CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ (Trang 25 - 30)

3.1. Những căn cứ để xác lập biện pháp

3.1.1. Định hướng và chính sách của Đảng, nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần ổn

định chính trị, phát triển kinh tế nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Để có được thành quả đó là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, những đóng góp to lớn của nhân dân và nỗ lực của các cấp, các ngành, trong đó các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra của Đảng và Nhà nước đã góp phần của mình vào thắng lợichungcủacảnước.

Thanh tra , kiểm tra, là một trong những chức năng quan trọng thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng; phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về

chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, gópphầnthựchiệnthắnglợiNghịquyếtĐạihộiĐảnglầnthứX".

Đối với công tác thanh tra, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định thanh tra có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Đây là chức năng thiết yếu, là công cụ để thực hiện hoạt động quản lý của Nhà nước. Mục đích của hoạt động thanh tra không chỉ nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có ý nghĩa phòng ngừa, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý và chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợpphápcủacơquan,tổchức,cánhân.

Mặc dù, các cơ quan thanh tra và kiểm tra Đảng có chức năng, nhiệm vụ cũng như phạm vi, trình tự, thủ tục hoạt động khác nhau, song các cơ quan này đều là những thiết chế đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, có quan hệ gắn bó, tác động, bổ trợ lẫn nhau. Cả hai cũng đồng thời là công cụ bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chúng ta có thể nói rằng, thanh tra, kiểm tra đều là phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Do đó, sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm tra Đảng chính là sự kết nối, gắn bó giữa những công cụ của Đảng với Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng trong thực tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đồng thời góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giữa công tác thanh tra với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong thực hiện phối hợp, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra luôn chủ động phối hợp trên nhiều phương diện công tác, nhất là trong hoạt động thanh tra trách nhiệm, thanh tra kinh tế-xã hội, giải quyết đơn thư tố cáo và trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

3.1.2. Các văn bản, thông tư, hướng dẫn của cơ quan chủ quản và các ngành, các cấp chức năng liên quan về công tác thanh tra, kiểm tra

3.2. Các biện pháp quản lý c ông t ác KTNB

3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức

Lãnh đạo trường nên làm tốt công tác tư tưởng ở mỗi đầu năm học và thường xuyên để mỗi CB-Gv-CNV nhà trường nhận thức đúng đắn về công tác KTNB trường học.

3.2.2. Nhóm biện pháp xây dựng kế hoạch

Kế hoạch KTNB của HT phải mang tính kế hoạch toàn năm tưc là theo móc thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau để đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường,

Phân bố thời gian thực hiện KTNB trong kế hoạch nên cụ thể theo tuần để đối tượng kiểm tra và lực lượng kiểm tra có bước chuẩn bị tốt hơn về thời gian.

3.2.3. Nhóm biện pháp tổ chức thực hiện :

Khi xây dựng lực lượng kiểm tra, HT nên sử dụng hết nội lực của nhà trường : Tổ phó của tổ ghép, GV giỏi tỉnh có uy tín để phát huy cũng như nâng cao năng lực chuyên môn của họ.

Mạnh dạn mời các chuyên gia Phòng GD-ĐT hướng dẫn nghiệp vụ KTNB cho lực lượng cốt cán của trường.

Để việc vận dụng chuẩn KTNB được dễ dàng và đạt hiệu quả, HT nên phối hợp vận dụng chuẩn cấp trên phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, theo nhiệm vụ năm học.

Sau khi HT soạn thảo xây dựng chuẩn nên thông qua hội đổng sư phạm nhà trường cho thảo luận và giải thích rĩ ràng cho tập thể sư phạm tường tận.

HT phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để có sự ủng hộ về kinh phí và tạo thêm quyền lợi cho lực lượng kiểm tra, góp phần kích thích tính tích cực, năng nổ, phát huy hiệu quả hơn nữa trong công tác KTNB.

Ban KTNB sau khi ghi nhận thông tin phải phân tích trên quan điểm khách quan trung thực để đánh giá chính xác đối tượng kiểm tra.

3.2.5.Nhóm biện pháp kiểm tra đánh giá - tổng kết, đíều chỉnh :

HT cần chỉ đạo cho lực lượng kiểm tra nắm vững nội dung và ý nghĩa của công tác KTNB, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ : Kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Vì qua tư vấn sẽ nêu được nhận xét, gợi ý giúp CB-GV-CNV khắc phục những hạn chế trong lao động sư phạm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện thiên chức nhà giáo cũng như cải thiện kết quả học tập của học sinh và thúc đẩy là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các định hướng mới nhằm hoàn thiện dần việc thực hiện nhiệm vụ của CB-GV-CNV, góp phần phát triển hệ thống GD nhà trường.

HT cần mạnh dạn và linh hoạt điều chỉnh kiểm tra kịp thời để naang cao hiệu quả KTNB. Trong quả trình KTNB phải đánh giá khách quan, chính xác và thể hiện tính nhân văn, tránh thiên vị.

HT phải tổng hợp đánh giá cụ thể kết quả KTNB cảu CB-GV-CNV ở hàng tháng, học kỳ, năm học nên nêu rõ mặt mạnh, mặt yếu cần khắc phục mặt nào, điều chỉnh những gì đểnâng cao hiệu quả KTNB.

Việc xử lý, lưu trữ các thông tin về hoạt động KTNB sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng công nghệ thông tin.

3.2.6. Nhóm biện pháp hỗ trợ khác ( nếu có )

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w