3. Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa sản phẩmclanker kém chất
3.2. Biện pháp khắc phục sản phẩmclanker kém chất lượng
Đối với sản phẩm đã sai hỏng thì các biện pháp khắc phục là các biện pháp nhằm làm giảm được thiệt hại về kinh tế cũng như thiệt hại về uy tín của công ty, hiện nay công ty đã có một số biện pháp khắc phục tỏ ra có hiệu quả như: không xuất clanker thực phẩm cho bạn hàng, dùng để pha trộn với clanker chính phẩm theo một tỷ lệ cho phép, thải ra bãi và được sử dụng để sản xuất xi măng mác thấp...tuy nhiên các biện pháp này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả tối đa khắc phục được sai hỏng.
Công ty có thể nghiên cứu và xem xét và sử dụng một số phương pháp sau nhằm công tác khắc phục có hiệu quả hơn:
- Tìm phương pháp để có thể sử dụng clanker thứ phẩm như một loại nguyên liệu đầu vào. Phòng kỹ thuật sản xuất có thể đầu tư nghiên cứu đề tài này, kết hợp với phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành sản xuất trung tâm để tìm ra cách thức sản xuất, tỷ lệ phối trộn, chế độ vận hành. Phương pháp này giúp công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, tận dụng hết phế phẩm và có thể tìm ra được nguồn nguyên vật liệu mới. Tuy nhiên công việc này là hết sứcBùi Thị Minh Hương Lớp: TXK9QB
- Nghiên cứu chế độ vận hành phù họp với từng loại chất luợng nguyên vật liệu. Do đặc tính của nguyên vật liệu là không ổn định không đồng nhất nên mỗi loại nguyên vật liệu đòi hỏi có một chế độ vận hành riêng biệt cho phù hợp.
- Hiện nay chất lượng sản phẩm củ công ty đạt chất lượng rất cao so với yêu cầu mà công ty lấy làm tiêu chuẩn, nhiều mẫu kiểm tra cho các chỉ số gấp đôi (ở các chí tiêu chất lượng yêu cầu không bé hơn ví dụ ở chỉ tiêu cường độ chịu nén yêu cầu cho clanker 3 ngày là lớn hơn hoặc bằng 14N/mm2 thì sản phẩm của công ty đạt trung bình tháng 1/2004 là 27,76% N/mm2 với giá trị Min là 20,93 N/mm2, giá trị Max là 31,40 N/mm2; tháng 2/2004 là 29,75 N/mm2, Min = 26,86 và max = 32,66; yêu cầu cho clanker 28 ngày là lớn hơn hoặc bằng 30 N/mm2 thì trung bình tháng 1/2004 là 50,99 N/mm2 với min = 47,26 và max = 53.73 và tháng 2/2004 là 52,59 N/mm2 với min = 48,07 max = 57,20), hoặc ở chỉ tiêu khác thì rất thấp so với yêu cầu (ở các chỉ tiêu yêu cầu không lớn hơn như chí tiêu nồng độ CaOtd tiêu chuẩn là bé hơn hoặc bằng 1,5% thì sản phẩm của công ty đạt trung bình tháng 1/2004 là 0,32% với min = 0,06% và max = 1,04%; tháng 2/2004 là 0,59% với min = 0,24% và max = 1,32%) vì vậy công ty có thể cho nghiên cứu về tỷ lệ pha trộn phụ gia, tỷ lệ pha trộn clanker thứ phẩm cao hơn mức hiện tại nhưng vẫn đạt chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu.
Với chất lượng sản phẩm đã đạt được như vậy công ty có khả năng tăng tỷ lệ clanker thứ phẩm pha trộn với clanker chính phẩm để nghiền xi măng mà vẫn đảm bảo chất lượng. Công ty có thể giảm được nhiu chi phí như chi phí nguyên vật liệu bỏ ra và sản xuất ra xi măng thứ phẩm không bị bỏ đi lãng phí, tận dụng được nhiều clanker phế phẩm.
Các biện pháp giảm tạo ra clanker kém chất lượng.
