Thực trạng tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước tỉnh Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sởtỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủnhân dân Lào hiện nay (Trang 34 - 42)

Viêng Chăn

Trong Hệ thống chính trị cấp cơ sở, bộ máy chính quyền cấp tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng vì đó là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, có chức năng thay mặt Nhà nước trung ương quản lý xã hội bằng pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Nó có nhiệm vụ quản lý hành chính và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và trung ương.

Những năm trước đây, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều sở, ban, ngành nhưng chức năng và nhiệm vụ không được phân định rõ ràng dẫn đến chống chéo lên nhau, làm cho việc quản lý và trách nhiệm trong việc điều hành và tổ chức thực hiện không hiệu quả, vô trách nhiệm,

quan liêu, bất chấp quy luật, từ đó, gây phiền hà, khó khăn cho nhân dân và quan trọng hơn là kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Viêng Chăn.

Gần đây, theo Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Pháp lệnh của chính phủ, Pháp lệnh về vấn đề tổ chức hành chính tại các địa phương (2003) do Cục Hành chính và Quản lý công chức ấn hành, theo đó, các cơ quan, hành chính địa phương là một tổ chức hành chính nhà nước cấp địa phương, trong đó Tỉnh trưởng

là người đứng đầu quản lý toàn bộ bộ máy chính quyền cấp tỉnh, có vai trò thay mặt và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong việc quản lý hành chính, thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng và sử dụng nguồn lực con người ở địa phương. Dưới quyền tỉnh trưởng là một hệ thống bộ máy giúp việc và văn phòng tỉnh uỷ, cùng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Quốc hội cấp tỉnh).

Nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền tỉnh Viêng Chăn như sau: - Quản lý và sử dụng và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường - Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong địa phương. - Ngoại giao theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

- Thủ trưởng cơ quan hành chính phải là tỉnh trưởng, trong đó tỉnh trưởng có quyền và nhiệm vụ như:

+ Đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. + Triệu tập và chủ trì hội nghị của cơ quan hành chính tỉnh.

+ Bàn bạc, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và gây dựng ngân sách của địa phương mình.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Bảo vệ an ninh, quốc phòng của tỉnh

+ Chống và ngăn chặn tình trạng chán nản, thoái hoá biến chất của cán bộ + Theo dõi, kiểm tra chương trình của Trung ương ở địa phương mình. + Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan liên quan, bảo đảm thu nhập của địa phương.

+ Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận xây dựng tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi bộ phận kinh tế và nhân dân các bộ tộc tham dự, phát triển kinh tế - xã hội trong địa phương mình.

+ Tổ chức thực hiện công tác quản lý dân số của địa phương.

+ Có quyền ra lệnh bãi bỏ hành vi vi phạm pháp luật của các ban, ngành, sở... + Đề nghị thành lập hay giải thể huyện thị chính và bộ máy của cơ quan hành chính tỉnh.

+ Thành lập, giải thể, chia, tách làng.

+ Đề nghị bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức huyện trưởng, trưởng làng. + Đề nghị bổ nhiệm hoặc nhân sự hoặc cách chức trưởng phòng, phó trưởng phòng của các sở, ban ngành theo chiều dọc cấp huyện.

+ Bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tỉnh uỷ, phó huyện trưởng, phó thủ trưởng thị chính tỉnh, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng huyện uỷ theo chiều dọc cấp huyện.

+ Quản lý tổ chức cán bộ - công chức theo quyền quản lý của mình. Theo dõi, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ - công chức của các ban ngành theo ngành dọc,

+ Giải quyết những yêu cầu, đề nghị của các cơ quan tổ chức, hoặc cá nhân về việc làm sai trái, không đúng của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trong địa phương của mình theo pháp luật.

+ Báo cáo thực trạng mọi mặt của tỉnh cho Chính phủ thường xuyên, liên tục. + Ngoài ra, hợp tác với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo sự uỷ quyền của Chính phủ.

Trong đó, phó tỉnh trưởng là người giúp việc tỉnh trưởng, chịu trách nhiệm trực tiếp một số công việc theo sự giao quyền của tỉnh trưởng. Trong trường hợp, tỉnh trưởng không có khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, phó tỉnh trưởng được giao quyền làm thay.

