BIỆN PHÁP 2: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC, BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH CHO ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu SKKN các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THPT số 1 bảo yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 25 - 30)

- Xây dựng phương án đổi mới phương pháp dạy và học gắn liền với việc đổi mới chương trình, SGK, CSVC, thiết bị dạy học, năng lực trình độ đội ngũ Vì vậy

BIỆN PHÁP 2: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC, BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH CHO ĐỘI NGŨ

HỌC, BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm giúp cho giáo viên nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ về đổi mới PPDH. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH

Nội dung và cách thức thực hiện

Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học

Trên cơ sở kế hoạch chung của tổ thì tất cả các quy định của tổ phải được triển khai học tập và thảo luận trong toàn tổ. Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng hướng dẫn và giúp giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân. Nội dung kế hoạch cá nhân phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực và khả thi. Cần chú trọng tới việc xác định các yêu cầu đạt được cho từng chương, từng loại bài, từng môn học phải đề ra các biện pháp đổi mới PPDH. Phương tiện sử dụng thiết bị dạy học, kế hoạch, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Để kế hoạch không bị động, cần phân bố thời gian hợp lý theo đúng phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH

Một trong những khâu quan trọng nhất trong việc thực hiện đổi mới PPDH đó là việc soạn giáo án. chính vì vậy, đổi mới cách soạn giáo án quyết định sự thành công của đổi mới PPDH của người thầy. Xét cho cùng trong một điều kiện như

nhau, học sinh say mê, hứng thú học tập hay không phụ thuộc phần lớn vào cách dạy của người thầy. Thầy giáo không thay đổi cách dạy thì học sinh không thể thay đổi cách học. Công việc đầu tiên và chiếm thời gian tương đối lớn của người thầy giáo là soạn bài, nó là khâu chuẩn bị. Thầy giáo là người hiểu rõ đối tượng của mình hơn ai hết. Cho nên, việc xác định trọng tâm bài dạy và thiết kế hệ thống câu hỏi hoạt động trên lớp phải phù hợp với đối tượng. Chẳng hạn, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò. Làm thế nào tăng cường khả năng phát triển tư duy độc lập, khả năng đối thoại, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng đóng vai và sau cùng là khả năng tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Qua đó cho thấy người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh học tập. Chính vì thế mà sẽ giảm bớt cường độ lao động của giáo viên và tăng cường khả năng hoạt động của học sinh trên lớp. Đối với các tiết học quan sát, thực hành, thí nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị các phiếu học tập, trong đó cần lưu ý các nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu học sinh thực hiện. Kết quả trên phiếu sẽ phản ánh những vấn đề về rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, thăm dò tình huống có vấn đề giúp giáo viên nhận thông tin ngược và xử lý cho chính xác.

Trên cơ sở việc soạn giáo án theo hướng đổi mới PPDH nêu ở trên, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện giờ lên lớp theo hướng đổi mới PPDH. Đối tượng mà chúng ta đang quan tâm bây giờ là học sinh, chủ thể của hoạt động nhận thức. Chính vì thế, giáo viên phải giúp học sinh trong hoạt động nhận thức của mình để tự khám phá, tự khai thác và giải quyết những tình huống mới, trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống đặt ra. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, để làm chuyển biến thực sự đổi mới PPDH, Hiệu trưởng phải chỉ đạo chuyển từ việc dạy kiến thức sang dạy phương pháp học tập cho học sinh.

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới, đổi mới cách dạy của giáo viên để nhận thông tin ngược chính xác. Yêu cầu Hiệu trưởng phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp với đổi mới PPDH.

Trước hết đó là đổi mới việc xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng môn học.Vấn đề này không đơn giản, bởi vì trong việc thực hiện đổi mới PPDH không phải bao giờ cũng được sự đồng thuận của giáo viên, nhất là việc giáo viên ngại khó đầu tư cho việc soạn giáo án. Cho nên, việc xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy cần phải tổ chức hội thảo, học tập, thảo luận. Trên cơ sở chung qua các ý kiến đóng góp, Hiệu trưởng tổng hợp các ý kiến đóng góp, xây dựng thành chuẩn chung của đơn vị. Đặc biệt là khâu soạn thảo và ban hành.

Đổi mới công tác dự giờ: Trong xây dựng kế hoạch đầu năm, các chỉ tiêu,

biện pháp nêu ra sau khi đã được cấp trên phê duyệt, trở thành các chỉ tiêu pháp lệnh buộc mọi thành viên phải thực hiện. Trong đó quy định số tiết dự giờ tối thiểu đối với giáo viên từng học kỳ và năm học. Tuy nhiên, để công tác dự giờ theo

hướng đổi mới cần tăng cường việc dự giờ đột xuất, chuyên đề đổi mới PPDH, cần xác định nội dung, phương pháp và sau mỗi đợt dự giờ cần rút kinh nghiệm và so sánh kết quả.

