Các vòng thi cụ thể

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thi tuyển và phỏng vấn vào ngân hàng (Trang 29 - 42)

- Sơ tuyển: Vòng này có thể có ngân hàng sơ tuyển qua hồ sơ, nhưng cũng có ngân hàng gọi thí sinh đến để “xem mặt” trong lúc sơ tuyển. Về cơ bản, bước này không có gì lo lắng cả.

- Thi viết: Sau khi vượt qua vòng sơ tuyển, bạn sẽ được gọi tham gia vòng thi viết (nếu bạn chưa có kinh nghiệm ngân hàng hoặc kinh nghiệm của bạn chưa đủ). Vòng thi viết thông thường sẽ có khá đông thí sinh và bạn sẽ phải tham gia khoảng 3 đến 5 môn thi. Thường thì nó sẽ là: Môn nghiệp vụ (tùy vị trí) , Tiếng Anh, Tin học, Trắc nghiệm IQ, Kiến thức xã hội (nếu có), Gmat (nếu có).

Các môn thi này chỉ xoay quanh chương trình học trong trường đại học của sinh viên, không quá cao siêu nên nếu bạn nào lắm chắc kiến thức cơ bản là có thể làm được.

- Phỏng vấn: Sau khi bạn đỗ nghiệp vụ, bạn sẽ được gọi phỏng vấn trong vòng 5-30 ngày (tùy ngân hàng). Đây là bước quan trọng để bạn chứng minh khả năng vượt trội của mình sơ với ứng cử viên khác.

Chú ý là sau khi thi viết xong, về nhà bạn nên chịu khó đối chiểu làmlại đề xem có gì sai không? Chú ý những điểm sai đó, vì có thể nó sẽ giúp ích bạn khi phỏng vấn.

Để chuẩn bị có buổi phỏng vấn bạn nên cố gắng giữ một phong thái tốt, sắc mặt tốt, ăn mặc chỉnh tề (nhưng không nên quá cầu kỳ và màu mè). Không nên để ấn tượng ban đầu quá chói mắt. Khi vào phòng phỏng vấn, nên đi thẳng người, tự tin, bước vào hơi cúi chào giám khảo, chủ động ngồi và giới thiệu về bản thân một cách trôi chảy (chú ý: không nên nói ngọng ^^).

Về cơ bản, phỏng vấn sẽ không nhắc lại nghiệp vụ quá nhiều (trừ trường hợp thi viết của bạn sai 1 câu cơ bản, họ sẽ hỏi lại) mà chỉ chú trọng đến xem xét các khả năng thực tế của bạn như: ngoại hình, giọng nói, tác phong, khả năng phản ứng, khả năng giao tiếp …. Tự tin luôn là một lợi thế.

Sau phỏng vấn, dù được hay không nên ra về bằng một nụ cười và một lời cảm ơn các vị giám khảo đã bớt chút thời gian lắng nghe về bạn.

Như thế là bạn đã hoàn thành 1 vòng thi tuyển theo khuân mẫu tại các ngân hàng thương mại ở Việt nam. Vào ngân hàng không khó, nhưng cũng cần nhẫn lại, gửi CV đi nhiều

ngân hàng bạn nhé, TTNH sẽ có một bài viết riêng về cách viết CV được lòng các banker giám khảo trong bài viết sau.

Vài mẹo chế biến CV trước khi gửi

Thường thi khi nộp hồ sơ xin tuyển dụng vào Ngân hàng, bạn sẽ phải điền thông tin vào một bản CV có sẵn theo mẫu của Ngân hàng cung cấp. Về cơ bản, trên bản CV này sẽ chứa đầy đủ thông tin về bạn như tên, tuổi, địa chỉ, bằng cấp …

Việc điền đầy đủ thông tin là bắt buộc (trừ mục tùy chọn hoặc mục bạn không thể điền) tuy nhiên điền như thế nào là cả một vấn đề. Sau đây xin lưu ý một vài điểm cần lưu ý khi điền thông tin vào CV:

Thứ nhất: Thông tin phải được điền đầy đủ, trung thực càng chi tiết càng tốt đặc biệt là

phần bằng cấp và kinh nghiệm. Phần này điền theo dạng liệt kê và mô tả chi tiết.

Thứ hai: Nếu bạn quen ai hoặc có người nhà làm ngân hàng nào đó, đừng ngần ngại, hãy

điền tên họ kèm với các thông tin liên hệ của họ trong phần người tham khảo thông tin hoặc phần câu hỏi “Bạn có quen ai làm ngân hàng không?”. Việc này tương đối quan trọng vì một số ngân hàng đánh giá rằng, bạn sẽ quen việc nhanh hơn nếu bạn có một người giúp đỡ mà bạn có thể hỏi được thay vì chỉ học ở đồng nghiệp cùng cơ quan mà thôi.