Nhìn chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được củng cố và kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng chính trị, nâng cao năng lực quản lý điều hành, phát

huy dân chủ của nhân dân trong việc tham gia, bàn bạc, quyết định những công việc của địa phương. Tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, chăm lo đời sống cho nhân dân

Văn phòng tỉnh uỷ Tỉnh Viêng Chăn

Theo điều 9 của pháp luật về việc tổ chức hành chính địa phương của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Văn phòng Tỉnh uỷ có quyền và nhiệm vụ như sau:

+ Văn phòng tỉnh uỷ thuộc cơ cấu bộ máy chính quyền tỉnh, có vai trò làm tham mưu cho tỉnh trưởng trong mọi công việc của tỉnh, xây dựng kế hoạch - chương trình hoạt động, bàn bạc, tổng hợp, phác thảo và kiểm tra tài liệu, phối hợp công tác với các bộ phận, ban ngành liên quan, đáp ứng thông tin, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước ở cấp tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ công việc của cơ quan hành chính tỉnh.

Văn phòng tỉnh uỷ còn đảm đương một số công việc thuộc quản lý nhà nướ như sau:

+ Công bố, thành lập huyện mới.

+ Quản lý dân số: theo dõi sự dịch chuyển dân số, số dân cư di chuyển vào sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn hợp pháp hay bất hợp pháp.

+ Nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại của dân, giao cho các bộ phận liên quan + Đăng ký kết hôn cho đối tượng nước ngoài với người thuộc tỉnh.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc của văn phòng tỉnh uỷ

Theo thoả thuận của tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn, cơ cấu tổ chức của văn phòng Tỉnh uỷ gồm có 5 ban ngành và 9 văn phòng trực thuộc, như sau:

+ Ban ngành tổng hợp việc Đảng.

+ Ban ngành tổng hợp việc Chính quyền. + Ban ngành hành chính.

+ Ban quản lý tài chính. + Ban lưu trữ tài liệu.

+ Phòng giữ gìn trật tự - an ninh. + Phòng ngoại giao.

+ Phòng củng cố kinh doanh. + Phòng thể thao.

+ Phòng môi trường.

+ Phòng quản lý thuế và tiêu trừ thuốc gây nghiện. + Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

+ Phòng xây dựng cơ sở và phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Phòng xây dựng cơ sở chính trị.

Mối quan hệ giữa các phòng, ban và tỉnh uỷ trên cơ sở hợp tác, tự do, bình đẳng theo vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Viêng Chăn

Tỉnh Viêng Chăn chưa có Hội đồng nhân dân trực tiếp của tỉnh, Hiến pháp của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào chưa quyết định cho chính quyền địa phương có Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp làng riêng của mình.

Tất cả các tỉnh trong nước được chia thành nhiều khu vực, từng khu vực đều thuộc Hội đồng nhân dân (Quốc hội) tối cao trực thuộc trung ương và chỉ có văn phòng Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội)

Theo điều 52, 53 Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 6-5- 2003 quy định:

a. Quốc hội là cơ quan đại biểu quyền lực và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực của nhà nước và là cơ quan lập pháp và theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Hành pháp, Toà án nhân dân và công tố nhân dân.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Một: xây dựng hoặc thay đổi Hiến pháp. Hai: xây dựng hoặc thay đổi pháp luật. Ba: xây dựng hoặc thay đổi thuế quan.

Bốn: xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà

Năm: bầu cử hoặc cách chức chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ ban thường vụ Quốc hội,

thành lập hoặc giải thể các tiểu ban Quốc hội, bầu cử hoặc cách chức các thủ trưởng các tiểu ban, các văn phòng Quốc hội, phó tiểu ban, thành lập và giải thể Hội đồng nghị viện quốc tế của Quốc hội.

Sáu: bầu cử hoặc cách chức Chủ tịch nước và phó Chủ tịch nước theo sự đề nghị

của Ban Thường vụ Quốc hội.

Bảy: đề đạt, bổ nhiệm nhân sự, bổ nhiệm hoặc cách chức thủ tướng theo đề nghị

của chủ tịch nước.

Tám: Xây dựng cơ cấu, bộ máy của Chính phủ, bổ nhiệm, thay đổi, cách chức

Học viện Chính phủ theo sự đề nghị của thủ tướng.

Chín: bầu cử hoặc cách thức Chủ tịch toà án nhân dân tối cao và công tố nhân

dân tối cao theo sự đề nghị của Ban thường vụ Quốc hội.

Mười: thoả thuận thành lập hoặc giải thể bộ trưởng, cơ quan tương đương bộ

trưởng, tỉnh trưởng. Thoả thuận biên giới của tỉnh, theo đề nghị và chỉ thị của thủ tướng.

Mười một: Quyền ân xá tội phạm.

Mười hai: ký hoặc phê duyệt, xoá bỏ hiệp định, hiệp ước đã ký kết với nước

ngoài theo pháp luật.

Mười ba: Quyết định vấn đề chiến tranh hoặc hoà bình.

Mười bốn: theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn

* Cơ cấu của văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Một: Cơ cấu nhân sự

- Chánh văn phòng - Phó chánh văn phòng

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng và một số chuyên gia.

