thải
Khi thông tin chung về nhà máy đã có, nhóm SXSH sẽ liệt kê tất cả các bước xử lý chủ yếu, đó là tiền xử lý, sấy, in hoa, hoàn tất và khu vực phụ trợ. Nhóm SXSH lúc này sẽ tiến hành một cuộc khảo sát thực địa.
Khảo sát thực địa là một kỹ thuật có hiệu quả nhất để lấy thông tin trực tiếp về hoạt động sản xuất trong một thời gian ngắn. Nhóm SXSH không nên tiến hành khảo sát thực địa khi đang ngừng vận hành (ví dụ: vào cuối tuần, trong các chu kỳ sản xuất thấp hoặc ca đêm). Nhóm nên bắt đầu khảo sát từ khu vực tiếp nhận nguyên vật liệu và kết thúc ở bộ phận thành phẩm. Khi khảo sát thực địa, nhóm SXSH cũng cần xem xét các khu vực phụ trợ sản xuất như nồi hơi, máy phát điện, thùng chứa nhiên liệu, trạm bơm, hệ thống lạnh, trạm xử lý nước thô, trạm xử lý nước thải, v.v… Khảo sát thực địa không phải nhằm mục đích tìm lỗi, mà để tìm hiểu thấu đáo các dòng nguyên liệu và năng lượng và trên cơ sở đó sẽ phát kiến các ý tưởng nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận và cải thiện môi trường tổng thể. Tiến hành khảo sát thực địa cũng là một cơ hội để “kết bạn” tạo thêm mối liên hệ và quan hệ cộng tác tiềm năng trong tương lai. Do đó, người thực hiện không được phê phán mà phải có thái độ xây dựng và đưa ra các gợi ý cải tiến.
Khi nghiên cứu lần đầu tiên tại khu vực sản xuất, nhóm SXSH cần phải xác định được đầu vào và đầu ra của các dòng thải. Các khu vực phát thải chủ yếu và rõ ràng cần phải được ghi chép lại theo gợi ý trong phiếu công tác 3. Việc ghi nhãn các dòng thải với đặc điểm vật lí (rắn, lỏng, khí) sẽ giúp ích trong bước định lượng phát thải tiếp sau. Nếu có thể thì nhóm nên xác định và ghi lại nguyên nhân phát sinh dòng thải.
Trong một nhà máy xử lý hàng dệt, thực hiện không tốt khâu quản lý nội vi, đặc biệt đối với việc sử dụng nước để giặt, … là một trong những yếu tố chính dẫn đến phát thải ở mức cao. Tuy nhiên, ở rất nhiều nhà máy vấn đề này hầu như bị lãng quên. Ngoài ra, đây cũng chính là bước khởi đầu đơn giản và hấp dẫn nhất để tiến hành SXSH. Khi đang tiến hành khảo sát lần đầu tại khu vực sản xuất, nhóm SXSH nên đặc biệt chú ý đến các bộ phận có thực hành quản lý nội vi yếu kém.
Phiếu công tác 4 có thể dùng để ghi lại tình trạng quản lý nội vi tại mỗi bộ phận. Một số vấn đề thường gặp trong công tác quản lý nội vi ở các nhà máy của ngành dệt cũng được đề cập trong phiếu công tác này. Tuy nhiên, nội dung của phiếu vẫn chưa thể coi là hoàn thiện cho tất cả các nhà máy và nhóm SXSH nên dựa vào gợi ý này để xây dựng các thông tin cần thiết khác phù hợp với nhà máy của mình.
Sau khi ghi lại thực trạng quản lý nội vi, các số liệu về chi phí cơ bản cần được ghi lại trong phiếu công tác 5. Ở bước này, chỉ cần thu thập thông tin về chi phí nguyên liệu đầu vào là đủ. Đây là các thông tin có thể dễ dàng thu được từ bộ phận kho và phòng vật tư.
