Đặc điểm chƣơng trình sách giáo khoa lớp 10

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 10 tỉnh lào cai (Trang 46)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Đặc điểm chƣơng trình sách giáo khoa lớp 10

Chƣơng trình sách giáo khoa lớp 10 có những đặc điểm nổi bật sau:

- Sát thực, tức gần gũi với thực tiễn dạy học ở phổ thông nhằm nâng cao tính khải thi của chƣơng trình và sách giáo khoa phù hợp với việc đổi mới giáo dục trung học phổ thông; tiếp cận thực tiễn đời sống, thực tiễn khoa học.

- Trực quan, tức là coi trình quan là phƣơng pháp chủ đạo trong việc tiếp cận các khái niệm toán học; dẫn dắt học sinh từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng thông qua các hoạt động của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38

- Nhẹ nhàng, tức là xác định những yêu cầu vừa sức đối với học sinh, không quá hàm lâm; sách giáo khoa trình bày vấn đề ngẵn gọn, súc tích, không gây cho học sinh căng thẳng trong quá trình học tập.

- Đổi mới, tức là sách giáo khoa đã cách tân cách trình bày, nâng cao tính sƣ phạm, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học và phƣơng pháp đánh giá.

1.4.2.Về nội dụng chƣơng trình, mục tiêu dạy học môn Toán 10 (cơ bản) Trung học phổ thông [ 8 ], [9]

-Nội dung Đại số: Bao gồm 6 chƣơng: Chƣơng I: Mệnh đề -Tập hợp

Chƣơng II: Hàm số bậc nhất và hàm bậc hai. Chƣơng III: Phƣơng Trình và hệ phƣơng trình. Chƣơng IV: Bất đẳng thức, bất phƣơng trình. Chƣơng V: Thống kê.

Chƣơng VI:Cung và góc lƣợng giác. Công thức lƣợng giác . - Nội dung hình học gồm 3 chƣơng.

Chƣơng I: Véc tơ.

Chƣơng II: Tích vô hƣớng của hai véc tơ và ứng dụng. Chƣơng III: Phƣơng pháp tọa dộ trong mặt phẳng.

- Các mục tiêu dạy học môn Toán 10 THPT đƣợc xác định nhƣ sau: a) Mục tiêu chung:

+ Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phƣơng pháp Toán học phổ thông cơ bản và thiết thực.

+ Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành cho HS những khả năng suy luận đặc trƣng của Toán học, rất cần thiết cho thực tiễn cuộc sống.

+ Góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thƣờng xuyên.

+ Tạo cơ sở để HS tiếp tục học lên các lớp học, bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động.

b) Mục tiêu cụ thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

39

+ Cung cấp kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu một số hàm số sơ cấp và ứng dụng của chúng, giải các phƣơng trình, bất phƣơng trình liên quan đến các hàm sơ cấp.

+ Cung cấp một số kiến thức ban đầu của đại số tổ hợp, thống kê và xác xuất. + Cung cấp một số kiến thức liên quan đến véc tơ, tích vô hƣớng của hai véc tơ và ứng dụng, phƣơng pháp tọa độ trong phẳng.

+ Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào việc giải các bài toán đơn giản và một số bài toán thực tiễn.

+ Có khả năng suy luận hợp lí, hợp lôgic trong những tình huống cụ thể, có khả năng tiếp nhận và biểu đạt các vấn đề một cách chính xác.

Kết luận chƣơng 1

Chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan và tìm hiểu tình hình HSYK môn Toán ở các trƣờng THPT miền núi Lào Cai. Đƣa ra và phân tích một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém Toán của HS. Từ việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn, chúng tôi thấy cần thiết và có thể xây dựng những biện pháp áp dụng KTDH tích cực để giúp đỡ HSYK môn Toán lớp 10 THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

40

Chƣơng 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HSYK

HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 10 THPT 2.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp

2.1.1.Nguyên tắc 1. Tôn trọng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình dạy học cần linh hoạt, áp dụng triển khai áp dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho từng đối tƣợng, nhƣng dựa trên cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

2.1.2.Nguyên tắc 2. Bám sát nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa toán 10

SGK là tài liệu chính thống phục vụ cho mọi đối tƣợng HS. Cần tôn trọng, bám sát nội dung, chƣơng trình SGK vì với đối tƣợng HSYK việc lĩnh hội hết kiến thức trong SGK đã là đủ để các em có thể tự rèn luyện học tập và tiến bộ.

2.1.3.Nguyên tắc 3. Phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh

Việc dạy học một mặt yêu cầu đảm bảo vừa sức để HS có thể chiếm lĩnh đƣợc tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Vừa sức không phải quá khó nhƣng cũng không có nghĩa là quá dễ. “Sức” HS, tức là trình độ, năng lực của họ, không phải là bất biến mà thay đổi trong quá trình học tập, nói chung là theo chiều hƣớng tăng lên. Vì vậy, sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau có nghĩa là không ngừng nâng cao yêu cầu [17].

