Cấu trúc của chương trình phần mề m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất trong công nghiệp may (Trang 27 - 67)

Bài toán được phát biểu như sau:

Thiết lập chương trình phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất dựa trên thông tin cụ thể vềđơn hàng và điều kiện sản xuất thực tiễn của doanh nghiệp. Trong đó mô đun lập kế hoạch đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể từng ngày cho từng công đoạn sản xuất của đơn hàng. Mô đun tác nghiệp sản xuất đưa ra kết quả tác nghiệp sơ đồ giác và tác nghiệp trải vải trên cơ sở tiết kiệm tối đa lượng đầu tấm hao phí.

Thông tin đầu vào bao gồm:

- Thông tin đơn hàng.

o Tên mã hàng.

o Số lượng cỡ, tên cỡ số.

o Số lượng sản phẩm theo từng màu, từng cỡ số.

o Thời gian giao hàng.

o Thời gian chế tạo sản phẩm.

o Thông tin vật liệu.

o Kiểu sơđồ giác. - Điều kiện sản xuất

o Ngày bắt đầu vào chuyền.

o Số ngày sản xuất.

o Số dây chuyền sản xuất.

o Thời gian làm việc 1 ca.

o Hiệu xuất làm việc.

o Số công nhân trên chuyền.

o Ngày nghỉ.

Thông tin đầu ra bao gồm:

- Kết quả lập kế hoạch chi tiết của đơn hàng - Kết quả tác nghiệp sơđồ giác. - Kết quả tác nghiệp trải cắt. Hình 2.1: Sơđồ tổng thể phần mềm ADP.Garment1.0 Thông tin đơn hàng Điều kiện sản xuất ADP.Garment 1.0 - Kết quả tác nghiệp sơđồ giác - Kết quả tác nghiệp trải cắt - Kế hoạch sản xuất chi tiết của đơn hàng

Hình 2.2: Sơđồ công nghệ phần mềm ADP.Garment1.0 Chức năng của chương trình phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất ADP.Garment1.0: - Chức năng quản lý dữ liệu đơn hàng. - Chức năng lập kế hoạch chi tiết đơn hàng. - Chức năng tác nghiệp sơđồ giác.

- Chức năng tác nghiệp trải cắt, tính toán hướng dẫn sử dụng cuộn vải hợp lý. - Chức năng quản lý thông tin người dùng.

Thông tin vềđơn hàng

- Tên mã hàng - Số lượng màu - Số lượng cỡ - Số lượng sản phẩm theo từng màu, từng cỡ số - Thời gian giao hàng - Thời gian chế tạo sản phẩm - Thông tin vật liệu

- Thông tin về sơđồ giác

Điều kiện sản xuất

- Ngày bắt đầu vào chuyền - Số ngày sản xuất

- Số dây chuyền sản xuất - Thời gian làm việc 1 ca - Hiệu xuất làm việc

- Số công nhân trên chuyền

- Ngày nghỉ

Tính toán tác nghiệp sản xuất

Tính toán kế hoạch sản xuất

Kết quả lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất

- Chức năng truy xuất thông tin. - Chức năng in ấn.

2.2.3. Các mô đun chức năng của chương trình phần mềm 2.2.3.1. Mô đun lập kế hoạch sản xuất

Bài toán được phát biểu như sau:

Lập kế hoạch sản xuất cụ thể từng ngày cho từng công đoạn sản xuất bao gồm: chuẩn bị sản xuất, trải, cắt, liên kết sản phẩm và hoàn tất dựa trên các thông tin cụ thể vềđơn hàng và điều kiện sản xuất tại doanh nghiệp.

Thông tin đầu vào bao gồm:

- Tên mã hàng. - Số lượng sản phẩm của đơn hàng L. - Số sản phẩm dự phòng Ldp. - Số màu. - Số cỡ. - Số sản phẩm theo màu. - Số sản phẩm theo cỡ. - Thời gian sản xuất n. - Ngày giao hàng. - Thời gian làm việc trong một ca Tc. - Thời gian dừng trong một ca Td.

- Số công nhân trên một dây chuyền S.

- Số dây chuyền sản xuất N.

- Số ngày nghỉ trong thời gian sản xuất nnghile.

- Thời gian chế tạo một sản phẩm Tsp

- Hiệu suất làm việc trên chuyền theo ngày Hi, i=1,2,3…n,với n là số ngày may.

- Số ngày chuẩn bị tài liệu sản xuất ntailieu.

Thông tin đầu ra bao gồm:

Thông tin đầu ra của chương trình được lưu trữ dưới dạng Excel hoặc xuất ra máy in gồm:

- Bảng thông tin dữ liệu quá trình sản xuất đơn hàng.

