Số
buổi/tuần Số lượng Tỷ lệ (%)
Số
tiết/buổi Số lượng tỷ lệ (%)
1 buổi 0 0 1 tiết 0 0 2 buổi 1 12.5% 2 tiết 5 62.5% 3 buổi 6 75% 3 tiết 2 25% 4 buổi 1 12.5% 4 tiết 1 12.5%
Dựa vào kết quả từ bảng trên chúng tôi tiến hành tập luyện ngoại khóa TDTT với 3 buổi/tuần và 2 tiết/ buổi.
3.2.3 Hiệu quả của việc tập luyện ngoại khóa TDTT cho học sinh khối 11 trường THPT Nghèn. khối 11 trường THPT Nghèn.
Trên cơ sở các hình thức tập luyện đã xậy dựng, chúng tôi tiến hành tổ chức với 2 nhóm thực nghiện và một nhóm đối chứng như sau:
- Nhóm 1 : Không tổ chức tập luyện ngoại khóa gồm 30 học sinh
- Nhóm 2: Tập luyện ngoại khóa theo nhóm gồm 30 học sinh tập luyện hai nội dung chính là Cầu lông và Bóng chuyền.
- Nhóm 3: Tập luyện ngoại khóa theo sự hướng dẫn của giáo viên gồm 30 học sinh tập luyện hai nội dung chính là Cầu lông và Bóng chuyền.
Trong đó nhóm 1 không tham gia bất kỳ một hình thức ngoại khóa nào cả, nhóm 2 tập luyện ngoại khóa theo hình thức tự tập luyện, nhóm 3 tâp luyện ngoại khóa theo sự hướng dẫn của giáo viên. Cả 3 nhóm vẫn tham gia học tập chính khóa bình thường theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Tất cả các học sinh tham gia tập luyện đều là các học sinh nam khối 11 trường THPT Nghèn.
Thời gian tập luyện từ 21/2/2011 đến 15/4/2011với số buổi tập là 3buổi/tuần, mỗi buổi tập là 2 tiết.
Để kiểm tra kết quả tập luyện của các nhóm, chúng tôi kiểm tra thể lực ban đầu của các em theo các test kiểm tra đã lựa chọn.
Test 1: Chạy 100m (s) Test 2: Bật xa tại chổ (cm) Test 3 : Chạy 800m (s).
Việc kiểm tra được tiến hành đồng thời các 3 nhóm và thu được kết quả:
Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra thể lực trước khi tập luyện ngoại khóa
Nhóm Kết quả kiểm tra
Test 1 Test 2 Test 3
X ±δ X ±δ X ±δ
Không ngoại khóa 14.13 ± 1.25 206.5 ± 5.5 193.5 ± 6.0 Tự ngoại khóa 14 ± 1.2 206 ± 5.2 193.2 ± 5.5 Giáo viên hướng
dẫn ngoại khóa 14.03 ± 1.3 207 ± 5.3 193 ± 5.3
Từ kết quả ở bảng trên bằng phương pháp so sánh 2 số trung bình giữa các nhóm với nhau, trên cơ sở thành tích đạt được ở 3 test chúng ta tính được:
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính= 0.41 < tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 0.31 < tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 0.093 < tbảng
Như vậy với kết quả so sánh giữa các nhóm ở test 1 ở ngưỡng xác suất p>5%, ta thấy tất cả ttính<tbảng , nên có thể kết luận răng không có sự khác biệt về thành tích chạy 100m giữa 3 nhóm.
So sánh kết quả test 2:
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính= 0.36 < tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 0.36 < tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 0.73 < tbảng
Như vậy với kết quả so sánh giữa các nhóm ở test 1 ở ngưỡng xác suất p>5%, ta thấy tất cả ttính<tbảng, nên có thể kết luận răng không có sự khác biệt về thành tích bật xa tại chổ giữa 3 nhóm.
So sánh kết quả test 3:
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính= 0.20 < tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 0.34 < tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 0.14 < tbảng
Như vậy với kết quả so sánh giữa các nhóm ở test 1 ở ngưỡng xác suất p>5%, ta thấy tất cả ttính<tbảng , nên có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về thành tích chạy 800m giữa 3 nhóm.
Từ kết quả so sánh giữa các nhóm ở 3 nội dung kiêm tra, cho thấy năng lực thể chất của các em trước khi bước vào chương trình tập luyện tương đương nhau và không có sự khác biệt đáng kể.
Sau khi đã xác định thành tích ban đầu của 3 nhóm học sinh là tương đương nhau, chúng tôi tiến hành tập luyện ngoại khóa cho nhóm 2 và nhóm 3 theo nội dung ngoại khóa đã được định trước.