2.1.4.Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính thực tiễn

Cần đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV và tính tự giác, tích cực, chủ động của HS. Đối với HSYK, GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cƣờng luyện tập vừa sức.

2.1.5.Nguyên tắc 5. Đảm bảo tính khả thi

Việc đổi mới PPDH là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung. Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phƣơng pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

41

đó kết hợp với các PPDH tích cực. Khả thi, tức là có thể thực hiện đƣợc với các điều kiện dạy học hiện tại mà không cần phải thay đổi quá nhiều về những điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian dạy học mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.

2.2. Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK học tốt môn Toán lớp 10 HSYK học tốt môn Toán lớp 10

2.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu, phân loại và tiến hành dạy học bám sát đối tƣợng, lựa chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung học tập và đối lựa chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung học tập và đối tƣợng là học sinh yếu kém tỉnh Lào Cai

a, Mục đích của dạy học sát đối tượng

Trong bất cứ lĩnh vực cũng nhƣ ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tƣợng hoạt động của mình. Cảnh sát điều tra tội phạm không thể không bám sát đối tƣợng điều tra, bác sĩ phải hiểu bệnh nhân của mình để điều trị. Nghiên cứu khoa học cũng phải bám sát đối tƣợng nghiên cứu và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, ngƣời giáo viên càng phải hiểu đối tƣợng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát đƣợc học sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tƣợng cần đƣợc quan tâm.

Từ trƣớc tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phƣơng pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phƣơng pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tƣợng HS mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phƣơng pháp dạy học. Đối tƣợng HS nhƣ thế nào sẽ phải có phƣơng pháp dạy học cho thích ứng. Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tƣợng để dạy cho sát trình độ.

Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tƣợng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi GV trong các nhà trƣờng phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phƣơng cũng nhƣ nhà trƣờng phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi dƣỡng GV các cấp đã đƣa vấn đề này làm chủ đề chính để trao đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

42

Dạy học sát đối tƣợng là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, dạy học sát đối tƣợng có nghĩa là giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tƣợng HS của mình để từ đó lựa chọn nội dung và phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực học tập của HS. Cụ thể là giáo viên phải hiểu đƣợc trình độ nhận thức của HS ở mức độ nào? Tinh thần, thái độ, động cơ, ý thức học tập ra sao? Sở trƣờng, nguyện vọng, cá tính nổi bật của từng HS là gì? Những ƣu điểm, nhƣợc điểm của học sinh và phải biết đƣợc học sinh của mình đang thiếu hụt điều gì, cần cái gì,… Có hiểu đƣợc nhƣ vậy giáo viên mới tìm đƣợc biện pháp tác động có hiệu quả, mới đem lại đƣợc những cái cần và đủ cho từng HS.

b) Cơ sở khoa học của biện pháp

- Trong các phƣơng pháp giảng dạy toán thì PPDH phân hóa (hay dạy học bám sát đối tƣợng) là một phƣơng pháp khá hiệu quả. Trong giờ học toán ở trƣờng phổ thông, việc bảo đảm thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả các đối tƣợng HS, khuyến khích phát triển tối đa và tối ƣu những khả năng của cá nhân là yêu cầu vô cùng quan trọng mà dạy học phân hóa đã đạt đƣợc.

- Dạy học phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hóa hoạt động của ngƣời học, đƣa ngƣời học trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với năng lực nhận thức của bản thân. Bên cạnh đó ngƣời GV có cơ hội hiểu và nắm đƣợc mức độ nhận thức của từng cá thể ngƣời học để đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và có đánh giá một cách chính xác, khách quan.

-Dạy học phân hóa gây đƣợc hứng thú học tập cho mọi đối tƣợng HS, xóa bỏ mặc cảm tự ti của đối tƣợng HS có nhịp độ nhận thức thấp cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài. Kích thích, gây hứng thú học tập cho các đối tƣợng HS khá giỏi phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình. Không gây cảm giác nhàm chán cho HS khá giỏi.

- Dạy học phân hóa trong giờ dạy toán dễ dàng thực hiện, không gây khó khăn, trở ngại cho GV trong việc chuẩn bị cũng nhƣ tiến hành giảng dạy. Không nhất thiết đòi hỏi cần có các phƣơng tiện thiết bị hiện đại kèm theo, phù hợp với thực trạng điều kiện vật chất còn thiếu thốn ở nƣớc ta hiện nay.