- Bảng kế hoạch sản xuất chi tiết cho các chuyển may theo ngày. - Biểu đồ kế hoạch sản xuất chi tiết của đơn hàng.

Trong đó:

Bảng thông tin dữ liệu quá trình sản xuất đơn hàng bao gồm: - Tên mã hàng.

- Số lượng sản phẩm của đơn hàng L. - Thời gian sản xuất n.

- Số dây chuyền sản xuất N. - Số ngày may t.

- Sản lượng giao cho từng chuyền Lj.

- Sản lượng trung bình đạt được của dây chuyền sau 1 ca làm việc P. - Ngày kết thúc đơn hàng.

- Ngày giao hàng. - Thông tin bổ sung.

Bảng kế hoạch sản xuất chi tiết cho các chuyền may theo ngày: - Tên mã hàng.

- Tên chuyền may

- Số công nhân trên một dây chuyền S - Thời gian sản xuất cụ thể cho từng chuyền. - Sản lượng giao từng ngày cho dây chuyền.

- Tổng sản lượng giao cho dây chuyền theo từng ngày.

Biểu đồ kế hoạch sản xuất chi tiết bao gồm: đơn hàng, tên chuyền may, số

công nhân trên dây chuyền, sản lượng giao cho từng ngày tương ứng với các màu và cỡ số, tổng sản lượng giao cho dây chuyền, thời gian sản xuất cụ thể cho từng chuyền, các ngày nghỉ lễ.

a. Chức năng nhập dữ liệu

Nội dung thông tin đơn hàng được nhập và kiểm tra. Nếu thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu tương ứng của từng mục thì sẽđược lưu vào cơ sở dữ liệu.

Các tin có thể thay đổi, cập nhật, bổ sung theo yêu cầu của người dùng để đáp ứng sự thay đổi trong quá trình sản xuất.

Khai báo đơn hàng

- Tên mã hàng. - Số lượng sản phẩm của đơn hàng L. - Số sản phẩm dự phòng Ldp. - Số màu. - Số cỡ. - Số sản phẩm theo màu. - Số sản phẩm theo cỡ.

- Thời gian sản xuất từ ngày … đến ngày …

- Ngày giao hàng.

Khai báo điều kiện sản xuất

- Thời gian làm việc trong một ca Tc.

- Thời gian dừng trong một ca Td.

- Số công nhân trên một dây chuyền S.

- Số dây chuyền sản xuất N.

- Số ngày nghỉ trong thời gian sản xuất nnghile.

- Thời gian gia công một sản phẩm Tđm.

- Hiệu suất làm việc của dây chuyền theo ngày Hi với i là số ngày may.

- Số ngày chuẩn bị tài liệu sản xuất ntailieu

- Số ngày hoàn tất sản phẩm nhoantat Trong đó:

- Số ngày chuẩn bị tài liệu sản xuất ntailieu với từng loại vật liệu tương ứng

- Số ngày hoàn tất sản phẩm nhoantat được mặc định là 1 ngày nếu người sử

dụng không nhập thời gian.

- Số ngày trễ hoàn tất sản phẩm so với thời gian may nhoantatketthuc được mặc

định là 1 ngày nếu người sử dụng không nhập thời gian.

- Số ngày cần thiết để giao hàng nhoantat được mặc định là 1 ngày nếu người sử dụng không nhập thời gian.

- Số ngày cần thiết để giao hàng nnghile được nhập tùy theo doanh nghiệp.

- Hiệu suất làm việc của dây chuyền theo ngày thứ i: Hi theo như nghiên cứ

sẽ tăng dần và đi đến ổn định sau 1 vài ngày. Nếu người sử dụng không nhập dữ liệu, Hi sẽđược mặc định như sau:

o Sản phẩm quen: H1 = 0,3; H2 = 0,5; H3 = 0,8; H4 = 1; H5 = 1; H6 = 1…

o Sản phẩm không quen: H1 = 0,2; H2 = 0,5; H3 = 0,7; H4 = 0,9; H5 = 1; H6 = 1…

Các giá trị hiệu suất này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu trong tài liệu tham khảo “Sách hướng dẫn về quá trình phát triển công tác quản lý”.

b. Xác định thông sốđể lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất chi tiết của đơn hàng phải đảm bảo những nguyên tắc sau: - Số lần thay đổi màu của mã hàng trên một chuyền là ít nhất để giảm thời

gian hao phí do phải tiến hành thay chỉ và vệ sinh máy móc, làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của đơn hàng. Nếu một màu

được chia cho nhiều chuyền khác nhau thì sẽ tính toán chia theo cỡ để đảm bảo sản lượng theo yêu cầu của dây chuyền.

