Vấn đề cần quan tâm

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ CỦA NGƯỜI DÂN 5 XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ (Trang 57 - 65)

IV. KT L UN VÀ VN CN QUAN TÂM ẬẤ ĐỀ Ầ

4.2. Vấn đề cần quan tâm

Qua phân tích sinh kế của cộng đồng dân cư sống ở khu vực xung quanh vùng đệm VQG Xuân Thuỷ thấy rằng; (i) Người dân vẫn sống phụ thuộc nhiều vào việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tại các khu vực vườn quốc gia. Vì vậy, trong thời gian tới nhà nước cần có Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người dân để thay đổi phương hướng phát triển sinh kế. (ii) Các chương trình dự án phát triển cần tập chung hơn vào giúp người dân phát triển sinh kế, hạn chế phát triển sinh kế vào khu vực VQG là cách bảo vệ khu vực VQG hiệu quả. (iii) Các dự án cần ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo để họ ứng phó với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. (iv) Các chính sách bảo tồn thời gian tới cần chú ý tới các đối tượng đang sống phụ thuộc vào vùng đệm vườn quốc gia đặc biệt là các đối tượng là những hộ nghèo dễ bị tổn thương.

Một số giải pháp cụ thể cho người dân vùng đệm trong thời gian tới

TT Vấn đề Giải pháp

1 Sinh kế của người dân ở khu vực vùng đệm chưa bền vững:

- Tập quán sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên

- Cần hỗ trợ dạy nghề cho hộ đặc biệt chú trọng vào các nghề Nông nghiệp và nuôi trông thủy sản (phát huy thế mạnh của địa phương)

- Chưa phát huy hết được thế mạnh của vùng sinh sống

- Thiếu công cụ sản xuất hiện đại

- Cho các hộ vay vốn để đóng tàu lớn tham gia khai thác xa bờ

2 -Sản lượng thủy sản đang suy giảm

nghiêm trọng do khai thác quá mức -Thị trường buôn bán thủy sản bất lợi cho người sản xuất

-Khuyến khích người dân, đầu tư đánh bắt xa bờ

-Cần thiết lập hệ thống chợ đầu mối thu mua thủy sản cho người dân địa phương

3 -Phần lớn người dân không muốn

thay đổi sinh kế hiện tại, mà lại muốn tập chung phát triển sản xuất các nghề như trồng lúa, chăn nuôi

-Tăng cường các lớp khuyến nông dậy cho người dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp 4 -Các hộ nuôi trồng và đánh bắt

thủy sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không đúng cách đang gây ra nhiều hậu quả cho môi trường (Ô nhiễm nước, mất đa dạng loài…)

- Cần nghiêm cấm khai thác và nuôi trồng ở những khu vực gần VQG

-Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho người dân (Nuôi thủy sản kết hợp trồng rừng ngập mặn)

5 -Các chính sách cho người dân vùng đệm chưa nhiều và chưa đồng bộ, còn chồng chéo nhiều

Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người dân vùng đệm phát triển kinh tế, đồng thời khi ban hành chính sách cần phải chú ý tới các hộ nghèo và cận nghèo những đối tượng dễ bị tổn thương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước - Báo cáo trình Kỳ họp thứ 10, hội nghị các Bên tham gia, Hàn Quốc, 28 tháng 10 – 4 tháng 11 năm 2008

2. Hệ thống phân loại đất ngập nước- Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực - CRES, ĐHQGHN

3. Khu dự trữ sinh quyển ĐNN liên tỉnh châu thổ sông hồng – MAB Việt Nam 4. Lồng nghép đa dạng sinh học đất ngập nước: Nghiên cứu dự án UNDP/GEF về bảo tồn DDSH ĐNN và sử dụng bền vững ở Trung Quốc-YUAN JUN, 1 và Wu Haohan1

4. Đánh giá vấn đề đồng quản lý/quản lý tài nguyên ven bờ dựa vào cộng đồng – Trương Văn Tuyển

5. Sử dụng phương pháp đánh gia kinh tế xã hôi có sự tham gia nhằm giải quyết các vấn đề quản lý ĐNN ở KOSHI TAPPU, NEPAL -BHAGWAN RAJ DAHA1, Seb Buckton2

6. Tổng quan Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đất ngập nước sau 15 năm Việt Nam tham gia Công ước Ramsar, Lê Thanh Bình, Phạm Việt Hồng 7. Một số ý kiến về xây dựng và phát triển vùng đệm, Trần Nguyên Anh

Phụ lục

Một số hình ảnh khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ HỘ CỦA NGƯỜI DÂN 5 XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w