Thứ ba: Phần thông tin về sở thích và tính cách của bạn. Phần này khá thú vị, nhiều bạn

nói rằng không biết điền phần này hoặc bỏ qua phần này nhưng đây là phần khá quan trọng trong CV. Để điền phần này hoàn hảo, bạn nên tìm hiểu lại phần Thông tin vị trí tuyển dụng của Ngân hàng, trong phần đó, thông thường sẽ có những yêu cầu về vị trí tuyển dụng, hãy bám vào những yêu cầu đó mà nêu ra những ưu điểm về tính cách, sở thích cho phù hợp. Với lý luận không ai làm tốt được việc gì mà bản thân họ không thích thì việc bám theo yêu cầu để điền phần này là tương đối hiệu quả.

Ngoài ra, trong CV bạn nên bôi đậm những phần quan trọng, nhớ ghi địa chỉ liên hệ thật rõ ràng, đừng quên để lại số điện thoại, và đặc biệt cố gắng không viết sai chính tả. Hãy rà soát một lượt trước khi gửi, nếu bạn gửi qua đường Email (thông thường chỉ cần gửi qua đường này là đủ) thì nên đính kèm file ảnh vào đúng vị trí của nó trên CV.

Chào các bạn trong diễn đàn. Hôm nay đang kiếm thông tin làm hồ sơ tín dụng vô tình thấy topic nay nên hiếu kỳ vì mình cũng giống như các bạn

Mình học ĐHKT vừa tốt nghiệp năm 2009. Hành trình kiếm việc cũng gần giống các bạn, theo mình nghĩ vòng thi viết ngân hàng thi ai tốt nghiệp cũng wa dễ dàng, riêng phần pv thì cũng tùy vào chính sách nhân sự, cũng như quan điểm của người pv mình. Mình thực tập tại SCB Chi nhánh Gia Định sau đó thì mình làm nhân viên tín dụng tại SCB - CN Bình Dương. Thi viết thì ok, đến vòng pv thì có hơi trục trặc 1 tí. Phỏng vấn mình là anh trưởng phòng nhân sự và 1 chị làm bên phòng quản lý tín dụng. Mới vào là giới thiệu bản thân, sau đó là các câu hỏi kinh điển về cá nhân, quá trình học tập, một số kiến thức về tài chính, mình được hỏi về một số các chỉ tiêu tài chính, và ý nghĩa các chỉ số đó. Sau cùng là 1 câu hỏi nhạy cảm : "Nếu khách hàng cho tiền em thì em có nhận không". Đây là phần khá trục trặc trong phần pv. Nhưng may mắn cuối cùng cũng được nhận nhưng làm ở xa nhà wa.

Nhận xét tuyển dụng SCB: Bộ phận nhân sự tiếp xúc với ứng viên khá chuyên nghiệp, nói chuyện rất nhẹ nhàng, rành mạch, dễ thuyết phục (và em đã bị dụ ). Bộ phận phỏng vấn và sắp xếp nhân sự không được chuyên nghiệp cho lắm. Anh trưởng phòng nhân sự khá thiên về lý thuyết và bảo thủ( nhận xét của các anh chị đồng nghiệp), các bạn nào pv thì cứ trả lời như thông thường là ok. Với câu hỏi pv ở trên nên trả lời là no, để đỡ phải vất vả. Việc sắp xếp nhân sự cũng không hợp lý, hay là bên trong có gì đó mờ ám thì mình không rõ.

Nhận xét về công việc tại SCB: là giao dịch 1 cửa từ A đến Z. Nên công việc khá là áp lực. Nhân viên tín dụng phải gần như làm tất cả nghiệp vụ của 1 quy trình, bên cạnh đó là các công việc báo cáo khá là đồ sộ. Nếu so với lương bổng thì công việc là wá nhiều. Tuy nhiên như vậy các bạn sẽ được tiếp cận tất cả các nghiệp vụ, do đó sau này có làm ở đâu các bạn cũng sẽ nắm rất rõ các quy trình và thích ứng khá nhanh. Tiện thể nói luôn cho các bạn chế độ lương SCB lúc mình làm việc : Hội sở hưởng 100% lương, CN hưởng theo % công việc hòan thành đối với chức vụ từ tổ trưởng trở lên, riêng nhân viên thì được hưởng thấp nhất là 70% lương. Lương thử việc là 3.990.000 đồng, chính thức là 4.800.000 đồng ờ Chi nhánh, Hội sở thử việc là trên dưới 6 triệu, chính thức là khỏang 7

triệu. Đây là lương sv mới ra trường đạt lọai khá

Ngân hàng thứ hai mình vào làm ngân hàng Việt Á phòng đầu tư liên doanh, chủ yếu là phân tích đầu tư chứng khóan. Tại đây mình chỉ PV thôi không thi tuyển. PV khá là khó khăn. Các bạn sẽ được đích thân ông Phó tổng giám đốc Việt Á pv, giới thiệu bản thân, rất rất nhiều các câu hỏi liên quan đến CK, và tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là các chỉ số tài chính quan trọng và đòn bẩy tài chính.PV khỏang 1/2 tiếng thì các bạn đuợc tha và về chờ kết quả.