- Thời gian kết thúc sản xuất trên chuyền may là giống nhau để dễ quản lý và thời gian tiến hành sản xuất đồng thời các đơn hàng tiếp theo.

Sản lượng trung bình của dây chuyền may:

sp tb d c T H S T T P= ( − ).3600. . Trong đó:

- P: là sản lượng trung bình đạt được của dây chuyền sau 1 ca làm việc. - Tc:thời gian làm việc một ca.

- Td: thời gian dừng.

- S: số công nhân trên một dây chuyền.

- Htb: hiệu suất làm việc trung bình của dây chuyền. - Tsp : thời gian chế tạo 1 sản phẩm

Thời gian sản xuất trung bình trên 1 chuyền/ngày:

Ttbchuyền = (Tc - Td).3600.Htb.S Trong đó:

- Ttbchuyền : thời gian sản xuất trung bình trên 1 chuyền/ngày - Tc: thời gian làm việc một ca,

- Td: thời gian dừng.

- Htb: hiệu suất làm việc trung bình của dây chuyền - S: số công nhân trên một dây chuyền.

Số lượng sản phẩm của các chuyền sản xuất trong tất cả các ngày

Lsx= L+ Ldp Trong đó:

- L: tổng số sản phẩm của đơn hàng. - Ldp: số sản phẩm dự phòng.

Thời gian sản xuất cần thiết của đơn hàng.

Tđơnhàng = (L + Ldp) .Tsp

Trong đó:

- Tđơnhàng : thời gian sản xuất đơn hàng. - L : số lượng sản phẩm của đơn hàng. - Ldp: số sản phẩm dự phòng

- Tsp : shời gian chế tạo 1 sản phẩm.

Số ngày sản xuất cần thiết nếu triển khai may trên 1 dây chuyền.

nsx1chuyền = Tđơnhàng/Ttbchuyền

- nsx1chuyền: số ngày sản xuất cần thiết triển khai trên 1 dây chuyền - Ttbchuyền : thời gian sản xuất trung bình trên 1 chuyền/ngày - Ttbchuyền : thời gian sản xuất trung bình trên 1 chuyền/ngày

Số ngày sản xuất

nsx = [n - ntàilieu – ngiaohang – nhoantatketthuc – nnghile – (5 - H1-H2 - H3 - H4 – H5)] Trong đó:

- nsx: số ngày sản xuất. - n:thời gian sản xuất

- nnghile. : số ngày nghỉ trong thời gian sản xuất - ntailieu : số ngày chuẩn bị tài liệu sản xuất

- nhoantatketthuc : số ngày trễ hoàn tất sản phẩm so với thời gian may

- Hi : hiệu suất làm việc trên chuyền theo ngày với i là số ngày may tương

ứng.

So sánh nsx1chuyền và nsx:

- Trường hợp 1: Nếu nsx1chuyền ≤ nsx thì đơn hàng này sẽđược triển khai sản xuất trên N = 1 dây chuyền.

- Trường hợp 2: Nếu nsx1chuyền > nsx thì:

o N = roundup (L + Ldp)/P.nsx nếu phần thập phân của giá trị nhận được lớn hơn 0,1.

o N = rounddown(L + Ldp)/P.nsx nếu phần thập phân của giá trị nhận

được nhỏ hơn hoặc bằng 0,1. Trong đó:

- L : số lượng sản phẩm của đơn hàng. - Ldp: số sản phẩm dự phòng.

- nsx: số ngày sản xuất.

- P: sản lượng trung bình đạt được của dây chuyền sau 1 ca làm việc.

Thời gian may t:

t = Roundup [(L + Ldp)/P.N + (5 - H1-H2 - H3 - H4 – H5)] Trong đó:

- L : số lượng sản phẩm của đơn hàng. - Ldp: số sản phẩm dự phòng.

- P: sản lượng trung bình đạt được của dây chuyền sau 1 ca làm việc.

- Hi : hiệu suất làm việc trên chuyền theo ngày với i là số ngày may tương

ứng.

- N: số dây chuyền sản xuất.

Sản lượng giao cho từng chuyền:

Lj = roundup (L +Ldp)/N Trong đó: - L : số lượng sản phẩm của đơn hàng. - Ldp: số sản phẩm dự phòng. - N: số dây chuyền sản xuất. - j = 1, 2, …, N

Sau khi tính sản lượng giao cho từng chuyền sẽ tính đến các yếu tố: màu sắc, cỡ và số lượng.

