Một số mục tiêu và biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 2007

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố hải phòng (Trang 31 - 36)

III. Tình hình hoạt động kinh doanh

3. Một số mục tiêu và biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 2007

Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm 2006 và căn cứ vào tình hình thực tế của chi nhánh. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng đã đề ra một số chỉ tiêu định hướng và giải pháp thực hiện đến 31/12/2007 như sau:

3.1. Một số chỉ tiêu định hướng:

Tổng nguồn vốn huy động: 1.150 tỷ đồng Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt: 1400 tỷ đồng Phấn đấu giảm dư nợ xấu xuống dưới 5% Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro: 30 tỷ đồng

Đạt số lượng phát hành trên 5.000 thẻ E-Partner Thu dịch vụ phí đạt: 7,5 tỷ đồng

Lợi nhuận sau khi đã trích DPRR: 30 tỷ đồng

3.2. Một số giải pháp thực hiện.

Đánh giá phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng trên địa bàn có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn (gồm cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị xã hội, đoàn thể), tạo ra nhiều kênh huy đọng vốn mới có giá thành đầu vào thấp.

Tích cực đổi mới phong cách giao dịch văn hóa, văn minh công sở, nâng cao chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.

Thực hiện linh hoạt nhanh nhạy công cụ lãi suất, chính sách khách hàng; phối hợp chặt che giữa các phòng nghiệp vụ thực hiện chính sách tiếp thị với từng loại khách hàng, qua đó chi nhánh tiếp thị với từng loại đối tượng khách hàng, qua đó chi nhánh xây dựng kế hoạch và triển khai công tác thu hút, chăm sóc và gìn giữ khách hàng để tăng trưởng mạnh và chủ động cân đối được nguồn vốn.

3.2.2. Hoạt động tín dụng đặt ra hàng đầu là tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững: lượng an toàn, hiệu quả, bền vững:

Các phòng khách hàng, PDG cần đánh giá, phân tích tổng thể theo từng nhóm khách hàng, từng khách hàng bảo đảm khách quan, cụ thể để dịnh hướng đầu tư tín dụng phù hợp với hiện tại cũng như lâu dài đảm bảo an toàn hiệu quả.

Chấp hành nghiêm túc các quy trình, quy chế nghiệp vụ, các văn bản quy định và hướng dẫn của NHNN và NHCTVN ban hành; nghiên cứu và ứng dụng các bộ luật và các văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm… phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật, đảm bảo sự đày đủ, tính đồng bộ, nhất quán trong quá trình thực hiện, tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển tín dụng lành mạnh, góp phần hạn chế rủi ro.

Căn cứ chủ trương kế hoạch phát triển của địa phương, thường xuyên phân tích đánh giá, chọn lọc chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, những khách hàng chiến lược, xác lập và duy trì quan hệ tín dụng; ngược lại những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ lớn, không trả được nợ vay gốc và lãi, thì bằng mọi biện pháp kiên quyết, nhanh chónh rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng theo hướng mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân, cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ SXKD công thương nghiệp, cho vay các làng nghề sản xuất, cho vay các khu kinh tế năng động, cho vay tiêu dùng.

Kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu, các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 còn lại đến 31/12/2006 phải tích cực thu hồi; các khoản nợ khi chuyển sang nhóm 2, tác động khách hàng vay vốngiải quyết nhanh thu hồi nợ không để chuyển sang các khoản nợ xấu, lên kế hoạch xử lý nợ kịp thời cho năm 2007. Phấn đấu số nợ xấu ở chi nhánh đến 31/12/2007 ở mức thấp nhất để tính chi phí xử lý rủi ro ít nhất, đạt lợi nhuận nhiều nhất, đóng góp hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh và choc hung toàn hệ thống NHCT

Quản lý chặt chẽ hồ sơ vay vốn, từng cán bộ kinh doanh, trưởng phó phòng khách hàng, trưởng phó phòng giao dịch phải có trách nhiệm, kế hoạch, thường xuyên đôn đốc và thực hiện mọi biện phápyêu cầu khách hàng trả nợ đầy đủ gốc, lãi các khoản nợ đã dược xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc, ban lãnh đạo NHCTVN và trước pháp luật trong việc xử lý thu hồi nợ, không để xảy ra tiêu cực nội bộ khi tiến hành xử lý thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro

Giao kế hoạch, biện pháp, thời hạn xử lý thu hồi từng khoản nợ đọng nội bảng, ngoại bảng, nợ quá hạn… cho từng cán bộ lãnh đạo, từng tổ xử lý nợ, từng cán bộ tín dụng triển khai các biện pháp để thu hồi các khoản nợ đọng, nợ có vấn đề…