Hai: Cơ cấu bộ máy gồm có 3 ban ngành

- Ban Tổng hợp và thông tấn - tuyên truyền - Ban ngành tổ chức, quản lý, tài chính.

* Theo quy định của Chánh văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Một: văn phòng của hội viên Quốc hội thuộc chức tỉnh Viêng Chăn có vai trò

tương đương cấp cơ sở tỉnh

Hai: tổng kết mọi hoạt động về mặt tổ chức, thực hiện hiến pháp, pháp luật. Ba: Tham dự, bàn bạc, dựng, xem xét, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

ngân sách thuộc trực tỉnh.

Bốn: tổng kết, báo cáo kết quả việc thực hiện các dự án thuộc tỉnh. Tuyên truyền,

truyền bá pháp luật đến người dân và báo cáo văn phòng Quốc hội.

Năm: Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội viên Quốc hội và Hội viên Quốc hội trực

thuộc tỉnh hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của công việc.

Sáu: Tổ chức, quản lý, bồi dưỡng đào tạo sử dụng, thực hiện chính sách và đề nghị

kỷ luật với cán bộ nhân sự trực thuộc văn phòng Hội viên Quốc hội.

Bảy: Chuẩn bị và phục vụ hội nghị của Hội viên Quốc hội thuộc trực tỉnh. Tám: Lên kế hoạch và quản lý sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất và tài sản của

văn phòng Quốc hội.

Chín: Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân và yêu cầu

Hội đồng nhân dân trực thuộc tỉnh giải quyết.

Mười: Chịu trách nhiệm về trật tự của văn phòng Quốc hội thuộc trực tỉnh. Mười một: Chịu trách nhiệm công tác thông tấn, in ấn và lưu thông tài liệu của

Hội viên Quốc hội tỉnh.

Mười hai: Quan hệ, phối hợp công việc với cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước,

Mặt trận đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội...

Mười ba: Quản lý công việc ngoại giao, theo sự thoả thuận đồng ý của Quốc hội. Mười bốn: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do sự giao quyền của Quốc hội.

Hoạt động của Văn phòng và Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn và văn phòng

Một: Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh lấy đường lối của Đảng, chính sách của

nhà nước, pháp luật, Nghị quyết Đại hội thường kỳ của Quốc hội, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, truyền bá cho cán bộ, quân đội, an ninh, cảnh sát và nhân dân thực hiện.

Lắng nghe báo cáo thực trạng hoạt động và sự thắc mắc của các Hội viên, rồi nghiên cứu, bàn bạc với Đảng uỷ và chính quyền hành chính các cấp, sau đó giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với thực tế.

Hai: Tham dự nghiên cứu góp ý và thúc đẩy việc tổ chức thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh. Tham dự các Hội nghị và các ngày lễ trọng của Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành...

Ba là: Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn chung, chính sách xoá đói giảm

nghèo của nhà nước, giao đất – rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng.

Bốn: Hội viên Quốc hội cùng với Ban thường vụ Quốc hội và các tiểu ban Quốc

hội xuống theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công việc ở các huyện, sở về lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội và lĩnh vực quyền thẩm phán. và đề nghị với Đại hội thường kỳ của Quốc hội.

Năm: Được đón, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, nhận đơn khiếu nại, đơn

đề nghị của nhân dân các bộ tộc Lào, rồi kết hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm như: toà án nhân dân, công tố nhân dân… để giải quyết vấn đề.

Sáu: Được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia về phát triển năng lực con người của Hội đồng quốc gia Australia và nghị viện nước Xirilanca, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế Nam Triều Tiên về khám chữa bệnh, phân phát thuốc cho nhân dân

Công việc văn phòng Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn

Một: Tham dự Đại hội khởi đầu Quốc hội lần thứ VI; đại hội thường kỳ lần thứ

2-3 của Quốc hội.

Hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hội đồng Quốc hội trung ương

hoạt động, thu thập và ghi chép, tổng hợp mọi lời đề nghị, và yêu cầu mong muốn của nhân dân các bộ tộc lào

Ba: phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật cấp tỉnh, nhằm nghiên cứu, tìm cách

hoà giải, giải quyết các vụ án phục tạp, khó khăn, kéo dài.

Bốn: tham mưu, tư vấn dự thảo pháp luật từ ý kiến của các sở, ban ngành, cơ

quan, đơn vị, công ty kinh doanh ...

Năm: Đáp ứng nhu cầu vật chất, ngân sách, phương tiện để tạo điều kiện cho

đảng viên Quốc hội hoạt động tham dự Đại hội Quốc hội, hội nghị trong và ngoài nước và các đoàn nước ngoài đi xuống cơ sở.

Một phần của tài liệu Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sởtỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủnhân dân Lào hiện nay (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w