- Giả sử mã hàng có số sản phẩm S, M màu, G cỡ, K chuyền sản xuất mã hàng thì sẽ có tối thiểu M-1 lần thay chỉ lý thuyết. Số sản phẩm của 1 màu là Sm, Gm cỡ, số sản phẩm của 1 cỡ của 1 màu là Sk.

- Trong quá trình chia màu sẽ cho phép các chuyền sản xuất số lượng sản phẩm ±2% của Li và phải là số nguyên.

- So sánh:

o Nếu Sm nào đó nằm trong giới hạn số lượng sản xuất của 1 chuyền thì ta sẽ để màu đó cho chuyền sản xuất. Kết thúc quá trình này còn lại những màu có tổng số lượng không thỏa mã với số lượng của 1 chuyền cần sản xuất sẽđược bố trí cho các chuyền sản xuất bằng cách chia tương đối đồng đều cho các chuyền. Trong quá trình này sẽ để ý

đến số lượng theo cỡđểđảm bảo sản xuất được thuận tiện.

o Còn lại những màu có Sm không nằm trong giới hạn số lượng sản xuất của 1 chuyền có thể sản xuất sẽ phải chia ra để đưa cho các chuyền.

Các màu sẽđược chia cho các chuyền dựa trên số lượng sản phẩm của từng cỡ của màu đó.

Xác định thời gian cụ thể:

- Xác định thứ, ngày, tháng, năm của ngày đầu tiên các dây chuyền bắt đầu may đơn hàng căn cứ vào dữ liệu về ngày bắt đầu sản xuất, số ngày xây dựng tài liệu, số ngày trễ cắt, ngày giao hàng và ngày nghỉ lễ.

- Chương trình phần mềm tự động gán dự liệu khi so sánh ngày dây chuyền may sản xuất với thứ trong tuần, nếu gặp ngày nghỉ thì phần mềm sẽ giãn cách ngày đó.

Hiệu suất làm việc Hij của dây chuyền may j của ngày thứ i may đơn hàng: Các giá trị của Hij có thể nhập vào trực tiếp hoặc chọn chếđộ Hij mặc định.

- Đơn hàng là loại sản phẩm quen thuộc đã từng sản xuất thì hiệu suất làm việc cho 3 ngày đầu (H1, H2, H3) được nhập vào từ bàn phím hoặc lựa chọn chếđộ mặc định. Từ ngày thứ 4 đến hết thời gian gia công đơn hàng sẽ sử dụng một giá trị hiệu suất ổn định.

- Đơn hàng là loại sản phẩm mới lạ chưa từng sản xuất, tiến hành nhập hiệu suất làm việc cho các dây chuyền trong 6 ngày đầu (H1, H2, H3, H4, H5, H6) từ bàn phím hoặc lựa chọn chế độ mặc định. Từ ngày thứ 7 đến hết thời gian gia công đơn hàng sẽ sử dụng một giá trị hiệu suất ổn định.

Sản lượng giao cho dây chuyền may thứ j theo từng ngày:

Pij = Hij x P với i = 1, 2, ..., t-1; j = 1, 2,…, N Trong đó:

- Pij: sản lượng giao cho dây chuyền may thứ j theo từng ngày. - Hij: hiệu suất làm việc của dây chuyền may j của ngày thứ i.

- P: sản lượng trung bình đạt được của dây chuyền sau 1 ca làm việc. - N: số dây chuyền.

- t: số ngày may.

Ptj = Lj - ∑− = 1 1 t i ij P với j =1,2,…,N Trong đó:

- Ptj: sản lượng giao cho dây chuyền j sản xuất trong ngày cuối cùng. - Pij: sản lượng giao cho dây chuyền may thứ j theo từng ngày. - Lj: số sản phẩm của chuyền thứ j.

- t: số ngày may. - N: số dây chuyền.

Số sản phẩm phải sản xuất từng ngày chính xác theo bảng sau:

Bảng 2.1. Sản lượng theo ngày của dây chuyền may với loại sản phẩm quen thuộc

đã từng sản xuất của doanh nghiệp

Ngày Số lượng theo ngày

Thứ nhất P1j = H1j x Pj, j = 1, 2, …, N Thứ 2 P2j = H2j x Pj Thứ 3 P3j = H3j x Pj Thứ 4 → t-1 P4j→(t-1)j = Pj Thứ t Ptj = Lj - ∑− = 1 1 t i ij P

Bảng 2.2. Sản lượng theo ngày của dây chuyền may với loại sản phẩm không quen thuộc chưa từng sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết lập phần mềm lập kế hoạch và tác nghiệp sản xuất trong công nghiệp may (Trang 27 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)