3.2.3. Công tác kiểm tra giám sát và đảm bảo an toàn trong kinh doanh

Tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tự kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phát hiện kịp thời, chỉ đạo kiên quyết khắc phục các sai sót, tồn tại, vi phạm. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ, không dược vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện các thủ tục cho vay và cấp tín dụng, đây là điều kiện an toàn vốn, nhằm tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản. Với các

đối tượng khách hàng cho vay bằng ngoại tệ, phù hợp với tăng trưởng vốn huy động và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh tránh rủi ro về tỷ giá, lãi suất và không làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng tín dụng chung

Kiểm soát chặt chẽ dư nợ trong hạn, không cho vay nếu không đủ điều kiện cho vay, kiên quyết không để gia hạn nợ, nợ quá hạn mới phát sinh. Thực hiện nghiêm túc cơ chế, quy định về cho vay, bảo lãnh và bảo đảm tiền vay

Phòng kế toán bố trí bộ phận hậu kiểm hàng ngày phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ liên quan khi phát hiện sai sót cần tập trung chỉnh sửa ngay và làm rõ trách nhiệm cá nhân sai phạm để đề xuất xử lý. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính để tham mưu cho ban giám đốc

Chú trọng an toàn kho quỹ, an ninh mạng, an ninh thanh toán điện tử. Từng cán bộ chi nhánh phải bảo vệ nghiêm ngặt mã thẩm quyền giao dịch của mình. Tại mọi điểm giao dịch phải niêm yết 10 điều quy định an toàn và bảo mật thông tincủa NHCTVN. Tiếp tục kiện toàn và đầu tư, trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc thiết bị và phần mềm quản lý hiện đại để bảo vệ an ninh, an toàn cho mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.2.4.Về hoạt động tài trợ thương mại và phát triển dịch vụ sản phẩm NH

Thực hiện nghiêm túc các quy định và quy trình nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… của NHNN và NHCTVN. Các cơ chế tín dụng liên quan tới công tác tài trợ thương mại cần nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện thị trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khấu thực hiện đúng mô hình của các ngân hàng hiện đại, tập trung hóa vào công việc, rút ngắn thời gian xử xý các giao dịch phát sinh trong ngày và đẩy mạnh bán các sản phẩm tài trợ trương mại

3.2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức

Nâng cao năng lực quản lý và chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng

Bổ sung và sắp xếp lại lao động cho phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn theo từng phòng ban, từng bộ phận nghiệp vụ. Chú trọng đến lực lượng cán bộ nhân viên của phòng khách hàng, quầy giao dịch… bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng

Thực hiện cơ chế tiền lương mới, trả lương theo hiệu quả lao động, theo sản phẩm làm đòn bẩy kinh tế động viên khuyến khích người lao động làm việc có chất lượng hiệu quả, nâng cao năng lực trình độ, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ. Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của từng phòng, từng cá nhân.

Chuẩn bị triển khai thực hiện giai đoạn II dự án hiện đại hóa theo kế hoạch của NHCTVN

Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, tổ chức hoạt động sôi nổi các phong trào hoạt động của đoàn thể. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đoàn kết, công khai, chăn lo cải thiện đời sống sinh hoạt và điều kiện làm việc cho người lao động trong cơ quan.

Mục lục

I. Lịch sử hình thành và phát triển...1

II. Mô hình tổ chức chi nhánh và chức năng nhiệm vụ các phòng...4

1. Mô hình tổ chức...4

Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng...5

2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng: ...6

2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH số 1):...6

2.2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng số 2):...8

2.3. Phòng khách hàng cá nhân: ...9

2.4. Phòng quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề):...12

2.5.Tổ quản lý nợ có vấn đề:...15

2.6. Phòng kế toán giao dịch:...16

2.7. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:...19

2.8. Phòng tiền tệ kho quỹ:...21

2.9. Phòng Tổ chức – Hành chính:...22

2.10. Phòng thông tin điện toán:...24

2.11. Phòng tổng hợp:...25

III. Tình hình hoạt động kinh doanh...26

1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu...26

2. Một số tồn tại và nguyên nhân...28

2.1. Tồn tại...28

2.2. Nguyên nhân...29

3. Một số mục tiêu và biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 2007...31

3.1. Một số chỉ tiêu định hướng:...31

3.2. Một số giải pháp thực hiện...31

3.2.1. Về công tác huy động vốn...31

3.2.2. Hoạt động tín dụng đặt ra hàng đầu là tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả, bền vững:...32

3.2.3. Công tác kiểm tra giám sát và đảm bảo an toàn trong kinh doanh...33

3.2.4.Về hoạt động tài trợ thương mại và phát triển dịch vụ sản phẩm NH...34

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương thành phố hải phòng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w