Khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống hoa Phượng Lê nhập nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Phượng Lê nhập nội và ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa của giống Guzmania cherry trồng chậu, tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 35 - 42)

- Ảnh hưởng của thời vụ xử lý

4. KẾT QUẢ )GHIÊ) CỨU VÀ THẢO LUẬ)

4.1.1 Khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống hoa Phượng Lê nhập nộ

nhập nội

Một giống cây trồng nhập nội được đánh giá là tốt phải thỏa mãn được các điều kiện, sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện vùng trồng, năng suất, chất lượng đạt cao và mang lại hiệu quả kinh tế. Giống hoa nói chung và giống hoa Phượng Lê nói riêng ngoài các tiêu chí trên thì yếu tố về thNm mỹ và thị hiếu người tiêu dùng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá.

Có thể một giống cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở vùng này, nhưng không phải cũng cho kết quả tương tự ở vùng khác. Hoặc có những giống có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất chất lượng cao nhưng lại không có giá trị về kinh tế hoặc thNm mỹ.

Từ năm 2009, Viện nghiên cứu Rau quả đã nhập nội một số giống hoa Phượng Lê và tiến hành khảo nghiệm và đánh giá. Các kết quả được trình bày dưới đâỵ

4.1.1 Khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống hoa Phượng Lê nhập nội Phượng Lê nhập nội

Các giống Phượng Lê nhập về đã có độ tuổi là 9 tháng. Khả năng thích nghi của cây được đánh giá thông qua tỷ lệ chết của câỵ Kết quả về động thái biến đổi tỷ lệ chết của các giống Phượng Lê qua từng giai đoạn sinh trưởng được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Động thái biến đổi tỷ lệ chết của các giống Phượng Lê nhập nộị

ĐVT: tỷ lệ %

Giống Thời gian từ

9-12 tháng tuổi Thời gian từ 12-15 tháng tuổi Thời gian từ 15-18 tháng tuổi PL1 4,6 1,7 0,5 PL2 4,2 1,9 0,6 PL3 4,0 2,0 0,8 PL4 6,3 2,8 1,4 PL5 6,1 3,2 1,7 PL6 7,2 4,7 3,6 PL7 6,9 4,0 3,8 PL8 7,4 5,1 4,2 CV% 5,7 6,8 LDS 5% 0,6 0,6

Tỷ lệ chết của 8 giống Phượng Lê qua các thời kỳ sinh trưởng ở kết quả bảng 4.1 dã cho thấy: ở giai đoạn đầu, sau thời gian nhập về (cây 9 -12 tháng tuổi) hầu hết các giống có tỷ lệ chết tương đối cao, cao nhất là các giống PL6, PL7, PL8 đạt (6,9-7,4%), các giống PL4, PL5 (6,1-6,3%), các giống PL1, PL2, PL3 có tỷ lệ chết thấp nhất (4,0-4,6%).

Đến giai đoạn 15 và 18 tháng tuổi tỷ lệ chết của các giống có giảm xuống, trong đó các giống PL1, PL2, PL3 tỷ lệ chết gần như không còn, các giống PL4, PL5 tỷ lệ chết đạt ở mức thấp (1,4-1,7%), các giống còn lại PL6, PL7, PL8 tỷ lệ cây chết vẫn còn ở mức cao (3,6-4,2%).

Điều này cho thấy sự thích nghi của các giống với điều kiện mới là khác nhau, các giống PL6, PL7, PL8 thích nghi kém, cây yếu hơn, nên có tỷ lệ chết cao hơn các giống khác.

Phượng Lê là cây thuộc loại thân giả, thân cây gồm nhiều bẹ lá xếp lại, khả năng sinh trưởng của cây được đánh giá qua khả năng ra lá và tăng trưởng lá. Kết quả về khả năng ra lá của các giống Phượng Lê được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng số lá và chiều dài lá của các giống Phượng Lê

