III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM MỞ
2. Đánh giá chung về chiến lược marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu
tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây, ta thấy công ty đã đạt được thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh: tuy năm 2008 không cao vượt trội như năm 2007 ( thời điểm công ty hoàn thành cồ phần hóa) nhưng doanh thu và lợi nhuận của cả công ty nói chung và hoạt động thương mại nói riêng đều tăng qua các năm. (Xem bảng 1 và bảng 4)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy hoạt động thương mại không phải là hoạt động kinh doanh chính của công ty, vốn đầu tư còn hạn chế, nhiểu đối thủ cạnh tranh trong ngành,ngoài ngành và khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì còn có cả các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, nhưng với những nỗ lực của mình, công ty đã cố gắng, tận dụng những lợi thế của mình về kinh nghiệm và là doanh nghiệp trong ngành, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ của mình không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà còn các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác, công ty mở rộng thị trường nhập khẩu, không chỉ nhập khẩu của Trung Quốc mà còn các nước khác như Hàn Quốc, Nga, Ý.
Uy tín sản phẩm của công ty được nâng cao. Công ty không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để nhập khẩu được những mặt hàng chất lượng cao, giá thành phù hợp, bên cạnh đó còn có các dịch vụ bảo hành, bảo hiểm lắp đặt… đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tạo sự tin tưởng về chất lượng cho khách hàng, đặc biệt là đối với sản phẩm đặc thù của ngành, đòi hỏi thông số kỹ thuật chính xác, vận hành tốt. Với những nỗ lực của mình, công ty đã tạo được sự tin tưởng về sản phẩm cho khách hàng, từ đó ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của mình.
2.2. Những tồn tại và hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Nghiên cứu marketing: Vì công ty chưa có phòng marketing riêng biệt, ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường cũng hạn chế nên hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường và việc triển khai các nỗ lực marketing còn hạn chế.
- Phân phối: chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp. Do không có kho lưu trữ sản phẩm nhập khẩu nên công ty đã bỏ lỡ những hợp đồng do không có sản phẩm dự trữ.
- Sản phẩm: sản phẩm của công ty tuy đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng chủng loại mặt hàng nhập khẩu của công ty còn hạn chế, do vậy mà việc mở rộng tiêu thụ bị phụ thuộc. Sản phẩm chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, chưa đáp ứng hết nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu thiết bị, các doanh nghiệp tư nhân.
- Hoạt động giao tiếp khuếch trương: công ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động này, chưa có nhiều những biện pháp quảng cáo, giao tiếp để thu hút khách hàng, chỉ chủ yếu dựa vào mối quan hệ làm ăn lâu năm, chỉ quảng cáo trực tiếp đến doanh nghiệp, quảng cáo trên tạp chí, catalogue, tham gia các hoạt động thương mại, hội chợ, đấu thầu trong ngành Than, do vậy mà thị trường của công ty còn bị hạn chế.
- Về mở rộng thị trường: công ty mới chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ là các khách hàng truyền thống, là các công ty thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã có mối quan hệ kinh doanh với công ty, và Công ty gang thép Thái Nguyên, mở rộng thị trường với các công ty ngoài ngành Than còn hạn chế nhiều.
2.3. Nguyên nhân
Thành công và những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ trước hết phải kể đến những nhân tố khách quan thuộc môi trường vĩ mô, đó là các yếu tố chính trị, pháp luật, văn hóa, kinh tế thương mại Việt Nam và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Về chính trị, luật pháp: Việt Nam là quốc gia có nền chính trị rất ổn định, những năm gần đây, Việt Nam đang ngày càng được thế giới biết đến, mở rộng quan hệ ngoại giao với ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới, đặc biệt khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình.
Việt Nam đang ngày càng phát triển, luật pháp của nước ta cũng ngày càng có nhiều sự thay đổi phù hợp, ngày càng tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Về văn hóa xã hội: Văn hóa xã hội có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường. Thị hiếu tiêu dùng của mỗi nước là khác nhau, nhu cầu về sản phẩm do vậy cũng khác nhau. Do vậy mà công ty cần phải nghiên cứu kỹ thị trường để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm để tìm được nguồn hàng nhập khẩu phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Về kinh tế thương mại: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội [7]. Tuy cũng gặp phải những khó khăn nhất định do sự biến động thất thường của thị trường ngoại tệ, nhưng nhìn chung công
ty vẫn giữ được mức tăng trưởng đáng kể, cùng góp phần vào sự tăng trường của kinh tế Việt Nam
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: ngày nay, sự phát triển của khoa học ngày càng cao, việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến đang ngày càng phổ biến và trở thành nhu cầu cấp thiết. Đối với ngành Than cũng vậy, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại sẽ đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do vậy, đây cũng là cơ hội cho thị trường tiêu thụ các sản phẩm thiết bị mỏ nhập khẩu, các doanh nghiệp phải nắm bắt sự phát triển của khoa học kỹ thuật để có được những sản phẩm hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan thuộc về doanh nghiệp:
- Công tác nghiên cứu thị trường: do công ty chưa chú trọng đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường, thông tin phục vụ cho các quyết định marketing còn ít, chủ yếu là lấy từ các phương tiện đại chúng, internet.
- Về tài chính: vì thương mại không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty nên nguồn vốn cho hoạt động này chưa cao, khó cạnh tranh được với các công ty chuyên xuất nhập khẩu, do vậy, việc mở rộng thị trường bị hạn chế.
- Về nhân sự: công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt để có điều kiện nghiên cứu, thực hiện các nỗ lực marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là phải tìm ra các giải pháp có tính khả thi cao để khắc phục dần các hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả cho công ty, đặc biệt là mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty trong tương lai.
Chương III: ĐỀ XUÁT CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THIẾT BỊ MỎ NHẬP KHẨU CỦA CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP
1. Đề xuất mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu
Công ty nên mở rộng thị trường về mặt địa lý và về khách hàng
+ Về mặt địa lý: mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, ở tất cả những nơi có các mỏ khai thác than và thị trường tiêu thụ sang các nước lân cận như: các công ty khai thác Than của Lào, Campuchia vì chi phí vận chuyển không quá cao mà các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong khi giá thành hợp lý.
+ Về khách hàng: công ty có thể cung cấp sản phẩm cho nhiều hơn các công ty trong tập đoàn Than như: công ty Cảng và kinh doanh than, công ty Địa chất mỏ, công ty CP than Cao Sơn, công ty TNHH MTV chế tạo máy, công ty CP chế tạo thiết bị điện Cẩm Phả… và các công ty khai thác mỏ ở các tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cài, Cao Bằng, Yên Bái…,các công ty thuộc ngành công nghiệp khác như Điện Lực và các công ty khai thác Than ở các nước lân cận như Lào, Campuchia…