Giới thiệu phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề lập kế hoạch cắt tại công ty may việt nam và thiết kế, xây dựng phần mềm ứng dụng (Trang 60)

Phần mềm được xây dựng nhằm ứng dụng vào công tác lập kế hoạch cắt. Công việc cụ thể là ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số lượng bàn cắt vì vậy phần mềm có hai tính năng là:

− Ghép tỉ lệ cỡ vóc.

− Tính số lượng bàn cắt.

3.2.3.2.Mô hình mô tả quá trình nhập xuất dữ liệu.

Bắt đầu Khai báo mã hàng mới Nhập dữ liệu màu sắc Nhập dữ liệu định mức vải Nhập dữ liệu màu sắc Nhập dữ liệu Số lượng sp Chọn thông số sơ đồ Lưu trữ dữ liệu mã hàng Chạy thuật toán GAs Kết quả: Sơ đồ, số bàn cắt Cập nhật mã hàng

3.2.3.3.Môi trường làm việc của phần mềm: a. Kết nối cơ sở dữ liệu: a. Kết nối cơ sở dữ liệu:

− Để sử dụng phần mềm, người sử dụng phải kết nối với hệ quản trị dữ liệu SQL Server 2008.

− Các thông số kết nối:

+ Tên máy chủ (Server): là máy được cài đặt hệ quản trị dữ liệu SQL Server 2008.

+ Tên đăng nhập (User name): tên tài khoản đăng nhập hệ thống SQL Server2008.

+ Mật mã (Password): mật mã đăng nhập của tài khoản.

+ Ghi nhớ tên và mật mã: khi chọn tính năng này, tên và mật mã đăng nhập sẽ được lưu trữ và tự động đăng nhập cho những lần sử dụng kế tiếp.

Hình 3.6: Cửa sổ đăng nhập hệ thống.

− Thao tác sử dụng:

+ Nhập tên máy chủ.

+ Nhấp chọn nút đăng nhập để thực hiện kết nối.

− Trong trường hợp kết nối không thành công, hệ thống sẽ thông báo lỗi “Kết nối không thành công!”. Để khắc phục lỗi này, người dùng cần kiểm tra lại các thông số kết nối.

b. Danh mục:

− Sau khi kết nối đến cơ sở dữ liệu thành công, danh mục hệ thống được mở. Danh mục có 3 trang:

+ Danh mục hệ thống.

+ Các mã hàng được thực hiện gần nhất. + Giới thiệu về phần mềm.

− Thanh công cụ trình bày lối tắt để mở các cửa sổ ứng dụng: + Danh mục mã hàng. + Danh mục cỡ vóc. + Danh mục màu sắc. + Danh mục định mức. + Danh mục số lượng sản phẩm. + Tác nghiệp ghép cỡ vóc. + In báo cáo.

− Thao tác sử dụng: nhấp chọn chức năng cần thao tác.

c. Thanh công cụ cập nhật dữ liệu:

− Thể hiện các chức năng khi người dùng thực hiện cập nhật dữ liệu:

− Ở trạng thái xem:

+ Thể hiện chức năng cho phép người dùng lựa chọn thêm hoặc xóa dữ liệu.

Hình 3.8: Thanh công cập nhật dữ liệu ở trạng thái xem.

+ Các nút di chuyển mẫu tin: di chuyển đến dòng đầu tiên, trước, sau và cuối cùng.

+ Ngoài ra, người dùng có thể nhập trực tiếp giá trị của vị trí mẫu tin muốn chọn.

+ Nút thêm: di chuyển dấu nháy đến ô đầu tiên của dòng mới để tiến hành việc thêm dữ liệu.

+ Nút xóa: xóa một hoặc nhiều dòng dữ liệu được chọn.

− Ở trạng thái cập nhật: thể hiện chức năng cho phép lưu hoặc hủy bỏ dữ liệu mà người dùng đã thêm mới, thay đổi và xóa.

+ Nút lưu: lưu lại dữ liệu sau khi thực hiện cập nhật gồm có thêm dữ liệu, xóa và cập nhật.

+ Nút hủy: hủy bỏ việc cập nhật dữ liệu gồm có thêm dữ liệu, xóa và cập nhật.

d. Thanh trạng thái:

− Thể hiện thông tin mã hàng đang xử lý và thông tin cập nhật dữ liệu của người dùng.

− Thanh trạng thái nằm phía dưới cùng ở mỗi cửa sổ nhập liệu.

Hình 3.10: Thanh trạng thái.

e. Danh mục mã hàng:

− Quản lý dữ liệu mã hàng, người dùng có thể tạo mã hàng mới hoặc cập nhật dữ liệu mã hàng cũ. Ngoài ra, còn có tác dụng lựa chọn mặc định mã hàng để xử lý.

