Đánh giá hoạt động chovay tiêu dùng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 32)

2.2.1. Kết quả đạt được

Qua các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta thấy được hoạt động cho vay tiêu dùng của sỏ' giao dịch 1 NHCT VN đang ngày càng được mở rộng. Biếu hiện ở cả số tuyệt đối và cả số tương đối của doanh số, dư nợ, lợi nhuận tù’ hoạt động cho vay tiêu dùng, các điều kiện đế khách hàng có thế vay ở ngân hàng càng ngày càng được nới lỏng hơn. Hơn thế nữa, chất lượng cho vay tiêu dùng của sở tốt, mặc dù tỷ lệ các khoản cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm hơn một nửa nhưng thời gian vừa qua các khoản cho vay tiêu dùng của sở không có nợ quá hạn.

Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng mở rộng , mức độ đóng góp vào tổng lợ nhuận từ hoạt động cho vay tuy còn bé nhung ngày càng tăng .Số luợng khách hàng tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng ngày càng lớn, điều này góp phần tạo ra một nguồn huy động vốn lớn cho SGDI nói riêng và toàn bộ hệ thống NHVTVN nói chung. Bởi đồi tuợng cho vay tiêu dùng : cá nhân, hộ sản xuất, các tầng lớp dân cư cũng chính là đối tượng thu hút tièn gửi tiết kiệm của mọi ngân hàng trong lâu dài, và thực tế đã cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ nguồn này chiếm một tỷ lệ đáng kế trong tống nguồn vốn huy động bằng việc da dạng hóa các dịch vụ sản phấm cho vay tiêu dùng , ứng dụng nhũng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động cho vay đã nâng cao vị thế và uy tín của SGD1 trong quá trình cạnh tranh trên thị trường , là điếm đến an toàn nhiều sự lựa chọn với chất lượng cao cho khách hàng .Qua đó đa dạng hóa được các sản phẩm , dịch vụ , phân tán rủi ro , đa dạng hóa đầu tư , đa dạng hóa khách hàng theo chủ trương, chính sách của SGD1. Cho vay tiêu dùng đã thu hút được một số lượng lớn cán bộ công nhân viên của các cơ quan đơn vị làm ăn có hiệu quả , thắt chặt mối quan hệ giao dịch không nhũng với cán bộ công nhân viên này mà còn với các cơ quan dơn vị mà cán bộ công nhân viên đó làm việc , làm tiền đề cho kế hoạch sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Từ đó góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, tăng sức mua cho nền kinh tế, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Ngoài ra,việc ngân hàng cho phép các cán bộ tín dụng không thuộc phòng khách hàng cá nhân (phòng khách hàng doanh nghiệp lớn , khách hàng doanh nghiệp nhỏ ) có thể tự mình tìm kiếm khách hàng trong mọi lĩnh vực ke cả cho vay tiêu dùng góp phần tận dụng được mọi mối quan hệ của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa khách hàng, từ đó hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng được mở rộng hơn.

a) Hạn chế cần khấc phục:

Mặc dù quy mô cho vay tín dụng ngày càng được gia tăng nhưng vẫn chưa tương xúng với tiềm năng hiện có của ngân hàng, chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, nhu cầu của người dân, chưa có gì đặc biệt đế tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường . Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tống số nguồn vốn còn quá thấp, quy mô doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh sổ chovay của ngân hàng, lãi thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn rất nhỏ so với tống lãi từ hoạt động tín dụng. Trong những năm gần đây, nhất là cuối năm 2007 thị trường cho vay tiêu dùng lên cơn sốt , nhiều ngân hnàg với các chiến lược khác nhau như tạo ra nhiều sản phẩm mới, cho vay chỉ trong 1 giờ, 24 giờ thẩm định... đã thu hút được một số lượng khách hàng vay tiêu dùng, tạo ra được một khoản lợi nhuận rất lớn trong lĩnh vục này.Trong khi ngân hàng vẫn chưa có hoạt động gì nỏi bật, chưa tạo được sự ấn tượng hay khác biệt nào đế có thế cạnh tranh với các ngân hàng khác cho thấy sự kém linhhoạt của ngân hàng trong lĩnh vực này.

Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức vào hoạt đọng cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn quá nghèo nàn, chưa đa dạng, không có sản phẩm mới. Ngân hàng mới chỉ chủ yếu cho vay mua sắm , sửa chữa nhà cửa, cho vay mua đồ sinh hoạt ... Dịch vụ cho vay hỗ trợ du họ là dịch vụ ít rủi ro, nguồn thu phí tương đối lớn là dịch vụ được nhiều ngân hnàg tập trung khai thác, trong khi tại SGD1 NHCT, sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhở.

Khách hàng của SGD1 vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu là khách hàng truyền thống có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh, việc thu hút thêm khcáh hàng mới không cao và không hiếu quả. Đối tượng vay vốn tại SGD1 chủ yếu là cán bộ công nhân viên. Ngân hàng còn thụ động trong

việc tìm kiếm khách hàng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng chứ ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng.

