Nhóm giải pháp nhằm tăng hiểu quả các gói kích cầu 1.Về phía Cơ quan quản lý Nhà nước:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư- nhóm 4 potx (Trang 67 - 69)

1.Về phía Cơ quan quản lý Nhà nước:

+ Chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi thực sự cần thiết và duy trì trong ngắn hạn nhằm

tránh sự mất cân đối hàng tiền, vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ, dẫn đến lạm phát.

+ Chính phủ cần có sự giám sát chặt chẽ sự phân bổ nguồn lực của gói kích cầu, tạo điều kiện cho nguồn lực được phân bổ đúng đối tượng, tránh

tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẵng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là DN.

+ Chính phủ phải chủ động trong việc đưa ra gói kích cầu với mục tiêu rõ ràng, tránh trường hợp xử lý tình huống.

+ Gói kích cầu cần phải được thiết kế rõ ràng, bám sát điều kiện thực tế, tránh ách tắc ở khâu thủ tục làm giảm tiến độ thực hiện và thiếu hiệu quả trong quá trình đưa vào triển khai.

+ Chính phủ cần thiết kế gói kích cầu đúng mục tiêu, tránh trường hợp nhập nhằng giữa kích cầu và kích cung.

+ Cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, hỗ trợ tư pháp cho các cơ quan, đơn vị và toàn dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn kịp thời.

+ Công tác thông tin, truyền thông cũng cần ‘đồng hành với Chính phủ” để tuyên truyền , cổ vũ những đơn vị làm tốt, những cách làm hay để sử dụng hiệu quả và sớm nhất các đồng vốn, biện pháp kích cầu, đồng thời cũng phê phán những hành vi lợi dụng vốn kích cầu để mưu lợi cục bộ, tham ô, tham nhũng. Để làm được điều này, các bộ, ngành, địa phương cũng cần chủ động, công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để những thôn tin chính thống, chính xác đến được với người dân, loại bỏ những thông tin tiêu cực. không chính xác thiếu thiện ý của kẻ xấu.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được tiến hành kịp thời để phát hiện những bất hợp lý giúp Chính phủ sớm điều chỉnh, bổ sung.

+ Nhà nước phải có cơ chế rõ ràng để chống hiện tượng lạm dụng như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó là chia chác kiếm lời, hay hiện tượng doanh nghiệp lạm dụng vay nhưng lại không đầu tư theo cam kết mà dùng để trả nợ đáo hạn rồi gửi lại ngân hàng ăn lãi...

+ Cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ cần công khai, minh bạch hơn nữa, nhằm bảo đảm công bằng, hợp lý cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó đặc biệt tăng cường sự giám sát của cộng đồng, tránh lãng phí, thất thoát.

+ Chính phủ cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.

+ Gói kích cầu chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời nên kinh tế khi có

khủng hoảng. Khi nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững nhằm tránh sự bùng phát của những tàn dư sau khủng hoảng.

2.Về phía các đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ gói kích cầu;

+ Đầu tư đúng nơi, đúng lúc, tránh đầu tư sai, dàn trải, không đúng mục

đích.

+ Phải có biên pháp giải ngân nhanh để đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

+ Các đơn vị được đầu tư phải coi đây là trách nhiệm xã hội của mình, không sử dụng đồng vốn vào mục đích trục lợi cục bộ, phải đặt lợi ích đất nước lên trên.

LỜI KẾT

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà tất cả các quốc gia đều hướng tới. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực như tăng trưởng cao, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước… Tuy nhiên, song hành với xu thế các dòng vốn từ bên ngoài đổ vào mạnh mẽ, ngoại thương mở rộng và GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát, thâm hụt ngân sách cao, nhập siêu lớn, nhiều cân đối vĩ mô bị phá vỡ và xu thế bất ổn gia tăng. Tình hình đầu tư vì thế mà cũng chịu ảnh hưởng - suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bởi vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư, phân tích thực trạng đầu tư cùng với các chính sách kích cầu đầu tư mà Việt Nam đã thực hiện, qua đó để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Kèm theo đó là một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. Hi vọng, các giải pháp đo có thể phần nào giúp cho đầu tư của Việt Nam có một diện mạo mới, năng lực mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư- nhóm 4 potx (Trang 67 - 69)