Hình 3.11: Cửa sổ danh mục mã hàng.

+ Phần bên trái có tác dụng tìm kiếm nhanh các mã hàng đã và đang xử lý trong các trường hợp: tìm theo khách hàng, tìm theo tháng và cuối cùng là tìm theo năm.

+ Phần bên phải dùng để quản lý dữ liệu mã hàng: tạo mã hàng mới, cập nhật mã hàng cũ.

− Các thông số buộc người dùng phải nhập khi khai báo mã hàng mới: + Mã hàng: không được trùng tên với các mã hàng đã có.

+ Đơn vị đo: lựa chọn đơn vị đo được mã hàng sử dụng.

− Thao tác sử dụng:

+ Khi nhập dữ liệu có định dạng là thời gian: thứ tự nhập là ngày/tháng/năm hoặc tháng/ngày/năm là tùy thuộc vào cấu hình được chọn của hệ điều hành.

+ Để thêm mã hàng: nhấp chọn nút thêm hoặc di chuyển đến mẫu tin cuối và nhập dữ liệu ở dòng cuối cùng.

+ Để cập nhật dữ liệu: chọn dữ liệu cần cập nhật, tiến hành cập nhật dữ liệu.

+ Để xóa dữ liệu mã hàng: chọn một hoặc nhiều mã hàng muốn xóa, nhấp chọn nút xóa trên thanh công cụ hoặc bấm phím delete trên bàn phím để xóa. Trong lúc xóa dữ liệu, cần phải xác nhận đồng ý xóa dữ liệu từ hộp thoại thông báo.

+ Để lưu trữ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút lưu. + Để hủy bỏ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút hủy.

f. Danh mục cỡ vóc:

− Quản lý dữ liệu cỡ vóc của từng mã hàng.

− Phân nhóm cỡ vóc trong trường hợp mã hàng có nhiều cỡ vóc (khoảng từ 20 cỡ vóc trở lên).

Hình 3.12: Cửa sổ danh mục cỡ vóc.

Các thông số cần thiết khi nhập dữ liệu mới:

+ Cỡ vóc: nhập cỡ vóc mà mã hàng sử dụng theo thứ tự từ cỡ vóc nhỏ nhất đến cỡ vóc lớn nhất, cỡ vóc không được trùng nhau. Không giới hạn số lượng.

+ *: xác định cỡ vóc được chọn làm cỡ vóc trung bình.

− Thao tác sử dụng:

+ Để thêm cỡ vóc: nhấp chọn nút thêm hoặc di chuyển đến mẫu tin cuối và nhập dữ liệu ở dòng cuối cùng.

+ Để cập nhật cỡ vóc: chọn dữ liệu muốn cập nhật, tiến hành cập nhật dữ liệu.

+ Để xóa cỡ vóc: chọn một hoặc nhiều cỡ vóc muốn xóa, nhấp chọn nút xóa trên thanh công cụ hoặc bấm phím delete trên bàn phím để xóa. Trong lúc xóa dữ liệu, cần phải xác nhận đồng ý xóa dữ liệu từ hộp thoại thông báo.

+ Để lưu trữ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút lưu. + Để hủy bỏ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút hủy.

g. Danh mục màu sắc:

− Quản lý dữ liệu màu sắc được sử dụng cho mỗi mã hàng.

Hình 3.13: Cửa sổ danh mục màu sắc.

Các thông số cần thiết khi nhập dữ liệu mới:

+ Màu sắc: nhập màu sắc được sử dụng cho mã hàng, màu sắc không được trùng nhau. Không giới hạn số lượng.

− Thao tác sử dụng:

+ Để thêm màu: nhấp chọn nút thêm hoặc di chuyển đến mẫu tin cuối và nhập dữ liệu ở dòng cuối cùng.

+ Để cập nhật màu: chọn dữ liệu muốn cập nhật, tiến hành cập nhật dữ liệu.

+ Để xóa màu: chọn một hoặc nhiều màu muốn xóa, nhấp chọn nút xóa trên thanh công cụ hoặc bấm phím delete trên bàn phím để xóa. Trong lúc xóa dữ liệu, cần phải xác nhận đồng ý xóa dữ liệu từ hộp thoại thông báo.

+ Để lưu trữ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút lưu. + Để hủy bỏ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút hủy.

h. Danh mục định mức:

− Quản lý dữ liệu của định mức vải sử dụng cho từng mã hàng.

Hình 3.14: Cửa sổ danh mục định mức vải.

− Các thông số cần thiết khi nhập dữ liệu mới:

+ Khổ vải: nhập khổ vải mà mã hàng sử, khổ vải không được trùng nhau. Không hạn chế số lượng.

+ Số lớp tối đa: là số lớp có thể trải được, dùng để tính số bàn cắt sau khi ghép sơ đồ.

+ Định mức/sản phẩm: định mức ban đầu của một sản phẩm

− Thao tác sử dụng:

+ Để thêm định mức: nhấp chọn nút thêm hoặc di chuyển đến mẫu tin cuối và nhập dữ liệu ở dòng cuối cùng.

+ Để cập định mức: chọn dữ liệu muốn cập nhật, tiến hành cập nhật dữ liệu.

+ Để xóa định mức: chọn một hoặc nhiều màu muốn xóa, nhấp chọn nút xóa trên thanh công cụ hoặc bấm phím delete trên bàn phím để xóa. Trong lúc xóa dữ liệu, cần phải xác nhận đồng ý xóa dữ liệu từ hộp thoại thông báo.

i. Danh mục số lượng sản phẩm:

− Quản lý số lượng sản phẩm của từng mã hàng.

Hình 3.15: Cửa sổ danh mục số lượng sản phẩm.

− Các thông số cần thiết khi nhập dữ liệu mới:

+ Số lượng: nhập số lượng của mỗi cỡ vóc tương ứng với màu sắc theo thứ tự từ trái qua phải.

− Thao tác sử dụng:

+ Để thêm số lượng của một cỡ vóc: nhấp chọn vào ô tương ứng với cỡ vóc muốn thêm và nhập số lượng.

+ Để cập số lượng của một cỡ vóc: nhấp chọn ô tương ứng với cỡ vóc muốn cập nhật, thay đổi số lượng sản phẩm.

+ Để lưu trữ dữ liệu mới hoặc dữ liệu cập nhật: nhấp chọn nút lưu.

j. Tác nghiệp ghép sơđồ:

− Quản lý tác nghiệp ghép sơ đồ, tính số lượng bàn cắt và thống kê kết quả ghép sơ đồ. Kết quả ghép sơ đồ được trình bày thành 4 trang:

+ Kết quả sơ đồ dạng chi tiết. + Kết quả sơ đồ dạng rút gọn.

+ Thống kê số lượng bàn cắt.

Hình 3.16: Cửa sổ tác nghiệp ghép sơ đồ.

Các thông số lựa chọn khi ghép sơ đồ: + Giới hạn chiều dài sơ đồ.

+ Tỉ lệ sản phẩm trên sơ đồ (do chủng loại sản phẩm). + Tỉ lệ sản phẩm tối đa của 1 cỡ vóc trên sơ đồ.

+ Số sản phẩm được phép cộng thêm nhằm triệt tiêu sản lượng của nhóm cỡ vóc nào đó trong quá trình ghép.

+ Bỏ qua số lượng sản phẩm: bỏ qua những cỡ vóc có số lượng còn lại sau lần ghép trước nhỏ hơn mức cho phép, thường được sử dụng để ghép cho sơ đồ nhỏ nhằm tận dụng vải thừa đầu khúc.

k. Cửa sổ in báo cáo:

− Thực hiện các chức năng: + Xem kết quả. + In kết quả.

+ Xuất kết quả sang các định dạng:

o Microsoft Office Excel 2003, 2007 (*.xls, *.xlsx). o Microsoft Office Word 2003, 2007(*.doc, *.docx). o Adobe Acrobat (*.pdf).

− Kết quả ghép sơ đồ dạng chi tiết:

Hình 3.18: Biểu mẫu thống kê sơ đồ dạng chi tiết.

− Thống kê số lượng bàn cắt:

3.2.4.Thử nghiệm phần mềm lập kế hoạch cắt

− Ứng dụng phần mềm lập kế hoạch cắt để thử nghiệm tính năng ghép tỉ lệ cỡ vóc và tính số lượng bàn cắt.

− Mã hàng được thử nghiệm là những mã hàng có loại sản phẩm quần dài. Sử dụng các thông số ghép sơ sơ đồ và dữ liệu mã hàng đã khảo sát gồm có mã hàng TO71557R, T12401, TP65253.

− Kết quả thể hiện không đề cập đến một số kết quả:

+ Lượng vải thực tế sử dụng: chỉ có thể so sánh khi sơ đồ được giác thực tế, vì trong quá trình ghép sơ đồ có thể rút định mức. + Dài sơ đồ, định mức bình quân: khi sơ đồ được giác thực tế.

− Dữ liệu đầu vào gồm: + Mã hàng. + Cỡ vóc. + Màu sắc. + Định mức vải sử dụng. + Số lượng sản phẩm. − Dữ liệu đầu ra gồm: + Sơ đồ. + Số bàn trải vải. + Định mức vải sử dụng.

− Kết quả xử lý được thống kê và so sánh với kết quả khảo sát được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Phương pháp ghép Phương án Mã hàng Thông thường Ứng dụng GAs 4 Sơ đồ ghép Số bàn trải vải Thời gian (phút)

Phương pháp ghép Phương án Mã hàng Thông thường Ứng dụng GAs 4 Sơ đồ ghép Số bàn

trải vải Thời gian (phút)

2 x x 10 23 5 4 x x 12 27 55 5 T12401 x x 10 25 5 7 x x 12 18 50 8 TP65253 x x 9 17 5

Bảng 3.5: Kết quả các phương án thực nghiệm.

3.2.5.Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm a. Biều đồ so sánh thời gian: a. Biều đồ so sánh thời gian:

Hình 3.21: Biểu đồ so sánh thời gian ghép sơ đồ và tính số bàn cắt.

™ Nhận xét:

− Biểu đồ so sánh kết quả khảo sát chỉ ra rằng thời gian ghép tỉ lệ cỡ vóc bằng phần mềm nhanh hơn gấp nhiều lần so với cách ghép thông thường.

thường vì:

+ Trong cùng 1 giây, máy vi tính cá nhân sử dụng vi xử lý Intel Pentium IV 3.6 GHz xử lý được 3.600.000.000 phép tính. Trong khi con người chỉ có thể xử lý được 1 phép tính.

+ Máy tính xử lý theo thuật toán được lập trình trước nên kết quả xử lý tuyệt đối chính xác. Trong khi thực hiện các phép tính, con người có thể bị nhầm lẫn kết quả và phải thực hiện lại nhiều lần.

− Tiết kiệm được nhiều thời gian đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm được nhân lực và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

− Một nhân viên kỹ thuật thực hiện công việc ghép cỡ vóc cho 1 mã hàng có 10 cỡ vóc trung bình phải tốn 60 phút. Trong khi với thời gian đó, máy tính xử lý được 12 mã hàng.

b. Biểu đồ so sánh số lượng sơđồ:

™ Nhận xét:

− Số lượng sơ đồ được ghép bởi phần mềm ít hơn so với ghép cách sơ đồ thông thường.

− Để giảm được số lượng sơ đồ cần giác trong quá trình ghép, cần lựa chọn sơ đồ sao cho số lớp trải của sơ đồ đó là lớn nhất. Điều này đã được khai thác triệt để trong thuật toán.

− Đối với cách ghép thông thường, người thực hiện công việc này không thực hiện ghép thử nhiều lần để lựa chọn sơ đồ phù hợp vì tốn rất nhiều thời gian.

− Tiết kiệm số đồ cần giác góp phần tiết kệm thời gian, số bàn vải cần trải. Điều này có lợi ích kinh tế rất lớn đối với những Doanh nghiệp may mà trong quá trình sản xuất, công việc giác sơ đồ được thực hiện bằng tay vì tiết kiệm được nhân lực trong khâu giác sơ đồ.

™ Nhận xét:

− Khi so sánh kết quả khảo sát giữa ứng dụng phần mềm ghép tỉ lệ cỡ vóc và ghép tỉ lệ cỡ vóc thông thường cho kết quả là phần mềm tiết kiệm được nhiều bàn trải hơn.

− Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế của thuật giải di truyền khi ứng dụng vào bài toán ghép tỉ lệ cỡ vóc bằng phần mềm.

− Kết quả vượt trội của phần mềm được phân tích như sau:

+ Trong quá trình thực hiện ghép sơ đồ, một phần của thuật giải được lập trình sao cho khả năng lựa chọn sản lượng cỡ vóc làm số trừ đạt được nhiều lớp trải nhất.

+ Đối với những sơ đồ đầu tiên, số lớp trải càng nhiều có nghĩa là số lượng sản phẩm của các cỡ vóc còn lại ít và số sơ đồ được ghép kế tiếp giảm.

+ Với cách ghép trên thì số lớp trải của mỗi bàn cắt là tối đa. Tránh được nhiều sơ đồ của sản phẩm có số lượng còn lại sau ghép rất nhỏ. Những sơ đồ dạng này thường được ghép để tận dụng vải thừa đầu khúc.

− Số lượng bàn trải ít góp phần tiếp kiệm thời gian trải vải, nhân sự trong khâu trải vải và thời gian cắt sơ đồ. Từ những yếu tố tiết kiệm được chỉ ra lợi ích kinh tế rất lớn nếu đem so sánh với sớ lượng đơn hàng mà một doanh nghiệp thực hiện trong 1 năm.

KẾT LUẬN

Trong ngành May công nghiệp, công tác lập kế cắt vai có vai trò rất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề lập kế hoạch cắt tại công ty may việt nam và thiết kế, xây dựng phần mềm ứng dụng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)