- Các thợ trực silô phải chú ý, cẩn thận trong việc quản lý sản phẩm clanker, kịp thời phát hiện clanker kém chất lượng, báo cáo laị bộ phận quản
Cị)ỈỀn <9ạ/ học Mồ Jôà CH ộ i Xhoa Xinh tê lì ừ QC7XƠ)
lý, có biện pháp ngăn ngừa những sai hỏng không đáng có, đặc biệt các nhân viên thường trực phải thường xuyên giám sát, kiểm tra máy móc sau những ca làm việc, cứ một thời gian nhất định phải bảo quản lại thiết bị làm việc; tra dầu, bôi trơn...
Khi phát hiện ra hiện tượng bất thường báo ngay cho bộ phận chuyên trách để kịp thời xử lý.
- Tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm clanker, chú ý việc pha trộn clanker chính phẩm với clanker thứ phẩm theo tỷ lệ nhất định cho phép, mặt khác kiểm tra các nguyên vật liệu: đá vôi, đất sét...khi đưa vào chế biến. Nếu lúc đầu không xem xét rõ tiêu chuẩn nguyên vật liệu, qua các công đoạn chế biến mới phát hiện ra sự kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, lúc này việc xử lý rất tốn kém lại còn mất thời gian cho việc chế biến, vừa hao phí công sức lại hao phí chi phí không đáng, vì chỉ cần chú ý một chút là có thể phòng ngừa được.
- Thiết lập hệ thống quản lý thông qua máy tính, các báo cáo, hồ sơ liên quan được giữ lại để đối chiếu và so sánh, mặt khác lập các biểu đồ kiểm soát thông qua máy tính dễ dàng theo dõi các quá trình sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp phải sử dụng mạng thông tin thông qua máy tính, đây là công cụ phổ biến trên thế giới.
Việc quan tâm đến chất lượng các tác nhân liên quan đến chất lượng; con người, máy móc...
- Có biện pháp khen thưởng thích đáng cho lao động có ý thức lao động tốt, đóng góp nhiều cho công ty, giúp nâng cao hiệu quả lao động, tích cực làm việc, bên cạnh đó song song với việc khen thưởng cũng có biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với các lao động vi phạm quy định, điều cấm trong công ty...
Một điều đáng chú ý trong việc áp dụng các biện pháp trên, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, đế tạo ra động lực kích thích tăng năng suất lao động cho người lao động, nếu không áp dụng đúng cách thi sẽ mang lại hậu quả thay cho hiệu quả.
- Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất qua mỗi kỳ (năm, quý, tháng...), tạo lập báo cáo từ đó phân tích, đánh giá, so sánh kết quả qua mỗi kỳ.
Từ đó rút ra nhận xét cho hiệu quả công tác quản lý phù hợp hay còn nhiều yếu kém, thông qua các chỉ số kinh doanh các kỳ báo cáo, yếu kém thì phải có phương pháp khắc phục.
Những biện pháp trên giúp cho công ty phần nào khắc phục được yếu kém của chất lượng clanker, nhưng tất nhiên đó chỉ là những giải pháp còn hiệu quả của nó phụ thuộc vào công tác thực hiện, phương pháp đó có mang lại kết quả hay không tuỳ thuộc vào những người thực hiện, người quản lý.
Cị)ỈỀn <9ạ/ học Mồ Jôà CH ộ i Xhoa Xinh tê lì ừ QC7XƠ)
KẾT LUẬN
Nhu cầu thị trường luôn biến đổi, người tiêu dùng không ngừng nâng cao kỳ vọng về nhu cầu sản phẩm, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng mới lấy được lòng tin của người tiêu dùng, vì vậy việc kiểm soát sản phẩm và chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên cần thiết, quan trọng cho mọi doanh nghiệp, công ty.
Nhưng để kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm là điều không dễ dàng và là bài toán làm đau đầu các nhà kinh tế, công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp đang là khó khăn cho các doanh nghiệp.
Nâng cao xu thế cạnh tranh, mở rộng thị trường là điều tất yếu các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn, nhưng để đạt được kết quả thì phải giải quyết các yếu kém trong công ty mình, khắc phục những thiếu sót trong quản lý, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, cũng như trong nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Mặc dù trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng còn nhiều ưu đãi và cơ hội phát triển, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thấp vì nước ta vẫn trong tình trạng cung nhỏ hơn cầu. Nhưng từ khi nước ta gia nhập AFTA và WTO các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đương đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ hiện đại, năng suất cao, chi phí thấp. Thì đây là một khó khăn vô cùng cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và là thử thách cho công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng. Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã có những biện pháp chuẩn bị mọi điều kiện để đương đầu với các thử thách này.
