vốn để sản xuất.

Khó khăn về giống thiếu giống sạch giống chuẩn cho sản xuất rau hữu cơ . Đa số giống được mua tại các cửa hàng bán giống thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu đó.

Khó khăn về đầu ra của sản phẩm thì không ổn định phụ thuộc vào mùa vụ, thì trường tiêu thụ và giá cả.

Khó khăn về thông tin giá cả thị trường lắm bắt không đúng lúc lên hay bị người thu mua ép giá.

Khó khăn về thời tiết còn nhiều bất lợi đến sản xuất như mưa bảo nắng nóng… làm ảnh hưởng tới cây trồng mùa vụ.

Ông Trần Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Xuân cho biết: Hiện nay, do chưa xây dựng được thương hiệu nên số cơ quan, đơn vị biết đến sản phẩm rau hữu cơ còn hạn chế. Nếu mở rộng mà chưa có đầu ra thì nguy cơ không tiêu thụ hết sản phẩm. Một khó khăn nữa là thay đổi tập quán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất rau hữu cơ tại xã đông xuân huyện sóc sơn TP hà nội (Trang 25)