Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn xã quỳnh liên (Trang 31)

* Phạm vi không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính xã Quỳnh Liên huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

*Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ 21/2/2011 đến 23/06/2011.

2.2. Nội Dung Nghiên Cứu

Đề tài nghiên cứu: “Vai trò của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân năm 2010 tại địa bàn xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, Vì vậy nội dung nghiên cứu gồm:

- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quỳnh Liên

- Điều tra, đánh giá cơ cấu cây trồng trước khi chuyển đổi. - Hiệu quả của việc chuyển đổi.

- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi. - Các giải pháp để có cơ cấu cây trồng hợp lý.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu nhập số liệu

2.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thừa kế các nghiên cứu liên quan đến đề tài “Vai trò của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.

- Báo cáo của UBND huyện Quỳnh Lưu,UBND xã Quỳnh Liên,HTX nông nghiệp,…

- Tìm hiểu qua mạng, sách báo,…

- Một số tài liệu của Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

*Một số công cụ phương pháp PRA sau đây được sử dụng trong quá trình thu thập:

- Phỏng vấn cấu trúc - Phỏng vấn bán cấu trúc

- Phỏng vấn những người chủ chốt: Đối tượng phỏng vấn gồm những cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, các đồng chí phụ trách mảng nông nghiệp, địa chính, dân số nhằm thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã,… và những thuận lợi, khó khăn của xã trong việc tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất màu.

- Thảo luận nhóm: Nhóm gồm 4 người dân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đại diện cho mỗi thôn được chọn, dùng SOWT để thảo luận nhằm đánh giá và tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro khi người dân trên địa bàn thực hiện chuyển đổi.

- Quan sát trực tiếp: Dùng tri giác quan sát ngoài thuộc địa, thông tin quan sát được ghi chép lại phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài: Những vấn đề này gồm môi trường sinh thái, môi trường xã hội và các vấn đề khác có kiên quan.

- Điều tra nông hộ: Đó là việc dùng bảng hỏi để phỏng vấn hộ sản xuất về hiệu quả kinh tế, xã hội khi thực hiện chuyể đổi cơ cấu cây trồng mới. Các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm sản xuất được từ mô hình mới, sức khỏe và môi trường xung quanh được hỏi và ghi chép cụ thể

* Phương pháp mô tả hệ thống

* Phương pháp so sánh( năm 2006 và 2010) * Phương pháp chuyên gia.

* Phương pháp hồi cố

2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Phương pháp xử lý số liệu: dùng phần mềm Excel, dùng các công thức tính trong Word

* phương pháp phân tích số liệu:

- Phân tích định tính: Là phương pháp tiếp cận nhằm mô tả và phân tích các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương cùng

các vấn đề có liên quan. Phương pháp này được áp dụng để giải thích, phân tích những thay đổi trong sản xuất và đời sống của người dân.

- Phân tích định lượng: Giải thích vấn đề thông qua các số liệu thống kê đồng thời sử dụng để so sánh các chỉ tiêu về kinh tế giữa các loại cây trồng và so sánh trước và sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Sử dụng phương pháp này để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại đối tượng cây trồng theo các tiêu chí sau:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phức tạp, nó thể hiện bảng hiệu số giữa giá trị sản lượng thu được và phân chi phí đầu tư.

Chi phí sản xuất (IC):

∑ = × = n i i i Q P IC 1 Trong đó:

Pi là giá trị của chi phí vật chất và dịch vụ để là ra sản phẩm và dịch vụ Qi là chi phí vật chất và dịch vụ để là ra sản phẩm và dịch vụ.

- Giá trị sản xuất (GO):

Là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền mặt, phản ánh kết quả lao động sản xuất cây trồng trên một đơn vị diện tích (ha)

∑ = × = n i i i Q P GO 1 Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm và dịch vụ làm ra Qi là khối lượng sản phẩm và dịch vụ làm ra - Lợi nhuận (LN)

Là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi đầu tư vào sản xuất, được tính bằng hiệu số giữa tổng giá trị sản xuất với chi phí sản xuất. Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến quá trình tái sản xuất mở rộng.