9 tháng tuổi 12 tháng tuổi 15 tháng tuổi 18 tháng tuổi

Chỉ tiêu Giống Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Tốc độ ra lá/ tháng Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Tốc độ ra lá/ tháng Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Tốc độ ra lá/ tháng PL1 13,2 19,4 19,2 26,4 2,0 22,3 32,5 1,0 24,2 34,7 0,6 PL2 12,8 20,2 20,3 25,6 2,5 24,2 30,4 1,3 25,9 33,6 0,6 PL3 13,2 20,4 20,6 25,7 2,5 23,4 30,8 0,9 24,8 32,8 0,5 PL4 14,1 26,5 22,1 30,5 2,7 27,8 34,7 1,9 33,4 43,5 1,9 PL5 16,8 16,6 24,8 18,6 2,7 28,7 21,5 1,3 30,6 27,1 0,6 PL6 10,7 14,8 20,1 19,4 3,1 21,2 20,2 0,4 21,2 20,2 0,0 PL7 11,6 15,3 20,4 20,3 2,9 21 20 0,2 21 20 0,0 PL8 10,5 15,4 20,7 20,7 3,4 21,3 20,3 0,2 21,3 20,3 0,0 CV% 4,1 5,9 5,9 5,8 LDS 5% 1,6 2,4 2,6 2,9

Kết quả bảng 4.2 cho thấy số lá trên cây của các giống đều tăng dần qua từng giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên các giống khác nhau số lá trên cây cũng khác nhaụ Số lá trên cây của các giống PL4, PL5 sau 18 tháng tuổi đạt cao nhất, dao động từ 30-32 lá, các giống PL1, PL2, PL3 từ 23-24 lá, thấp

Tốc độ ra lá của các giống ở từng giai đoạn cũng khác nhaụ Hầu hết các giống có tốc độ ra lá tập trung ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi (>2 lá/tháng), trong đó mạnh nhất là các giống PL6, PL7, PL8 tương ứng (3,1-2,9-3,4 lá/tháng). Giai đoạn 12-15 tháng giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 vẫn tăng tuy nhiên chậm hơn (đạt 1,3-1,9 lá/tháng). Còn các giống PL6, PL7, PL8 ở giai đoạn này gần như không tăng. Điều này cho thấy các giống PL6, PL7, PL8 bắt đầu ngừng sinh trưởng thân lá để chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực và nở hoa sớm hơn các giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5. Đến giai đoạn 15-18 tháng tuổi chỉ còn giống PL4 cố số lá vẫn tiếp tục tăng, còn lại các giống PL1, PL2, PL3, PL5 tăng chậm lại và dừng hẳn ở giai đoạn nàỵ Như vậy giống PL4 có thời gian sinh trưởng dài nhất và thời gian nở hoa sẽ là muộn nhất.

Chiều dài lá là một trong những chỉ tiêu thể hiện hình dáng của cây; khả năng tăng trưởng về chiều dài lá của các giống hoa Phượng Lê cũng có sự biến động lớn, sau 18 tháng tuổi chiều dài lá của giống PL4 cao nhất đạt 43,5 cm, sau đó đến các giống PL1, PL2, PL3 đạt từ 32,1-33,4 cm. Giống PL5 đạt 27,1 cm. Các giống PL6, PL7, PL8 có chiều dài lá thấp nhất đạt từ 20,0-20,3 cm. Cũng như số lá trên cây, chiều dài lá của các giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 tập trung tăng trưởng ở giai đoạn từ 9 - 15 tháng tuổi còn các giống PL6, PL7, PL8 chỉ tăng trưởng mạnh ở giai đoạn 9 - 12 tháng tuổị

Như vậy các giống Phượng Lê khác nhau thì khả năng sinh trưởng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhaụ Từ các yếu tố về đặc tính sinh trưởng của các giống dẫn đến đặc điểm hình thái của các giống cũng khác mhaụ Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái của các giống Phượng Lê Chỉ tiêu

Giống

Chiều dài lá (cm)

Chiều rộng lá Số lá/cây Màu sắc thân

PL1 35,7 4,2 24,2 Xanh PL2 33,8 4,5 25,9 xanh PL3 33,2 4,8 24,8 Xanh PL4 43,7 6,4 33,4 Xanh đậm PL5 27,8 2,3 32,6 Xanh nhạt PL6 20,6 4,4 21,2 Xanh lá mạ PL7 20,2 4,5 21,0 Xanh lá mạ PL8 20,7 4,7 20,3 Xanh lá mạ CV% 4,2 6,7 6,0 LDS 5% 2,1 0,5 2,7

Trong 8 giống Phượng Lê nghiên cứu, căn cứ vào nguồn gốc phân loại cho thấy chúng thuộc 2 nhóm là chi Guzmania bao gồm các giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 và chi Vriesea bao gồm các giống PL6, PL7, PL8. Các quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng cho thấy, chiều dài lá các giống thuộc chi

Guzmania có sự sai khác nhau nhiều:

- Chiều dài lá của giống PL4 là cao nhất (đạt 43,7 cm); Các giống PL1, PL2, PL3 có chiều dài lá trung bình từ 30-35 cm. Giống PL5 có chiều dài lá thấp nhất chỉ đạt 28,3 cm.

