Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần đến lượng ăn vào trung bình của thỏ
(g/con/ngày)
Chỉ tiêu Thức ăn Khẩu phần p
A B C D Lượng tươi Bổ sung - 32,75 40,15 41,25 Rau muống 737,1 499 393,7 461,2 Tổng cộng 737,1a 531,75b 433,85b 502,45b 0,01 Lượng khô Bổ sung - 28,24 34,36 35,99 Rau muống 77,25 54,1 40,9 48,15 Tổng cộng 77,25 82,34 75,26 84,14 0,392
Các kí tự a,b khác nhau trên cùng một hàng chỉ sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua bảng 4.2 ta thấy khi thêm thức ăn bổ sung vào khẩu phần cơ bản thì lượng chất khô ăn vào tăng lên khi bổ sung bắp và lúa, riêng khi bổ sung khoai mì lát thì
lượng chất khô ăn vào giảm xuống. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa (P>0,05). Trong 3 loại thức ăn bổ sung thì lúa có lượng chất khô ăn vào cao nhất 35,99 g, khoai mì có lượng chất khô ăn vào cũng gần bằng lúa 34,36 g và bắp có lượng chất khô ăn vào thấp nhất 28,24 g, điều này cho thấy thỏ thích ăn lúa và khoai mì hơn bắp, trong quá trình làm thí nghiệm chúng tôi thấy bắp khô cứng hơn khoai mì khô, lúa khô đây cũng có thể là một lý do thỏ không thích ăn bắp bằng lúa và khoai mì. Kết quả cho thấy khi bổ sung lúa vào khẩu phần cơ bản thì có lượng chất khô ăn vào cao nhất. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm của Đào Hùng (2006), khi bổ sung thức ăn hỗn hợp theo mức độ tăng dần vào khẩu phần cơ bản (cỏ lông tây + rau lang) thì lượng chất khô ăn vào cũng tăng dần lên từ 71,4 đến 95,7 g. Trong thí ngiệm của Nguyen Thi kim Dong và ctv (2007), có sử dụng khẩu phần cho thỏ gồm 4 loại thức ăn: rau muống + cỏ mồm (Hymenache acutigluma) + rau cúc (Wedelia trilobata) + lúa 15 g/con/ngày thì lượng vật chất khô ăn vào là 63 g thấp hơn lượng vật chất khô ăn vào trong khẩu phần (rau muống + lúa 2 % VCK/kg thỏ) trong thí nghiệm của chúng tôi là 84,14 g.