LN = GO – IC

2.5. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 2.5.1. Điều kiện tự nhiên

2.5.1.1. Vị trí địa lý

Quỳnh Liên là một xã vùng màu ven biển, nằm ở trung tâm của huyện Quỳnh Lưu, có ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía bắc giáp xã Quỳnh Phương + Phía nam giáp xã Quỳnh Bảng + Phía tây giáp xã Quỳnh Xuân + Phía đông giáp xã Biển Đông

Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Là xã có địa bàn khá rộng, trải dài dọc trên tuyến đường 537B. Đất sản xuất cơ

Cấu cây trồng chủ yếu dọc trên 10 thôn; là xã có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng tốt nên việc sản xuất Lạc,ngô,su su,rau màu các loại và thị trường tiêu thụ thuận lợi.

2.5.1.2. Địa hình

Đất đai bằng phẳng, không có độ dốc, giao thông đi lại thuận tiện cho sản xuất canh tác. Ngoài ít diện tích đất nuôi trồng thủy sản và quy hoạch phát triển khu du lịch biển; với diện tích trên 2/3 diện tích đất canh tác trải dài trên cánh đồng rộng của 10/10 thôn; đất chủ yếu là cát màu có độ màu mỡ cao rất thích hợp với trồng Lạc, Ngô, su su và rau màu các loại.

2.5.1.3. Khí hậu

Quỳnh Liên nằm ở vị trí vĩ tuyến 19 độ vĩ bắc nên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu chuyển tiếp vừa có mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa có khí hậu nóng của Miền Trung. Diễn biến khí hậu của địa phương nói riêng và cả vùng Bắc Trung Bộ nói chung là rất khắc nghiệt bởi sự phân bố của lượng mưa, thời gian nắng; sự phân bố của nhiệt độ rất không đồng đều, lúc thì quá cao, lúc thì quá thấp nên gây rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và việc trồng Lạc, ngô và các loại rau màu khác nói riêng. Vì đây là những sinh vật sống phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và thủy văn, trong khi đó nền sản xuất của địa phương cũng chưa trang bị được nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất để chủ động hơn như tưới, tiêu, làm nhà kính, nhà lưới....

Xã nằm trong vùng Bắc Trung bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa phân chia theo mùa thời tiết rất rõ rệt, mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, mùa mưa từ giữa tháng 8 đến tháng 10 và mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Mùa nóng có nhiệt độ bình quân từ 30 – 40 0C, có gió tây Nam (gió Lào) khô nóng thổi tới gây ra khô hạn, cây trồng bị chết. Mùa lạnh có gió đông Bắc lạnh nhiệt độ bình quân 10-180C và có mưa phùn cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như mùa vụ, sản sinh sâu bệnh. Mùa mưa tập trung lượng mưa chủ yếu trong cả năm gây ra ngập úng, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn của vài trận bão lớn đều gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất.

Lượng mưa trung bình là : 1.690mm/năm, khả năng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần . Như vậy lượng mưa không đủ cho bốc hơi .

Độ ẩm khí hậu bình quân 85%, những ngày khô có thể xuống 56%.

Chính vì vậy mà người nông dân phải chạy đua với thời tiết và ràng buộc về thời gian trong việc thực hiện đúng thời vụ gieo trồng và thu hoạch mới mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

2.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.5.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Quỳnh Liên

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Quỳnh Liên qua 2 năm 2006 và năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 So sánh tỷ lệ DT(ha) Cơ cấu