Xét về phương thức cho vay, các khaỏn vay chủ yếu là theo hình thức trực tiếp, hình thức cho vay gián tiếp chưa thực hiện nhiều. Việc kết nói phối hợp với các trung tâm mua sắm là một biện pháp hữu hiệu trong mở rộng cho vay tiêu dùng đang được nhiều ngân hàng thực hiện trong khi sở giao dịch không chú trọng lắm.

Công tác tiếp thị, marketing của ngân hnàg còn hạn chế, dẫn đến việc thụ động ngồi chờ khách hàng. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt thì hoạt đông marketing rất quan trọng đế khách hàng có thế biết và tìm đến ngân hàng vì thế SGD cần tập trung hơn.

Thời gian giải quyết một món vay còn dài làm mất nhiều thời gian của khách hàng dẫn đến tâmlý chán nản, có thế từ bỏ ngân hàng trong những lần vay sau.

b. Nguyên nhân:

> Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường pháp lý còn chưa hoàn thiện

Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thế đối hoạt động cho vay tiêu dùng . Các ngân hàng chủ yếu sử dụng cán văn bản chung như luật các tổ chức tín dung, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, quyết định về thực hiện chuyến nợ quá hạn ....đế làm căn cứ cho vay tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, chặt chẽ , kiến cho thủ tục cho vay, điều kiện vay khó khăn gây cản trở cho cả ngân hàng lẫn khách hàng trong hoạt động này.

Trong xu thế hội nhập, nhiều ngân hàng nhiều ngân hàng nước Sự cạnh tranh gay găt

phần của ngân hàng trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng do các ngân hàng nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của hoạt động này, và ra sức đẩy mạnh nó bằng các chiến lược khác nhau.

Tâm lý xã hội

Thói quen tích lũy, tiết kiệm, ngại đi vay của đại bộ phận người dân là một yếu tố tác động không nhở đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Người dân e ngại các thủ tục phiền hà, phức tạp, mất thời gian, hoặc họ gặp khó khăn trong việc lập hồ SO' xin vay.

> Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng chưa được chú trọng, đối tượng chủ yếu mà ngân hàng hướng tới là các doanh nghiệp. Vì thế ngân hàng chưa có chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hoạt động marketing, tiếp thị đối với sản phẩm cho vay tiêu

dùng chưa được đấy mạnh. Thụ động ngồi chờ khách hàng chứ chưa chủ động tìm đến khách hàng, làm số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng chưa nhiều.

Công nghệ ngân hàng chưa được đâu tư nhiều. Tất cả giao dịch chủ yếu là giao dịch trực tiếp, thủ công, chưa có sự hỗ trợ của bất kỳ một thiết bị hiện đại nào.

Sự kết nối của ngân hàng đổi với các kênh phân phối sản phâm tiêu dùng như siêu thị, trung tâm mua sắm chưa được ngân hàng triến khai nhiều.

Chương 3 : Ý KIÉN ĐÈ XƯÁT NHẢM ĐÁY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIỀU DÙNG TẠI SỞ GDI NHCT VIỆT NAM 3.1. Định huó ng phát triến của Ngân hàng

Tống nguồn vốn huy động bình quấn tăng : 10%

Du nợ cho vay đầu tu tăng 20%

Nợ quá hạn : dưới 1%

Thu dịch vụ tăng : 15%

Phát hành thẻ ATM : Đạt vượt chỉ tiêu được giao.

Lợi nhuận hạch toán tăng : 10%

3.1.1. Các biện pháp thực hiện:

- Đấy mạnh các biện pháp huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. Duy trì ốn định khách hàng gửi tiền truyền thống, chú trọng khai thác nguồn vốn của các tố chức kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp có thu, tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới cớ cấu cân đối, ốn định. Đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến thủ tục giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ,...của khách hàng, đế thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi linh hoạt, phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền, ổn định và tăng cường huy động vốn.

- Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn hiệu quả. Căn cứ vào định hướng của ngân hàng công thương, chương trình phát triến kinh tế của Hà Nội và diễn biến của thị trường đế cho vay đúng hướng. Đấy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, cá thế, hộ gia đình sản xuất. Tiếp tục bô sung tài sản đảm bảo vốn

- Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008

vay, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo kên 50% tổng dư nợ cho vay.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, nhằm tạo được sự khác biệt của sản phẩm và có tính cạnh tranh cao. Áp dụng linh hoạt biểu phí dịch vụ, nhằm thu hút khách hàng. Đẩy mạnh phát triển thẻ ATM và đấy mạnh các giá trị gia tăng cho sản phấm thẻ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo tòng loại nghiệp vụ, trong đó tăng cường đào tạo tại chỗ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực đế phát huy tác dụng tốt. Xây dựng văn hóa kinh doanh công sở nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của NHCT Việt Nam

- Tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Trang bị đầy đủ phương tiện làm việc phù hợp từng nghiệp vụ, trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Cải tạo khang trang sạch đẹp các điểm giao dịch. Tích cực tìm kiếm địa điểm thích hợp để mở rộng mạng lưới, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động. Ket họp nhiều hình thức kiếm tra định kỳ, đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, quy trình nghiệp vụ.