- Dạy học hợp tác nhóm xóa bỏ mặc cảm, khoảng cách giữa HSYK với HS khá giỏi, đƣa các em sát lại gần nhau hơn. Tạo điều kiện cho đối tƣợng HSYK học hỏi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

43

thảo luận với HS khá giỏi. Các em có cơ hội giúp đỡ nhau cùng phát triển, tiếp thu một cách nhanh chóng tri thức của nhân loại.

- Trong biện pháp này chúng tôi sử dụng KT chia nhóm những học sinh cùng trình độ, KT giao nhiệm vụ cho từng nhóm và từng cá nhân cụ thể, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn, KT động não…

c) Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Trƣớc hết cần phải hiểu rõ đối tƣợng HS của mình trên cơ sở đó lập kế hoạch dạy học, thiết kế giáo án, lựa chọn phƣơng pháp tối ƣu nhất để dạy học cho phù hợp.

Với HS khá, giỏi: Hãy bƣớc vào lớp với nụ cƣời, giáo viên cần tạo cho các em

một tâm thế hứng khởi khi vào giờ học để kích thích sự tích cực, hào hứng, thoải mái trong học tập. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi và phân tích một cách sâu sắc để giúp học sinh nhận thức tốt. Mở rộng, nâng cao một số kiến thức cơ bản để làm phong phú thêm nội dung bài học. Tăng cƣờng đặt ra những câu hỏi (KT đặt câu hỏi), những bài tập có độ khó vừa phải để kích thích HS tìm tòi, suy nghĩ. Sử dụng linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng các phƣơng pháp dạy học, kĩ thuật dạy học (KT khăn trải bàn, KT hỏi chuyên gia, KT động não…) và yêu cầu học sinh tích cực làm việc trong giờ học. Đừng tìm những con đƣờng dễ dàng nhất trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Nhƣ thế học trò sẽ lƣời suy nghĩ. Giáo viên cần làm cho HS thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là phải luôn khích lệ, luôn ở bên HS khi khó khăn. Trang bị cho các em phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu.

Với HS yếu, kém: Nội dung bài giảng phải tinh giản đến mức độ tối đa, song

phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, cần thiết và cốt lõi nhất để HS nắm đƣợc kiến thức cơ bản của môn học. Không tham kiến thức và tuyệt đối tránh đƣa ra những kiến thức khó, phức tạp, rƣờm rà. Phải tìm những con đƣờng dễ dàng nhất trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Trình bày bài giảng phải hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ; tránh lan man, dài dòng. Đảm bảo cho học sinh ghi chép một cách đầy đủ những ý chính của bài học (thậm chí phải đọc cho học sinh ghi chép khi cần thiết và phải kiểm tra vở ghi thƣờng xuyên). Cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em HS. Không đặt ra những câu hỏi quá khó. Cần đƣa ra những câu hỏi nhẹ nhàng, đơn giản để khuyến khích HS trả lời và tích cực học tập (KT đặt câu hỏi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

44

Tăng cƣờng kiểm tra việc học bài ở nhà và trên lớp của HS để kịp thời bổ sung những thiếu hụt về kiến thức. Điểm kém sẽ ảnh hƣởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bởi vậy hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm mọi cách cho các em có cơ hội để gỡ điểm. Giữ kỉ cƣơng, nề nếp lớp học là điều cần thiết, song đừng đòi hỏi một kỷ luật lý tƣởng trong giờ học. Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng trong việc dạy dỗ HS. Cần tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ, cởi mở để học sinh không bị ức chế, căng thẳng. Biết truyền cảm hứng đến từng HS, từ đó từng bƣớc xây dựng thái độ học tập đúng đắn cho các em.

Đúng nhƣ nhà giáo dục Nga Chép lốp đã từng nhắn nhủ tới tất cả giáo viên:

“Người thày trung bình chỉ biết nói Người thày dạy giỏi biết giải thích Người thày xuất chúng biết minh hoạ

Người thày vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.

- Việc tổ chức điều khiển quá trình giải bài tập phân hóa của HS có thể đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

*Bƣớc 1: GV tổ chức, giao nhiệm vụ (KT chia nhóm,KT giao nhiệm vụ) cho các đối tƣợng HS khá, giỏi, trung bình, yếu kém 3 loại bài tập khác nhau tùy theo khả năng, trình độ nhận thức của từng nhóm (bài tập phân hóa mà GV đã chuẩn bị từ trƣớc nhƣ đã nói ở trên) và đặt ra mục đích yêu cầu một cách rõ ràng cho HS.

*Bƣớc 2: Đại diện mỗi nhóm có thể đƣợc chỉ định hoặc tự giác lên trình bày phƣơng án giải quyết (KT lƣợc đồ tƣ duy, KT Hoàn tất một nhiệm vụ).

*Bƣớc 3: Từng cá nhân HS giải bài tập độc lập (dƣới sự quan sát, hƣớng dẫn gợi mở của GV). GV có thể định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 10 tỉnh lào cai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)