Xương chậu hông

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cỡ số kích thước cơ thể phần thân dưới phụ nữ1 (Trang 25 - 27)

Chậu hông được tạo bởi 2 xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt (xương cùng và xương cụt là phần dưới của cột sống). Hai xương hông khớp với nhau ở mặt trước bằng một sụn dày gọi là khớp mu. Mặt sau khớp với xương cùng bằng những khớp rấy chắc của diện nhĩ.

Nguyễn Thị Thanh Thảo Khóa 2013A

26

Xương cánh chậu là 2 xương dẹt to, hình cánh quạt. Mặt trong có đường vô danh chia xương chậu ra làm 2 phần:

Phần trên gọi là đại khung hay khung chậu lớn, phần dưới gọi là tiểu khung hay khung chậu nhỏ.

Xương cùng có 5 đốt, đốt trên cùng nhô cao gọi là mỏm nhô. Xương cùng có mặt trước lồi, mặt sau lõm và 2 bờ hai bên.

Xương cụt có từ 4 đến 6 đốt, cũng có các mặt như xương cùng.

Bốn xương của khung chậu được khớp với nhau bởi 4 khớp xương, phía trước là khớp mu, phía sau là khớp cùng – cụt, 2 bên là 2 khớp cùng – chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu nữ có thể thay đổi. Trẻ em nam và trẻ em nữ khung xương chậu không khác nhau. Ở nữ đến tuổi dậy thì khi có sự xuất hiện kinh nguyệt chậu hông lớn phát triển rộng và thấp hơn chậu hông của nam giới. Cửa ra chậu hông bé của nữ rộng hơn nam. Nhưng ở độ tuổi 25- 35 là độ tuổi tốt trong thời kỳ sinh sản. Ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai thì xương chậu hông phát triển rộng hơn và nghiêng về phía trước làm cho mông và bụng luôn ưởn ra một cách tự nhiên, do đó đặc điểm cấu tạo này phù hợp với chức năng sinh sản và mang thai của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống cỡ số kích thước cơ thể phần thân dưới phụ nữ1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)