3.2. Các biện pháp phát triển cho vay tiêu dùng

3.2.1. Thiết lập chiến lược và hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng

Việc định hướng, thiết lập một chính sách đúng đắn rất quan trọng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Hiện nay, chiến lược của ngân hàng chủ yếu là hướng vào các doanh nghiệp. Vì thế, để có thể đấy mạnh cho vay tiêu dùng, ngân hàng cần thay đổi cơ cấu,tăng tỷ trọng dư nợ cho vay

tiêu dùng trên tống nguồn vốn lên đế từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.

Hiện nay, ngân hàng vẫn chưa có một chính sách riêng biệt dành cho hoạt động cho vay tiêu dùng mà vẫn sử dụng trong chính sách tín dụng chung. Khách hàng chiến lược mà ngân hàng đặt ra trong chính sách tín dụng chung là các tố chức tín dụng, các doanh nghiệp, khách hàng cá nhân là những người người sản xuất thủ công, thưong nghiệp, hộ gia đình là chủ trang trại sản xuất, chế biến, nuôi trồng... tức là vay phục vụ cho mục đích kinh doanh. Như vậy khách hàng vay với mục đích tiêu dùng chưa phải là khách hàng chiến lược của ngân hàng. Đe mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng cần phải đưa khách hàng cho vay tiêu dùng vào danh mục khách hàng chiến lược.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình cho vay tiêu dùng là 1 trong những văn bản luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cho vay của sở giao dịch. Hiện nay với một hệ thống chấm điểm tind dụng tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh và hợp lý. Tuy nhiên cần phải ngắn gọn, đỡ rườm rà hơn nữa. Ngoài ra cần có phải có sự điều chỉnh cụ thể hơn nữa tới từng đối tượng khách hàng, từng loại dịch vụ cụ thể. Không ngừng rà soát và chỉnh sửa các quy trình đế hợp lý, phù hợp hơn trong từng thời kỳ, từng quy định mới của pháp luật. Tìm kiếm ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống chấm điểm tự động với công nghệ hiện đại, với hệ thống chấm điếm tụ’ động và hồ sơ điếm tín dụng có sẵn trong hệ thống máy tính của sở giao dịch. Giúp cho quy trình thâm định được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng trong quy trình giao dịch. Đồng thời cán bộ tín dụng cần phải linh hoạt trong việc thực hiện quy trình, tùy từng khách hàng mà xóa bỏ những bước không cần thiết đế đẩy nhanh quy trình cho vay, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.

3.2.3. Đa dạng hóa cho vay tiêu dùng

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của SGD còn quá hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm cho vay tiêu dùng của SGD chủ yếu là cho vay qua thẻ tín dụng đế sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, máy móc dùng trong gia đình... Các khoản cho vay đế mua nhà, đi du học còn ít. Trong khi đó nhu cầu về du học, ngày càng tăng, thị trường này rất rộng và có tiềm năng thì lại chưa được khai thác. Ngân hàng cần chú trọng phát triển thêm sản phấm này và các sản phâm như cho vay học sinh, sinh viên, cho vay khám chữa bệnh, xuất khấu lao động, du lịch, ...

Ngân hàng cần phát triển hơn nữa hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay trả góp thông qua việc kết hợp với các tố chức tiêu thụ hàng tiêu dùng như với các công ty, đại lý, siêu thị...có uy tín, khả năng về tài chính tốt.

3.2.4. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:

Đe có thể mở rộng được hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng thì ngân hàng cần phải duy trì một nguồn vốn đủ để đáp ứng. Hiện nay, việc huy động vốn của sở GDI diễn ra tương đối thuận lợi do ngân hàng có những lợi thế là sở giao dich 1 của ngân hàng công thương, là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kế từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/lnăm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước, lượng vốn huy động được trong các năm của sở giao dịch 1 luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong điêu kiện cạnh tranh gay găt với sự ra đời của nhiêu ngân hàng mới, sự đố bộ vào Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn huy động được cũng giảm đi đáng kế trong. Chính vì thế ngân hàng

cần phải thực hiện các biện pháp đế duy trì và huy nguồn vốn của mình như: ưu đãi khách hàng gửi tiền thông qua các hoạt động khuyến mãi, tối đa hóa các tiện ích là trung gian thanh toán của mình...

3.2.5. Đây mạnh hoạt động marketinh ngân hàng:

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, hoạt động marketing với hàng loạt các công việc: nghiên cúu, phân tích thị trường đế phát hiện và thòa mãn nhu cầu dân cư, quảng cáo tên tuổi, dịch vụ, chăm sóc khách

Một phần của tài liệu Vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w