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới PPDH đạt hiệu quả, trước hết cần xây dựng và thực hiện quy chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại, đánh giá học sinh. Mặc dù hiện nay, tại các trường THPT đã có các văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, thế nhưng từ việc đổi mới cách dạy và cách học của trò, Hiệu trưởng phải xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá cho phù hợp. Theo đó, Hiệu trưởng cần xây dựng dữ liệu ngân hàng đề. Đề kiểm tra từ một tiết trở lên phải được kiểm duyệt của Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn được giao quyền). Đặc biệt là cần tiến hành đồng bộ trong cùng một thời gian và cùng một khối lớp, chọn đề một cách ngẫu nhiên từ ngân hàng đề. Việc đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đổi mới nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra phải bảo đảm kiểm tra được toàn diện các mặt kiến thức, kỹ năng và tư duy của học sinh. Để việc kiểm tra học sinh diễn ra bình thường và có chất lượng, đánh giá đúng trình độ học sinh, yêu cầu đề kiểm tra phải mang tính phổ thông đại trà và có sự phân hóa trong học sinh. Làm như vậy sẽ phản ánh đúng trình độ và đánh giá công bằng, khách quan chất lượng học sinh, phân loại được đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

- Đổi mới hình thức kiểm tra

Hình thức kiểm tra phải thể hiện sự suy nghĩ độc lập, biết cách giải quyết vấn đề. Hiệu trưởng cần chỉ đạo và khuyến khích giáo viên nhiều dạng đề khác nhau, đề trắc nghiệm khách quan, tự luận, trắc nghiệm tự luận họăc thể kết hợp các dạng đề trên. Về hệ thống câu hỏi kiểm tra cần phải rõ ràng, có thể câu ghép đôi, câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu đúng sai, câu điền vào chỗ trống. Bên cạnh đó trong điều kiện hiện có, Hiệu trưởng cần lựa chọn các PTKT hiện đại áp dụng vào việc thay đổi hình thức kiểm tra. Chẳng hạn sử dụng máy tính trong việc kiểm tra chắc nghiệm. Mục đích kiểm tra là nhằm đánh giá thông tin ngược một cách chính xác, từ đó chỉ đạo kịp thời hoạt động dạy và học.

Trắc nghiệm không chỉ có tác dụng giúp người thầy nắm bắt bao quát đối tượng, chấn chỉnh lại thái độ phương pháp học tập của học sinh mà còn có thể được sử dụng như là một phương tiện tiến hành các thủ pháp sư phạm. Có thể nêu ra dưới đây một số phạm vi ứng dụng cụ thể:

- Trắc nghiệm để kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà.

- Trắc nghiệm để thay đổi hoặc gây không khí thích hợp cho lớp học.

- Trắc nghiệm để thăm dò, gợi ý hay định hướng cho việc thâm nhập, phân tích bài học.

- Trắc nghiệm để chốt lại một kết luận trọng tâm khái quát nào đó vào thời điểm giữa hoặc cuối bài học.

- Trắc nghiệm để gợi ý mở, nêu vấn đề như trong dạy học nêu vấn đề.

Đổi mới khâu chấm chữa bài, đánh giá chất lượng học sinh

Trong dạy học theo hướng đổi mới PPDH, phát huy tính chủ động tích cực trong học tập của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Trong kiểm tra hàng ngày có thể thực hiện hình thức cho học sinh tham gia tự đánh giá, học sinh tự đánh giá bài của mình và bạn đánh giá bài của mình. Song, việc nhận xét và cho ý kiến của giáo viên sau khi kiểm tra là rất quan trọng và cần thiết, đây có thể là những dòng vắn tắt nhưng phải thể hiện rõ nội dung tư tưởng trong việc khen, trách phạt, góp phần thay đổi nhận thức học tập của học sinh. Đối với đề kiểm tra học kỳ cần phân công giáo viên coi và chấm kiểm tra chéo, có thể áp dụng việc mã hoá bài kiểm tra để giáo viên chấm. Như vậy sẽ hạn chế được sự gian lận trong kiểm tra và phản ánh đúng chất lượng.

