Khả năng sinh công của thuốc nổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình máy tính dự đoán thành phần sản phẩm nổ và các thông số quan trọng khác của thuốc nổ công nghiệp (Trang 30 - 31)

Khi nổ, thế năng của thuốc nổ chuyển hóa thành nhiệt năng của sản phẩm nổ, qua quá trình giãn nở nhiệt năng sẽ chuyển thành cơ năng sản phẩm nổ và năng lƣợng của sóng xung kích lan truyền vào môi trƣờng.

Ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với liều nổ, tác dụng nổ lên môi trƣờng xung quanh chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ nổ và biểu hiện ở quá trình làm vỡ các lớp đất đá tiếp giáp liều nổ hay làm biến dạng dẻo. Tác dụng nổ loại này (còn gọi là tác dụng đập vụn hay tác dụng tại chỗ của vụ nổ) phụ thuộc vào tốc độ nổ, tức là phụ thuộc vào áp suất trên mặt sóng nổ.

Để xác định khả năng sinh công (độ phá) của thuốc nổ, ngƣời ta có thể sử dụng phép thử Trauzl (phƣơng pháp giãn nở bom chì) hoặc con lắc xạ thuật. Trong phép thử Trauzl, lƣợng thuốc nổ đƣợc lấy là 10 g và đƣợc kích nổ bằng kíp nổ. Với các loại thuốc nộ có độ nhạy thấp, ngƣời ta đƣa thêm vào khối thuốc TEN hoặc tetryl khối lƣợng 5 g trƣớc khi đo. Khi đó kết quả của phép đo chỉ đƣợc dùng để so sánh khả năng sinh công giữa các loại thuốc nổ có khả năng nổ ổn định tƣơng tự nhau.

Thực tế thử nghiệm cho thấy, công giãn nở của sản phẩm khí trong trƣờng hợp sử dụng con lắc xạ thuật thƣờng nhỏ hơn so với trƣờng hợp bom chì. Ví dụ, nếu nhƣ thuốc nổ amonal 80/20 có nhiệt lƣợng nổ cao gấp rƣỡi so với zecno, khi thử nghiệm bằng bom chì

29

cho thấy khả năng sinh công cao hơn 1,32 lần nhƣng khi thử nghiệm bằng con lắc xạ thuật thì khả năng sinh công chỉ cao hơn 1,03 lần. Nguyên nhân của điều này là do tổn thất nhiệt động trong quá trình giãn nở khí của thuốc nổ chứa nhôm cao hơn nhiều so với thuốc nổ khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình máy tính dự đoán thành phần sản phẩm nổ và các thông số quan trọng khác của thuốc nổ công nghiệp (Trang 30 - 31)