PHIẾU CÔNG TÁC 3: Các bước quy trình kèm theo dòng thải Đầu vào Vải Nước Kiềm Hơi nước Điện H2O2 Loại khác Nước Axit Hơi nước Điện Loại khác Muối Thuốc nhuộm Nước Hồ in Điện Quá trình xử lý GIŨ HỒ, NẤU VÀ TẨY TRẮNG NHUỘM IN HOA Dòng thải Nước thải ra (L) Nước rửa (L) Nước rửa (L) Dịch nhuộm thải (L) Hơi nước xì (K) Khí xả (K) Nước giặt mền in (L) Hồ bị tràn (L) Nước rửa lưới và chổi in (L)
Không khí nóng Điện Hơi nước Nước
HOÀN TẤT Khí thải từ ống khói (K) Nước thải (L)
Hoá chất hồ vải
Hơi xì (K)
Khí thải từ bộ DG (K) Dầu nhiên liệu
Than Điện CÁC KHU VỰC PHỤ TRỢ Khí thải lò hơi (K) Xỉ lò hơi (R) Bùn từ tẩy trắng (R) Các chất thải khác Nước ngưng (L) Khí nén rò rỉ (K)
PHIẾU CÔNG TÁC 3: Quy trình xử lý (Ví dụ)
Tại Công ty Dệt May X, sợi bông và sợi PE được xử lý tại Nhà máy Sợi - nơi sản xuất các loại sợi khác nhau. Sợi được đưa một phần về Nhà máy Dệt – Nhuộm để sản xuất vải mộc và một phần đưa đi dệt khăn bông và bán. Tại Nhà máy Dệt – Nhuộm, vải đi qua công đoạn kiềm bóng (chỉ đối với vải cotton), tẩy trắng, nhuộm và hoàn tất (Peco). Vải được nấu chuội và tẩy trắng để loại bỏ các tạp chất như dầu mỡ, các hạt chống tĩnh điện của xơ PE, và làm tăng khả năng ngấm thấm và ái lực với thuốc nhuộm cho vải. Sau khi được nấu chuội và tẩy trắng, vải sẽ được giặt nhiều lần để loại bỏ tất cả các hóa chất còn sót lại. Sau khi sấy, vải sẽ qua công đoạn gắn màu để nhuộm nhanh hơn. Sau khi nấu chuội, tẩy trắng và nhuộm, vải sẽ được vắt, văng khổ và sấy để ổn định kích thước và chất lượng bề mặt của nó. Sau đó, vải thành phẩm được chuyển tới Nhà máy May để sản xuất hàng may mặc. Sau đây là sơ đồ quy trình chung:
Xơ cotton, PE Chải Kéo duỗi Sợi thô Sợi Cuộn Dệt thoi
Kiềm bóng (với cotton)
Nấu và tẩy Nhuộm Sấy Cố định mầu Cắt, may, thêu Thành phẩm
Nhóm SXSH quyết định chọn nhà máy nhuộm là trọng tâm đánh giá SXSH do tiêu thụ nguyên nhiên liệu cao và sinh ra nhiều chất thải.