Nhận xét tuyển dụng Việt Á: Bộ phận tiếp xúc ứng viên tốt, nêu rõ các thông tin mà ai cũng thắc mắc từ lúc đầu gặp từ lương tới các cs và chế đô khác.

Nhận xét về công việc tại Việt Á : Đơn giản là mua và bán chứng khóan, làm các báo cáo thu nhập, phân tích các công ty sắp lên sàn và quản lý danh mục đầu tư theo ngành nghề được phân công. Nên cv có thể nói là vừa nhàn vừa nặng tùy theo mức độ nghiên cứu phân tích của từng người. Nhưng cv này nặng về mặt tâm lý và khá là đau tim, vì đầu tư cho 1 tổ chức khác nhiều so với đầu tư cá nhân riêng lẻ. Bạn sẽ được làm việc trong môi trường khá điển hình, các anh chị đều là những người có kinh nghiệm đầu tư lâu năm và từng học thạc sỉ ở nước ngòai. Lương bổng thì khá thấp và không có tiền phụ cấp ăn trưa. Lương của mình thử việc là khỏang 2t2, chính thức hơn 4 triệu 1 tí.

Và hiện tại mình đang làm nhân viên tín dụng doanh nghiệp tại VIB Tân Bình. Đặc thù VIB chỉ tuyển những người có kinh nghiệm 6 tháng đến 1 năm trở lên nên mình có phần nào may mắn khi được nhận vào làm. Bên đây thì mình được pv luôn không phải thi viết có lẽ là do mình nộp hồ sơ trễ và VIB đang cần người( wá may mắn. PV cũng giới thiệu bản thân, và các câu hỏi về chỉ tiêu tài chính, và kinh nghiệm đã làm việc trước đây, và xử lý một số tình huống.

Nhận xét tuyển dụng tại VIB: Chuyên nghiệp, hướng dẫn rất cụ thể, và rất nhanh. 3-4 ngày sau là biết đựoc kết quả tuyển dụng.

Nhận xét về công việc tại VIB : Khá tốt, phân chia nhiệm vụ cụ thể, phòng ban chuyên trách được phân chia rõ ràng. Mình cảm thấy khá thỏai mái khi làm việc tại đây. Sẽ có bộ

phận hỗ trợ tín dụng giúp đỡ bạn trong các công việc giấy tờ nên sẽ dễ thở hơn so với SCB. Lương cũng khá khi so với mức độ công việc, thử việc là 4 triệu, chính thức là hơn 5 triệu.

Bên cạnh ngân hàng mình cũng được pv khá nhiều như : trung tâm huấn luyện bay, pv xin học bổng , pv các công ty khác.... nên mình cũng có ít kinh nghiệm pv xin chia sẽ: - Ăn mặc gọn gàng chỉnh tề phù hợp với phong cánh làm việc của công ty, với ngành. - Xin các bạn đừng run và bớt lo lắng lại. Cứ nghĩ là mình sẽ đậu và không thua kém ai. PV họ chỉ chú ý đến cách giao tiếp, tác phong của chúng ta xem ta có tự tin khi giao tiếp hay không, và rất ít các câu hỏi về chuyên ngành vì đã có vòng thi viết rồi.

- Cái nào bạn biết thì nói, không biết thì đừng nói bậy. Nếu không biết thì có thể nói lách wa 1 tí, hay nói mình còn thiếu sót sẽ trả lời các anh chị sau nếu có cơ hội....

- Hỏi gì thì trả lời đó, ngắn gọn và đủ ý là càng tốt. Vì chúng ta đang xin việc chứ không phải thi MC. Người ta sẽ hỏi những câu hỏi hướng theo câu trả lời của bạn

- Đừng tán dương mình nhiều wá, chỉ nêu những cái nổi bật, vì trong hồ sơ người ta đã nắm các thông tin về bạn rồi.

