Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học chưa nhiều. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng còn thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt ; chất lượng học tập bộ môn có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng học sinh dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải.Kết quả bộ môn hóa học của tôi như sau :
Năm học Dưới TB Trên TB Khá , giỏi
HKI(2013-2014) 25,6% 74,4% 30,5%
HKII(2013-2014) 8,9% 91,1% 45,4%
Cả năm 17,25% 82,75 37,95%
Giải HSG cấp tỉnh 03
Qua thực tế giảng dạy của bản thân đồng thời với kết quả đã đạt được trong năm học 2013-2014, tôi tin rằng với sự vận dụng linh hoạt các phương pháp đạy học tích cực, kết hợpvới ứng dụng công nghệ thông tin, cố gắng lồng ghép các hiện tượng thực tế vào dạy học bộ môn sẽ góp phần tăng hứng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học trong trường phổ thông hiện nay.
Do chưa có điều kiện tìm hiểu và áp dụng rộng rãi nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong quý cấp cùng quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện hơn và phong phú hơn để được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ môn hóa học .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10,11,12 - Nhà xuất bản Giáo Dục
[2] PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10,11,12 -SỞ GD & ĐT Lào Cai [3] HÓA HỌC LÍ THÚ - Nhà xuất bản Giáo dục
[4] 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)