PHIẾU CÔNG TÁC 4: Hiện trạng quản lý nội vi
PHIẾU CÔNG TÁC 4: Hiện trạng quản lý nội vi (Ví dụ) BỘ PHẬN
THIẾU SÓT TRONG QUẢN LÝ NỘI VI Tiền xử lý
Rò rỉ nước từ các ống, van và van máy Tràn nước trong quá trình giặt
Hóa chất bị rơi vãi trong quá trình sử dụng Bổ sung quá nhiều nước và hóa chất Nhuộm và In hoa
Nhiệt độ không thích hợp trong chu trình nhuộm Rò rỉ nước từ các đường ống, và máy móc Tràn nước trong quá trình giặt
Hóa chất bị rơi vãi trong quá trình sử dụng Bổ sung quá nhiều nước và hóa chất
Rơi vãi thuốc nhuộm, hoá chất, chất màu ở phòng phối màu Hồ in bị rơi vãi khi rót lên lưới in
Hồ in còn dính lại trên mép lưới in Hoàn tất
Rò rỉ khí nóng từ thiết bị văng khổ
Hơi ngưng tụ rơi xuống và làm bẩn vải trong máy văng khổ Phụ trợ
Rò khí nén từ ở bình tích áp trong hệ thống khí nén Đặt sai vị trí của van điều tiết trên ống dẫn khói thải nồi hơi Không bảo ôn các khủy, bích và đường ống thu hồi nước ngưng
Nhận xét: Vì bộ phận nhuộm là trọng tâm của ĐGSXSH ở thời điểm này nên các giải pháp quản lý
BỘ PHẬN
THIẾU SÓT TRONG QUẢN LÝ NỘI VI
Tiền xử lý
• Rò rỉ nước từ các ống, vòi và van máy • Tràn nước trong quá trình giặt
• Hóa chất bị rơi vãi trong quá trình sử dụng • Bổ sung quá nhiều nước và hóa chất
Nhuộm và In hoa
• Nhiệt độ không thích hợp trong chu trình nhuộm • Rò rỉ nước từ các ống, van và thiết bị
• Tràn nước trong quá trình giặt
• Hóa chất bị rơi vãi trong quá trình sử dụng • Bổ sung quá nhiều nước và hóa chất
• Rơi vãi thuốc nhuộm, hoá chất, chất màu ở phòng phối màu
• Hồ in bị rơi vãi trong khi rót lên lưới in • Hồ in còn dính lại trên mép lưới in
Hoàn tất
• Rò rỉ khí nóng từ thiết bị văng khổ
• Hơi ngưng rớt xuống và làm bẩn vải trong máy văng khổ Phụ trợ
• Rò khí nén từ bình tích áp trong hệ thống khí nén • Đặt sai vị trí của van điều tiết trên ống dẫn khói thải nồi hơi
PHIẾU CÔNG TÁC 5: Chi phí nguyên liệu đầu vào
Bộ phận/ hóa chất đầu vào Chi phí / tấn Tiêu thụ hàng năm Lượng/tấn vải Chi phí/tấn vải Bộ phận tiền xử lý Vải Hóa chất giũ hồ NaOH H2O2
Hóa chất trung hòa Chất giặt/ Xà phòng Natri Nitrite Khác Bộ phận Nhuộm và In hoa Thuốc nhuộm Vải Gôm in Axit Oxalic Pigment Khác Bộ phận hoàn tất Hóa chất hoàn tất Chất trợ khác
PHIẾU CÔNG TÁC 5: Chi phí nguyên liệu đầu vào (Ví dụ) TT
Sản xuất/Tiêu thụ Đơn vị
2001
Suất tiêu hao (kg/tấn sản phẩm) 1 Vải thành phẩm Kg 1.527.404.3 2 Hóa chất Kg 1.222.020.7 800
PHIẾU CÔNG TÁC 5: Chi phí nguyên liệu đầu vào (Ví dụ)
Công ty Dệt May Y được thành lập năm 1971. Công ty có 30 năm lịch sử và hiện đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Y. Sản phẩm chính của công ty là quần áo tẩy trắng và quần áo thành phẩm được làm từ 100% cotton và một số phụ phẩm khác. Do đó, các sản phẩm tẩy trắng là một trong các mối quan tâm chính trong sản xuất. Các giá trị về tiêu thụ nguyên liệu thô mỗi tấn sản phẩm được trình bày trong bảng dưới đây.
Nhận xét: Dù không thực sự là lý tưởng nhưng đây là một cách xây dựng chuẩn mức tiêu thụ các loại hóa chất và nguồn lực tốt hơn nhiều khi so sánh với ví dụ ở trên..
4.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất