Đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xác định chế độ công nghệ may dán (sew free) tối ưu gia công sản phẩm thể (Trang 43 - 44)

Trong phần nghiên cứu tổng quan, luận văn đã đề cập đến: cấu trúc, tính chất của vải tráng phủ chống thấm, công nghệ và thiết bị may-dán; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đường may-dán mà chủ yếu là đường dán băng; phân tích một cách tổng quát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ tới chất lượng đường dán.

Phần thực nghiệm của đề tài sẽ đề cập tới nội dung cụ thể là "Xác định chế độ công nghệ may-dán (sew free) tối ƣu gia công sản phẩm thể thao cao cấp".

Trong gia công sản phẩm áo thể thao thì chất lượng đường liên kết may-dán được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: độ bền kết dính của băng với lớp phủ; độ bền kéo đứt, độ chống thấm nước và độ bền giặt. Tùy theo mục đích sử dụng của sản phẩm mà giá trị của các chỉ tiêu đánh giá sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Trong thực tế sản

Luận văn cao học Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt May

36

xuất tại các nhà máy thì độ bền kết dính được đặt lên hàng đầu vì độ bền kết dính có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đường may-dán. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi gia công may-dán để tạo ra sản phẩm từ vải tráng phủ chống thấm.

Các sản phẩm từ vải tráng phủ cũng như các loại vải, băng dán sử dụng cho đường liên kết may-dán rất đa dạng và phong phú. Trong đó các sản phẩm áo thể thao dùng cho trượt tuyết, leo núi,… đang được sản xuất và sử dụng rất phổ biến. Vì vậy, để kết quả thí nghiệm mang tính khách quan và có khả năng ứng dụng vào sản xuất nên vải, băng dán và kết cấu đường may-dán sử dụng là loại được sử dụng phổ biến trong sản xuất may sản phẩm thể thao.

Một phần của tài liệu Xác định chế độ công nghệ may dán (sew free) tối ưu gia công sản phẩm thể (Trang 43 - 44)