(%) DT(ha) cấu (%) Năm 2010/2006 Bình quân Tổng diện tích tự nhiên 702,63 100.00 702,63 100.00 100.00 100.00 I.Đất NN 403,23 53,38 403,23 53,38 100.00 100.00 1.1 Đất SX nông nghiệp 302,67 75,06 302,67 75,06 100.00 100.00 Đất trồng cây hàng năm 302,67 302,67 100.00 100.00 Đất trồng lúa 0 0 100.00 100.00 1.2. Đất lâm nghiệp 43,15 10,70 43,15 10,70 100.00 100.00 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 57,41 14,23 57,41 14,23 100.00 100.00 II. Đất phi nông

nghiệp 146,22 20,80 146,22 20,80 100.00 100.00 III. Đất chưa sử dụng 153,18 21,80 153,18 21,80 100.00 100.00

Xã Quỳnh Liên có tổng diện tích tự nhiên là 702,63ha, đất đai được phân bố vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại hình dịch vụ và từng loại cây con.

Qua bảng 2 cho thấy, tình hình sử dụng đất đai ở xã Quỳnh Liên qua 3 năm hầu như không có sự biến động nhỏ ở tất cả các mục đích sử dụng. Trong tất cả các loại đất thì đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn 403,23 ha trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Tuy nhiên hàng năm với tốc độ đô thị hóa của xã thì đất nông nghiệp đã bị cắt bớt dùng vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình giao thông thủy lợi ...Nhưng hàng năm diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng do chủ yếu là mở rộng đất lâm nghiệp ở các vùng đất chưa được sử dụng trước đây. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã được Tỉnh quy hoạch phát triển khu du lịch nên đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ chuyển đổi trên 26,55ha. Hàng năm đất nông nghiệp tiếp tục biến động như xây dựng đường giao thông ven biển, xây dựng trung tâm NTTS... nên hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo thống kê sử dụng đất đai xã Quỳnh Liên được phân bổ như sau:

* Đất nông nghiệp: 403,23ha chiếm 53,38% Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 302,67ha chiếm 75,06%. - Đất lâm nghiệp chỉ còn 43,15 ha chiếm 10,70%.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 57,41 ha = 14,23% và đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất chỉ còn 153,18ha chiếm 21,80%.

Qua đó ta có thể thấy diện tích trồng lạc và một số hoa màu khác (Ngô, vừng, dưa, đậu, rau...) là phần diện tích đất trồng cây hàng năm khác, hiện nay thì chủ yếu là diện tích lạc. Loại đất chủ yếu là cát màu và đất cát ven biển thích hợp với các loại cây hoa màu hàng năm, và thích nghi phát triển diện tích.

2.5.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Liên năm 2006 và 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2010 So sánh tỷ lệ % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Năm 2010/2006 Bình quân

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.768 100 5.805 100 1,01 1,01

- Khẩu N. nghiệp Khẩu 4.701 81.5 4.732 81.5 1,01 1,01

- Khẩu phi N. nghiệp Khẩu 1.067 18.5 1.073 18.5 1,01 1,01

2. Tổng số hộ Hộ 1.289 100 1.313 100 1,02 1,01

- Hộ nông nghiệp Hộ 1.057 82 1.076 82 1,02 1,03

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 232 18 237 18 1,02 1,04

3. Tổng số lao động L. động 3.586 100 3.735 100 1,04 1,02

Lao động N. nghiệp L. động 2.923 81,5 3.044 81,5 1,04 1,02

Lao động phi NN L. động 663 18,5 691 18,5 1,04 1,02

4. Một số chỉ tiêu BQ

- Nhân khẩu/hộ Khẩu 4,47 4,42

- Nhân khẩu NN/hộ NN Người 4,47 4,42

- Lao động/ hộ Người 2,78 2,84

- Lao động NN/ hộ NN Người 2,78 2,84

- Tỷ lệ hộ nghèo % 14,5 15,2

Qua bảng 3 ta thấy lượng dân số xã nhỏ so với diện tích đất tự nhiên . Dân số năm 2008 là 5.703 người đến năm 2010 là 5.805 người và số lao động nông nghiệp là 2.910 lao động . Hiện nay xã đã quy hoạch bố trí dân cư dọc hai bên trục đường 537B, các trục đường chính khu du lịch biển nên phải cắt giảm diện tích đất canh tác hoa màu, nhưng bù lại là hoạt động dịch vụ kinh doanh của xã phát triển mạnh, nhiều mặt hàng trong đó có sản phẩm lạc và các vật tư phân bón...Được tiêu thụ mạnh và thuận lợi hơn nhiều cho người nông dân. Lạc, ngô và các loại rau màu khác trở thành hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao.

Tốc độ gia tăng dân số của xã rất đều, trung bình là 1,01% trong 3 năm, điều này phản ánh phong trào kế hoạch hóa gia đình ở xã có kết quả tốt và việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài, số thanh niên đi làm ăn xa ở các tỉnh khác đã giảm áp lực về đất đai sản xuất chính vì vậy mà nhiều hộ có thể mở rộng diện tích đất sản xuất. Lực lượng lao động còn lại vẫn khá phong phú cho hoạt động sản xuất tại địa phương.

Hoạt động của dân số trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm ưu thế thể hiện ở số khẩu, số hộ và số lao động nông nghiệp chiếm từ 81,5- 82 %. Số nhân khẩu tỷ lệ lao động nông nghiệp mức tăng phân bố trong 3 năm đều chỉ 1,02% .

Nguồn lao động của xã dồi dào nhưng số lao động đều đi làm ăn xa quê hương hoặc thực hiện xuất khẩu lao động vì trong đó xã không đủ công ăn việc làm, do đó mà tốc độ tăng lao động phi nông nghiệp ở mức bình thường 3 năm là 1,02%.

Tỷ lệ nhân khẩu/ hộ ở mức trung bình là 4,4 - 4,7 nhân khẩu/hộ có xu hướng giảm dần. Số lao động trong một hộ 2,8 lao động/hộ, chính lực lượng lao động trong một hộ thực hiện sản xuất đem lại thu nhập cho hộ, không còn gánh nặng về người ăn theo trên một lao động. Nên địa phương đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo từ 17% năm 2008 xuống còn 15,2% năm 2010.

2.5.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã

Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong những năm qua Quỳnh Liên đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đa ngành, đa nghề và tốc độ phát triển kinh tế hàng năm luôn ở tốp nhì của huyện. Đặc biệt là được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch Quỳnh Liên là một trong những địa phương thuộc quy hoạch thị xã Hoàng Mai.

Bảng 2.3 Tình hình phát triển kinh tế của xã Quỳnh Liên năm 2006 và năm 2010 Chi tiêu Năm 2006 Năm 2010 So sánh (%)

Số lượng (triệu đồng) cấu (%) Số lượng (triệu đồng) cấu (%) 2010/2 006 Bình quân I.Tổng giá trị sản xuất 49.685 100 40.303 100 81.12 112.29 1.Nông-Lâm-Ngư 36.618 73.7 29.099 72.2 79.47 113.57 Nông nghiệp 24.900 68.0 20.369 70.0 81.80 111.61 Trồng trọt 0.732 2.0 0.582 2.0 79.47 113.57 Chăn nuôi 4.394 12.0 2.619 9.0 59.60 103.63 Lâm nghiệp 0.366 1.0 0.000 0.0 0.00 73.83 Thủy hải sản 5.859 16.0 5.529 19.0 94.37 131.56 2.TTCN & XDCB 6.211 12.5 4.998 12.4 80.47 112.54 3.Thương mại- Dịch vụ 6.857 13.8 6.448 16.0 94.05 108.89

II. Một số chi tiêu bình quân

1.Giá trị SXNN/ha đất NN 71.500 75.100 2.Giá trị sản xuất /lao động 22.400 24.600 3.Giá trị SXNN/LĐNN 34.700 36.500

Một phần của tài liệu Vai trò của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn xã quỳnh liên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w