Với bài nghiên cứu này em hi vọng sẽ góp phần giúp các nhà quản trị, các doanh nghiệp phần nào hiểu rõ hơn vai trò của việc kiểm soát sản phẩm, cũng như cách thứuc áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát sản phẩm và hoàn thiện hơn công tác kiểm soát sản phẩm, công tác kiểm soát quá trình kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm hạn chế thiệt hại.
Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo, của các cô chú, anh chị trong công ty một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các cô chú, các anh chị trong công ty, đặc biệt là các bác, các chú, các anh trong phòng Tổ chức Lao động đã giúp đỡ. Tuy vậy, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, em mong có được sự
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Minh Hương
Lớp: TXK9QB Viện đại học Mở Hà Nội
Cị)ỈỀn <9ạ/ học Mồ Jôà CH ộ i Xhoa Xinh tê lì ừ QC7XƠ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chất lượng sản phẩm clanker - bán thành phẩm - Công ty xi măng Bỉm Son.
2. Cơ cấu lao động trong công ty - Công ty xi măng Bỉm Sơn
3. Lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội - Công ty xi măng Bỉm Sơn
4. Nguyễn Đình Phan - Quản trị chất lượng trong các tổ chức.
5. Nguyễn Quang Toản - Quản trị chất lượng sản phẩm clanker
Lời nói đầu ... 1
Phần 1: Lý luận chung về chất luợng và sản phẩm Clanker ... 2
1. Lý luận chung về chất lượng sản phẩm ... 2
2. Chất lượng Clanker ... 5
2.1. Quy trình sản xuất xi măng...5
2.2. Tiêu chuẩn chất lượng clanker...6
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng clanker ... 14
4.1. Con người (Men)...15
4.2. Nguyên nhiên vật liệu...16
4.3. Công nghệ...17 4.4. Máy móc...17 Phần 1119: Thực trạng chất lượng sản phẩm clanker ... 19 1... H ệ thống quản lý chất lượng ... 19 2... Tì nh hình chất lượng sản phẩm clanker ... 23
2.1. Tình hình chất lượng clanker hiện nay của công ty...23
3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường ... 25
3.1. Đặc điểm sản phẩm...25
3.2. Đặc điểm thị trường...25
3.3. Công nghệ, nguyên vật liệu và vật tư...27
3.3.1. Tình trạng công nghệ hiện tại...27
3.3.2. Kế hoạch chuyển giao đổi mới công nghệ...29
3.4. Công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương...30
3.4.2. Tình hình trả lương và các chế độ phụ cấp...33
Cị)ỈỀn <9ạ/ học Mồ Jôà CH ộ i Xhoa Xinh tê lì ừ QC7XƠ)
5.1. Nhận thức của công ty về kiểm soát sản phẩm clanker...37
5.2. Lập kế hoạch chất lượng sản phẩm clanker...38
5.3... Cô ng tác kiểm soát sản phẩm clanker...38
5.3.1... Q uy trình kiểm soát sản phẩm clanker...38
5.3.2. Thực tế công tác kiểm soát sản phẩm clanker...41
6. Biện pháp khắc phục sản phẩm kém chất lượng của clanker...41
6.1. Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa...41
6.2. Các biện pháp khắc phục sản phẩm clanker thứ phẩm của công ty. 44 6.3. Hiệu quả của các biện pháp trên...45
6.4. Hạn chế...45
Phần III: Một sô biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng clanker...47
1. Định hướng chất lượng sản phẩm trong thời gian tới ... 47
1.1. Chính sách chất lượng của công ty...47
1.2. Mục tiêu chất lượng cụ thể của năm 2007...47
2. Biện pháp kiểm soát chất lượng clanker ... 48
2.1. Biện pháp 1: Áp dụng sơ đồ lưu trình...48
2.3. Biện pháp 3: áp dụng biểu đồ phân bố mật độ...51
2.4. Biện pháp 4: Áp dụng biểu đồ kiểm soát quá trình sản xuất...52
3. Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa sản phẩm clanker kém chất lượng...53
3.1. Biện pháp phòng ngừa...53
3.2. Biện pháp khắc phục sản phẩm clanker kém chất lượng ... 57