Sau thời gian 8 tuần tiến hành tập luyện ngoại khóa, chúng tôi kiểm tra lại thể lực cho cả 3 nhóm.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra thể lực sau khi tập luyện ngoại khóa
Nhóm Kết quả kiểm tra
Test 1 Test 2 Test 3
X ±δ X ±δ X ±δ
Không ngoại khóa 13.9 ± 1.3 207 ± 6.08 190 ± 5.0 Tự ngoại khóa 13.4 ± 1.1 209.5 ± 6.2 187 ± 4.5 Giáo viên hướng
dẫn ngoại khóa 13.3 ± 1.2 210 ± 6.1 185.5 ± 3.5
Dựa vào kết quả của bảng trên, chúng tôi tiến hành so sánh hai giá trị trung bình giữa hai nhóm và thu được kết quả như sau:
So sánh kết quả test 1:
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính= 1.61 < tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 1.88 < tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 0.093 < tbảng
Với kết quả trên chúng ta thấy rằng sau một thì gian tập luyện, mặc dù thành tích của cả 3 nhóm đều tăng nhưng không đáng kể. Những không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 5%.
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính= 1.66 < tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 2.23 > tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 0.63 < tbảng
Từ kết quả so sánh ở trên cho thành tích bật xa của hai nhóm tham gia tập luyện ngoại khóa tăng lên đáng kể, đặc biệt là nhóm có giáo viên hướng dẫn thành tích bật xa tăng lên rất nhiều. Sự khác biệt giữa nhóm tập luyện ngọai khóa với sự hướng dẫn của giáo viên với nhóm không tập luyện cho thấy độ tin cậy được đảm bảo ở ngưỡng xác suất p < 5%. Còn giữa hai nhóm tự tập luyện và nhóm không tập luyện không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p>5%, mặc dù nhóm tự tập luyện ngoại khóa có tăng lên.
So sánh kết quả test 3:
Nhóm 1 và nhóm 2: ttính=2.45 > tbảng
Nhóm 1 và nhóm 3: ttính= 4.05 > tbảng
Nhóm 2 và nhóm 3: ttính= 1.31 < tbảng
Kết quả kiểm tra ở test 3 cho thấy:
Hai nhóm tập luyện ngoại khóa cao hơn hẳn so với nhóm không tập luyện ngoại khóa và được đảm bảo ở ngưỡng xác suất p < 5%. Còn giữa hai nhóm tập luyện ngoại khóa thì nhóm có giáo viên hướng dẫn có kết quả cao hơn so với nhóm không tập luyện những không có ý nghĩa ở ngưỡng xác sất p > 5%.
Để xác định rõ hơn hiệu quả của các hình thức tập luyện ngại khóa chúng tôi đã lấy kết quả thi học kỳ môn thể dục của cả 3 nhóm và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12. Bảng điểm thi học kỳ môn thể dục khối 11 của 3 nhóm
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nhóm 1 4 13.3 9 30 13 43.4 4 13.3 Nhóm 2 11 36.7 12 40 6 20 1 3.3 Nhóm 3 16 53.3 10 33.3 4 13.4 0 0
Từ bảng 3.13 cho ta thấy số học sinh đạt điểm 9 -10 ở nhóm tập luyện ngoại khóa không có giáo viên hướng dẫn và nhóm tập luyện ngoại khóa có giao viên hướng dẫn lần lượt là 11 và 16 học sinh trong khi đó nhóm không tập luyện ngoại khóa số học sinh đạt điểm 9 - 10 chỉ 4 học sinh. Ngược lại ở số học sinh có điểm < 5 ở nhóm không tập luyện ngoại khóa là 4 học sinh trong khi đó nhóm tập luyện ngoại khóa không có giáo viên hướng dẫn là 1 học sinh và nhóm tập luyện ngoại khóa có giáo viên hướng dẫn không có học sinh nào bị điểm < 5.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích đề tài, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng tập luyện ngoại khóa ở trường THPT Nghèn còn gắp rất nhiều khó khăn. Về điều kiện cơ sở vật chất còn rất khó khăn thiếu thốn, dụng cụ sân bãi tập luyện còn ít, chưa đáp ứng hết được nhu cầu tập luyện của học sinh. Trong khi nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh là rất cao. Thực trạng tập luyện ngoại khóa còn chưa có tổ chức tập theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả tập luyện không cao.
2. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã xây dựng được hai hình thức tập luyện ngoại khóa đó là:
+ Tập luyện ngoại khóa với sự hướng dẫn của giáo viên + Tập luyện ngoại khóa không có giáo viên hướng dẫn
Qua thời gian 8 tuần thực nghiệm chúng tôi đã thấy rõ hiểu quả của việc tập luyện ngoại khóa đối việc phát triển thể chất cho học sinh. Được thể hiện ở sự khác biết ở ngưỡng xác suất p < 5% ở các nhóm tập luyện ngoại khóa và nhóm không tập luyện ngoại khóa.
+ Giữa nhóm 1 và nhóm 2 ở test 1 và test 2 thành tích của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 những chưa có ý nghĩa với ttính< tbảng ở ngưỡng xác suất p > 5%. Nhưng ở test 3 thành tích của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 và được đảm bảo ở ngưỡng xác suất p < 5% với ttính> tbảng.