- Lễ phép là điều không thể thiếu, chú ý từng cử chỉ một, ra vào khép cửa nhẹ nhàng - Mỉm cười nhẹ khi trả lời các câu hỏi, để không khí pv được tốt hơn và tự tin hơn - Hãy suy nghĩ kĩ trước khi trả lời, tránh tình trạng do run nên nói lắp bắp, và không rõ ràng

- Nhìn thẳng vào mặt người đang phỏng vấn, không nên nhìn ngó vào chỗ khác.

Bên cạnh đó còn cần thêm may mắn, và một số yếu tố khách quan nữa. Đây là một số kn pv của mình. Mình đã làm và có kết quả khá tốt xin chia sẽ với các bạn. Nếu giúp ích cho

các bạn thì tốt, nếu không tốt cũng xin đừng chửi mình, tội nghiệp mình Chúc các bạn thành công

Xin chia sẻ với các bạn một chút kinh nghiệm phỏng vấn ít ỏi của mình:

Sau khi vượt qua hai vòng sơ loại. Mình được họ gọi điện đến để đi phỏng vấn ở chi nhánh ( cuộc phỏng vấn này do giám đốc và phó giám đốc chi nhánh thực hiện).

Mình đi phỏng vấn chưa nhiều nên hay ngẩn ngơ con bò cười lắm. Vào phòng, hai người phỏng vấn bắt đầu:

- Giới thiệu về bản thân

Thật ra câu này mình nói sơ qua, vì hồ sơ của mình họ bày ra trên bàn hết rồi, và trong hồ sơ mình đã nêu rất rõ những gì mình có, cũng như sơ yếu lý lịch,...

- Em là người Quảng Bình, sao lại nói giọng Hà Nội ? em không thích giọng QB sao ? Tớ bảo là ...

(thực ra, cách đây 2 tháng, có một người bảo tớ là ra HN mà vẫn cứ nói tiếng QB nhà quê, thì khó xin việc, nên tớ thề là phải nói thật chuẩn giọng HN khi mà tớ còn định làm việc ở đây)

Chị giám đốc nói : tốt

Sau đó họ lại hỏi: - Em được học hành tử tế, vậy sao em lại ứng cử vào vị trí này ? Tớ: ...bla bla

- (chuyên viên KHTCCN), em có biết thực ra vị trí này là gì không ? đó là một nhân viên bán hàng không hơn.

Tớ : em biết, vì em đã tìm hiểu kỹ rồi, bla bla,...

- Em là một người ngoại tỉnh, em không am hiểu địa bàn HN, em lại không có nhiều anh em, người quen, mối quan hệ ở HN, sẽ rất khó khăn cho em khi làm việc.

Tớ :... bla bla

- Nếu sau 3 tháng, em không đạt được yêu cầu, em sẽ phải ra đi. Điều đó chúng tôi không muốn xảy ra với em. Em còn rất non nớt, em không thể như những sv đã lê la ở HN lâu năm, họ khôn ranh và thành thạo hơn em nhiều....Đó là sự thật.

Lúc này thì tớ im lặng. Sự thực là những điều họ nói, có một phần là đúng, thậm chí là rất đúng đối với tớ.

Bài này mình đọc từ facebook của thầy giáo khoa Ngân hàng - Tài chính trường KTQD nè:

A. Để làm tốt bài thi vào ngân hàng chuyên ngành kế toán, bạn nên ôn kỹ lại kiến thức mình đã học, đặc biệt là hệ thống tài khoản và cách hạch toán.

B. Bên cạnh đó, kế toán hay tín dụng cũng sẽ có những câu hỏi chung như: (i) làm thế nào để hòa nhập tốt vào môi trường làm việc mới

(ii) anh chị nghĩ gì về công việc mình sẽ làm, (iii) anh chị cần gì ở người lãnh đạo,

(iv) theo anh chị làm thế nào để xây dựng và phát triển ngân hàng mà anh chị đang có ý định trở thành nhân viên...

C. Các câu hỏi thường có khi đi phỏng vấn tại các Ngân hàng: - Tự giới thiệu về bản thân?

- Tại sao bạn thích làm Ngân Hàng A?

- Bạn có những hiểu biết gì về Ngân Hàng A?

- Tại sao bạn thích làm ở vị trí...(vị trí mà bạn xin vào)?

- Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu? Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp ko như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm ko? Nếu Ngân Hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người bạn có chấp nhận đi ko?

- Bạn nghĩ 5 hoặc 10 năm nữa bạn sẽ ở vị trí nào?

- Theo bạn thì điểm yếu và điểm mạnh của mình là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của bạn?

- Nếu là một nhân viên của Ngân Hàng, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục khách hàng đến với Ngân Hàng của bạn?

D. Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu?

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thi tuyển và phỏng vấn vào ngân hàng (Trang 29 - 42)