Bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GDCD THPT (Trang 29 - 31)

Qua quá trình giảng dạy ở trường, với các tiết dạy ứng dụng CNTT, áp dụng các biện pháp đã thực hiện như được trình bày ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm như sau:

*Thứ nhất: Điều cần lưu ý trong quá trình giảng dạy là: Giáo viên là người

hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy.

*Thứ hai: Soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm

thanh, tiếng động, phải phù hợp không lạm dụng.

*Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp

thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài học của HS để có hướng điều chỉnh kịp thời.

*Thứ tư: Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua

từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được nội dung nào là nội dung cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viênỷ

*Thứ năm: Trong giáo án điện tử việc dùng màu chữ, phông chữ, cỡ chữ và

màu phông nền là điều cần lưu ý. Màu chữ, phong nền phải phù hợp, không lạm dụng các màu sắc, cỡ chữ không quá to, không quá nhỏ (Cỡ chữ 28-30 là vừa). Nếu dùng không đúng, không chuẩn, sẽ không đảm bảo được tính thẫm mỹ và khó có thể chuyển tải được nội dung bài học.

*Thứ sáu: Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương

tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể ỷCông nghệ hoá hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hoá được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mỹỷXác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất.

*Thứ bảy: Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có

hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học tự nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT.

*Thứ tám: Để nâng cao khả năng sử dụng CNTT, ngoài việc học thêm ở các lớp tin học,

giáo viên có thể tự học (Ví dụ: Giáo viên có thể tự học cách soạn giáo án điện tử thông qua phần mềm hướng dẫn tự học Microsoft Powerpoint hoặc có thể tự học ở bạn bè, đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn liên quan đến ứng dụng CNTTỷ). Điều quan trọng là giáo viên phải đóng vai trò là người học thường xuyên để có thể thực hiện được cuộc cách mạng giáo dục nói chung, về phương pháp dạy và học nói riêng, đang được đặt ra hiện nay và xu thế là sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học có hiệu quả cao.

Phần 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận chung:

Môn học GDCD ở trường THPT là một môn học có chức năng cực kỳ quan trọng, là môn học trực tiếp hình thành các phẩm chất và các kỹ năng theo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hình thành niềm tin có cơ sở khoa học về lý

tưởng cao đẹp mà con người luôn luôn vươn tới sự tất thắng của Chân - Thiện - Mỹ. Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh những phương pháp tư duy biện chứng, tích cực đấu tranh chống những cái sai, cái cũ, cái lỗi thời, cái tiêu cực và lạc hậu. Biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong bước hình thành ở học sinh thói quen và kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống, học tập, lao động và sinh hoạt. giúp học sinh định hướng đúng đắn về các giá trị đạo đức, pháp luật, các tư tưởng chính trị trong hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và sau này.

Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XX - thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội và ngành giáo dục nói riêng. Muốn theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự pháp triển đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ: Chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra đánh giá và đặc biệt cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.

Sự ra đời của phương pháp mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt được hiệu quả cao và CNTT là một thách thức đòi hỏi cả giáo viên lẫn học sinh cần phải biết học hỏi, khai thác, ứng dụng để biến nó trở thành công cụ đắc lực góp phần đổi mới phương pháp dạy ă học có hiệu quả.

3.2. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu SKKN ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GDCD THPT (Trang 29 - 31)