+ Giữa nhóm 1 và nhóm 3 ở test 1 thành tích của nhóm 3 cao hơn nhóm 1 những chưa có ý nghĩa với ttính< tbảng ở ngưỡng xác suất p > 5%. Nhưng ở test 2 và test 3 thành tích của nhóm 3 cao hơn hẳn so với nhóm 1 và được đảm bảo ở ngưỡng xác suất p < 5% với ttính> tbảng.
+ Giữa nhóm 2 và nhóm 3 ở cả 3 test thành tích của nhóm 3 cao hơn nhóm 2 những chưa có ý nghĩa với ttính< tbảng ở ngưỡng xác suất p > 5%.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
1. Các cấp lãnh đạo nhà trường THPT Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh cần quan tậm hơn nữa tới công tác GDTC cho học sinh và trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện của học sinh.
2.Trong điều kiện hiện nay, việc tổ chức tập luyện ngoại khóa TDTT cho học sinh là rất quan trọng. Vì vậy, cấp lãnh đạo nhà trường THPT Nghèn có thể áp dụng hình thực tập luyện ngoại khóa này nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn thể dục cho học sinh trong trương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học Thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao.
3. Hoàng Thị Ái Khuê, Sinh lý học Thể dục thể thao. Lưu hành nội bộ 4. Đậu Thị Bình Hương, Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. Lưu hành nội bộ.
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp Thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thông kê thể dục thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
7. Nhiều tác giả, Sách thể dục lớp 10,11,12, NXB Giáo dục.
8. Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh phổ thông, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN
Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học xin các em vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
Cách trả lời: (Đọc kỹ câu hỏi, điền dấu x vào ô trả lời) Họ và tên:...
Tên trường:...
1. Em có thường xuyên tham gia tập luyện thể thao ngoài giờ học chính khóa hay không?
Có Không
2. Nếu tham gia hoạt động ngoại khóa em sẽ chơi môn thể thao nào? Bóng đá Bơi lội Đá cầu
Bóng chuyền CÇu lông Điền kinh
Bóng bàn Cờ vua Thể dục
3. Động cơ nào đã khuyến khích em tham gia tập luyện ngoại khóa? - Muốn được vận động vui chơi
- Để trở thành vận động viên thể thao
- Để có sức khỏe tốt
4. Hiện nay khó khắn lớn nhất đối với em trong việc tập luyện ngoại khóa là gì?
- Vì không có thời gian
- Vì gia đình không ủng hộ
- Vì khó khăn về tài chính
- Vì không đủ sân bãi tập luyện
5. Nếu tham gia tập luyện ngoại khóa em sẽ tập theo hình thức tập luyện nào?
- Tập luyện không có giáo viên hướng dẫn
- Tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Xin chân thành cảm ơn !
Ngày tháng năm 2011
PHIẾU PHỎNG VẤN
Họ và tên:... Nơi công tác:...
Để giúp cho công việc nghiên cứu, mong các thầy (cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
Cách trả lời: Nếu đồng ý điền x vào ô vuông.
Câu 1: Để tiến hành việc tập luyện ngoại khóa hợp lý theo thầy (cô) số buổi hợp lý để thực hiện tập luyện ngoại khóa trong một tuần là bao nhiêu.
1 buổi
2 buổi
3 buổi
4 buổi
Câu 2: Để bố trí thời gian tập không ảnh hưởng đến các công việc học tập của những học sinh khác theo thầy (cô) thời gian của một buổi tập là bao nhiêu.
1 tiết
2 tiết
3 tiết
4 tiết
Xin chân thành cảm ơn!
TIỂU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ 1998
(Áp dụng cho học sinh THPT)
Mức Nội dung kiểm tra Nam/tuổi Nữ/tuổi
16 17 18 16 17 18 Đạt Chạy nhanh 100m (s) 12.8 12.8 12.8 14.8 14.8 14.8 Bật xa tại chổ (cm) 195 205 210 160 160 160 Chạy 1000m nam, 500m nữ 4’10” 4’5” 4’5” 2’6” 2’4” 2’2” Đẩy tạ (m) 5.5 6 6.5 4 4.2 4.4 Khá Chạy nhanh 100m (s) 12.2 12.2 12.2 14.0 14.0 14.0 Bật xa tại chổ (cm) 205 215 225 170 170 170 Chạy 1000m nam, 500m nữ 3’55” 3’5” 3’5” 2’ 2’2” 2’5” Đẩy tạ (m) 6 6.5 7 4.6 4.8 5 Giỏi Chạy nhanh 100m (s) 11.6 11.6 11.6 13.5 13.5 13.5
Bật xa tại chổ (cm) 215 225 230 180 180 180 Chạy 1000m nam, 500m nữ 3’45” 3’40” 3’40” 1’50” 1’50” 1’50” Đẩy tạ (m) 7 705 8 5 5.5 5.4