- Tương đương với sự phát triển của chiều dài lá là chiều rộng lá: Giống PL4 cũng có chiều rộng lá đạt cao nhất (6,4 cm), tiếp đến là các giống PL1, PL2, PL3 (từ 4,2-4,8cm); chiều rộng lá thấp nhất vẫn là giống PL5 đạt 2,3 cm.

Ngược lại các giống thuộc chi Vriesea (PL6, PL7, PL8) có chiều dài lá thấp nhất trong tất cả các giống nghiên cứu (đạt 20,2-20,7 cm), tuy nhiên chiều rộng lá lại tương đương với các giống PL1, PL2, PL3 (4,4-4,7cm).

Sự khác biệt nhau về kích thước lá trên các giống tạo lên sự khác nhau về đặc điểm hình thái của chúng. Trừ 2 giống là PL4 có đặc điểm lá to dài nhất, giống PL5 có đặc điểm lá nhỏ và ngắn nhất, còn lại các giống PL1, PL2, PL3, PL6, PL7, PL8 có chiều rộng lá đạt ở mức trung bình, tuy nhiên chiều dài lá của các giống PL1, PL2, PL3 lại cao hơn hẳn các giống PL6, PL7, PL8.

Ngoài đặc điểm về kích thước lá thì số lá trên cây cũng là một trong những chỉ tiêu biểu hiện hình thái của giống. Số lá trên cây của giống PL4, PL5 đạt cao nhất (32,6-33,4 lá), sau đó đến giống PL1, PL2, PL3 (đạt 24-26 lá), số lá trên cây thấp nhất là các giống PL6, PL7, PL8 đạt (20-21 lá).

Màu sắc lá trên thân được phân định rõ thể hiện đặc tính của chi, các giống thuộc chi Guzmania có màu sắc lá xanh đậm hơn các giống thuộc chi

Vriesea (có màu xanh lá non).

Như vậy các giống khác nhau có đặc điểm hình thái khác nhaụ Tuy nhiên mục đích sử dụng của Phượng Lê là hoa chậu vì vậy ngoài việc đánh giá đặc sinh trưởng của cây thì việc đánh giá khả năng ra hoa và đặc điểm hoa của các giống cũng là các chỉ tiêu quan trọng.

Các kết quả trên cho thấy, các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng ở từng giai đoạn là khác nhau, tuy nhiên thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống như thế nào chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và có kết qủa trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Thời gian phát triển hoa của các giống Phượng Lê Thời gian từ trồng đến... (tháng)

Chỉ tiêu

Giống Xuất hiện hoa Hoa nở hoàn toàn Hoa tàn

PL1 15 17,5 20 PL2 15 17,5 20 PL3 15 17,5 20 PL4 18 21 23,5 PL5 14 16 18 PL6 12 14 16,5 PL7 12 14 16,5 PL8 12 14 16,5

Chu kỳ phát triển hoa của cây Phượng Lê được trình bày ở bảng 4.3 cho thấy, thời gian từ khi trồng đến khi cây có khả năng ra hoa kéo dài 12-18 tháng tuổi, thời gian từ ra hoa đến nở hoa hoàn toàn cũng khá dài (từ 2-3 tháng). Tuy nhiên các giống khác nhau thì thời gian ra hoa cũng khác nhaụ Các giống PL6, PL7, PL8 có thời gian từ khi trồng đến khi xuất hiện hoa là ngắn nhất khoảng 12 tháng, các giống PL1, PL2, PL3, PL5 là 14-15 tháng, dài nhất là giống PL4 (18 tháng).

Thời gian hoa nở hoàn toàn và hoa tàn giữa các giống cũng có sự biến động lớn. Các giống PL5, PL6, PL7, PL8 có thời gian từ khi xuất hiện hoa đến khi hoa nở là ngắn nhất (2 tháng), tuy nhiên thời gian hoa tàn là sau 2,5 tháng. Các giống PL1, PL2, PL3 có thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở dài hơn (2,5 tháng), thời gian hoa tàn tương đương PL5, PL6, PL7, PL8 (2,5 tháng). Thời gian hoa nở và hoa tàn dài nhất vẫn là giống PL4 (sau khi xuất hiện hoa đến khi nở là 3 tháng, và tàn sau 3 tháng nữa).

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Phượng Lê nhập nội và ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa của giống Guzmania cherry trồng chậu, tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)