nhno &ptnt sơn động.
3.2.2. Đa dạng hoá hình thức cho vay.
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của các chủ thể về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng. Trong hoạt động tín dụng việc đa dạng hoá các phương thức cho vay là rất cần thiết vì mỗi loại có những đặc trưng riêng phù hợp với mục đích sử dụng vốn của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện nay nhno&ptnt Sơn Động đang áp dụng hai phương thức cho vay phổ biến là cho vay từng lần và cho vay trả góp, mới đây thực hiện thêm phương thức cho vay hạn mức nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Đối tượng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân, một số doanh nghiệp nhỏ với mục đích sxkd, tiêu dùng nên đa dạng hoá phương thức cho vay sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách
hàng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng.
Đa dạng hoá các hình thức cho vay giúp Ngân hàng mở rộng dư nợ lành mạnh, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả khoản tín dụng đã cấp.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả vốn vay sau này, vì qua thẩm định giúp cho Ngân hàng có thể chủ động trong việc tham gia tư vấn, nhận định tình hình thực tế khách hàng và từ chối ngay với những phương án, dự án không khả thi, giúp giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Hiện nay khách hàng chủ yếu của nhno&ptnt Sơn Động là hộ gia đình và cá nhân nên nhu cầu vay vốn của họ thường là phục vụ các phương án sản xuất nông nghiệp hay phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Do các phương án, dự án của các hộ gia đình đưa ra là tương tự nhau nên trong công tác thẩm định cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu, đi sát, thu thập thông tin cần thiết để đánh giá tính khả thi của dự án. Vì vậy các khoản tín dụng được cấp chưa thực sự mang lại hiệu quả như dự tính. Do vậy để giải quyết vấn đề này nhno&ptnt Sơn Động cần làm tốt các biện pháp sau:
- Nâng cao chất lượng thông tin: để công tác thẩm định được tốt đòi hỏi phải có thông tin đầy đủ, chính xác về người vay, về phương án dự án, về thị trường, về môi trường kinh tế chính trị, về điều kiện tự nhiên của nơi thực hiện dự án phương án…
- Tham gia tư vấn cho khách hàng: với điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp xúc, thu thập thông tin và kinh nghiệm nghề nghiệp, thông qua công tác thẩm định cán bộ tín dụng phát hiện những khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho phương án sxkd của khách hàng. Tính khả thi của dự án không chỉ quyết định tới sự thành bại của khách hàng mà còn quyết định tới khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Vì vậy thông qua những ý kiến đánh giá, tư vấn của cán
bộ tín dụng khách hàng có thể đưa ra được phương án khả thi, tránh được những rủi ro tiềm ẩn.
3.2.4. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc bảo đảm tiền vay.
Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của Ngân hàng. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ, giúp giảm tối đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.
Mục đích của tín dụng trước tiên phải là giúp khách hàng có vốn để duy trì hoặc mở rộng sxkd, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội nhưng phải đảm bảo cho vay thu được nợ cả gốc và lãi vay chính là đảm bảo an toàn và hiệu quả cho chính bản thân Ngân hàng. Khi phải mang tài sản cầm cố, thế chấp ra phát mại có nghĩa là sản xuất khách hàng thua lỗ, vốn đã mất và quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng đã chấm dứt. Mặt khác, không phải tài sản thế chấp nào cũng có thể bán ra một cách dễ dàng để Ngân hàng thu nợ kịp thời, đặc biệt đó là tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng. Trên thực tế hiện nay, việc phát mại tài sản là rất khó thực hiện.
Hiện nay, theo Nghị định về bảo đảm tiền vay số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, có đưa ra nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như: cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân vay vốn.
Việc thu nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp không phải là biện pháp tốt nhất nhưng nó cũng giúp Ngân hàng phần nào giải quyết những thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy, tôi thiết nghĩ:
- Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của Ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng, do đó Ngân
hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp trong quá trình cho vay. Giải pháp này gắn liền với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tín dụng. Việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án, đánh giá giá trị tài sản thế chấp... cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
- Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và khả năng vay trả được nợ của khách hàng mới là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng quyết định cho vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp thì Ngân hàng mới cho vay, vì vậy cần phải “Trông mặt mà bắt hình dong”. Tất nhiên việc “trông mặt” phải bao gồm việc xem xét thẩm định kỹ lưỡng của Ngân hàng đối với hiệu quả kinh tế của dự án, khả năng quản lý, khả năng tài chính, mối quan hệ tín nhiệm trong vay trả nợ.. Tất cả những điều đó sẽ cho Ngân hàng nhìn thấy bao quát và xây dựng được một chân dung khách hàng hoàn chỉnh để đưa ra quyết định đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất.
Vì vậy, vấn đề chính trong việc Ngân hàng quyết định cho vay đối với một khách hàng không phải ở chỗ khách hàng có tài sản cầm cố, thế chấp hay không mà khách hàng đó là ai và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào?
3.2.5. Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.
Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực: rủi ro về tỷ giá, rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong hoạt động tín dụng... trong đó rủi ro trong hoạt động tín dụng được quan tâm đặc biệt. Quá trình đầu tư cho nền kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, thời hạn dài nên rủi ro dễ xảy ra. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của nhno&ptnt rất cần thiết.
* Để thiết lập quỹ dự phòng rủi ro một cách thích hợp và có hiệu quả, người ta thường phân loại các khoản vay theo 4 nhóm:
- Nhóm 1: Các khoản vay bình thường, chưa đến kỳ hạn trả nợ và chưa có dấu hiệu của nqh. Nhóm này không cần phải trích dự phòng rủi ro.
- Nhóm 2: Các khoản vay có bảo đảm quá hạn dưới 180 ngày hoặc không có bảo đảm quá hạn trả nợ dưới 90 ngày, những khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn; số tiền trả thay cho người được bảo lãnh đã quá hạn thanh toán dưới 30 ngày, những khoản cho thuê tài chính chưa trả được tiền thuê trong thời gian 180 ngày.
- Nhóm 3: các khoản vay có bảo đảm quá hạn từ trên 180 ngày dưới đến dưới 360 ngày hoặc không có bảo đảm quá hạn từ trên 90 ngày đến dưới 180 ngày, những khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn; số tiền trả thay cho người được bảo lãnh đã quá hạn thanh toán từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Nhóm 4: các khoản vay có bảo đảm quá hạn từ 360 ngày trở lên hoặc không có bảo đảm quá hạn từ 180 ngày trở lên, những khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn; số tiền trả thay cho người được bảo lãnh đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
Căn cứ vào phân loại các khoản vay như trên, Ngân hàng có thể trích lập quỹ bù đắp rủi ro cho các khoản nqh đủ điều kiện theo quy định. Hiện nay, hàng quý nhno&ptnt Sơn Động trích lập quỹ dự phòng rủi ro đúng theo quyết định số 488/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 ban hành quy định về việc phân loại tài sản “có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của tctd. Và Quyết định số 88/HĐQT-03 ngày 25/4/2001 về việc ban hành quy định phân loại tài sản có, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động nhno&ptnt Việt Nam. Cụ thể trích lập như sau:
- Nhóm 1: Trích 0% - Nhóm 2: Trích 20% - Nhóm 3: Trích 50%
- Nhóm 4: Trích 100%