Mục đích đo lường, khảo sát đánh giá kết quả tương đối tốt và khá nhanh chóng, bài làm đã được chấm cho ra kết quả nhanh và khá dễ dàng hơn. Kết quả điểm số của các bài làm, về căn bản là thuyết phục. Khi công bố đáp án (hệ thống phương án lựa chọn đúng), học sinh đều nhanh chóng rút được kinh nghiệm và mặt bằng kiến thức được củng cố nhiều. Phần đông học sinh hào hứng, nghiêm túc khi làm bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ tin cậy xuất phát từ khả năng lượng hoá kiến thức và kỹ năng cần được đo lường qua các câu trắc nghiệm. Kết quả ở đây được đo đếm cẩn thận, kết quả lựa chọn đúng sai là không chối cãi được, khi mà đáp án được xem là đáng tin cậy.

Và tính kế hoạch thể hiện qua tất cả các khâu của việc ra đề, việc tổ chức kiểm tra và chấm từng công đoạn đều rất công phu. Nhất là khâu làm đề, tính toán thẩm định khả năng đo lường thực tế của đề bài. Nói rõ hơn, chẳng hạn có đề bài, những người thực hiện đề bài đã phải trải qua các bước, các công đoạn của một kế hoạch đã được hoạch định trước như chọn phạm vi nội dung ý tưởng, lập đề cương bao quát và đề cương chi tiết và ấn định bảng phân bố điểm cho bài kiểm tra. Viết câu trả lời đúng, để tổ chức kiểm tra: phải in sao các đề, xử lý độ trung thực, nghiêm

minh khi làm bài.

Tạo động lực cho người dạy

Người giáo viên khi lên lớp, nhu cầu được cống hiến, được tự khẳng định bản thân mình cần được sự động viên, khích lệ đúng lúc của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, sẽ mang lại động lực rất lớn cho các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Trong hoạt động đổi mới PPDH hiện nay, theo chúng tôi để tạo động lực cho người dạy nhà trường cần làm tốt.

- Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống các câu hỏi, hệ thống các kỹ năng thao tác thực hành cho học sinh hoạt động phù hợp với đặc điểm của từng môn học.

- Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động, tạo kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm khách quan.

- Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng chung mang tính công cụ như kỹ năng sử dụng các PTKT hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng các phần mềm máy vi tính, kỹ năng khai thác các thông tin trên mạng, kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu tham khảo, kỹ năng ngoại ngữ.

- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên PP tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng những vấn đề nghiên cứu một cách thiết thực.

Ngoài ra công tác thi đua, khen thưởng phải được Hiệu trưởng quan tâm đúng mức thực hiện khen thưởng đúng công trạng, thành tích, kỷ luật đúng tội danh. Để công tác thi đua khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng cần đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua những tiêu chí cụ thể của việc thực hiện đổi mới PPDH, phát hiện và khích lệ sự sáng tạo trong hoạt động của giáo viên.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

Bồi dưỡng chủ yếu về 5 mặt cơ bản sau:

- Có tâm: Yêu nghề, yêu trẻ, có khả năng hoà đồng, giúp đỡ, cộng tác với tập thể.

- Có tri thức: Giỏi nghề

- Có kỹ năng: Có khả năng vận dụng thành thạo tri thức chuyên môn vào hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học.

- Có phương pháp khoa học: Làm việc theo khoa học, tổ chức tốt các hoạt động một cách khoa học.

- Có sức khoẻ để đảm bảo thực hiện tốt công việc.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhằm mục đích đáp ứng tối đa các yêu cầu, mục tiêu đã đề ra.

Hiện nay chúng ta đang hội nhập với giáo dục toàn cầu: nền giáo dục không biên giới đang mở rộng ra cho chúng ta những cách nghĩ, cách làm mới.

- Khắc phục những thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung, phương pháp dạy học.

- Cập nhật hoá kiến thức mới, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật

- Trang bị cho giáo viên những khả năng, phẩm chất con người lao động năng động, sáng tạo, dễ thích nghi.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn. Hiệu trưởng cần có quan niệm rõ ràng về nội dung công tác bồi dưỡng này cho giáo viên, trước hết đó là bồi dưỡng về khả năng nhận thức đúng đắn nhiệm vụ dạy học cho giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, cần tiếp tục mở rộng, khơi sâu các tri thức chuyên môn đã được tạo trước đó ở giáo viên

- Hiệu trưởng vạch ra kế hoạch công tác bồi dưỡng giáo viên, căn cứ vào kế hoạch trên mà có biện pháp quy định, phân hoá các con đường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ.

- Phát triển tính tích cực, tính độc lập sáng tạo ở giáo viên, hoàn thiện tài nghệ sư phạm cho giáo viên. Năng lực sư phạm của giáo viên được thể hiện ở năng lực tổ chức quá trình dạy học, năng lực tổ chức quá trình giáo dục, năng lực tự học tự rèn luyện.

Năng lực tổ chức quá trình dạy học (năng lực dạy học, năng lực chế biến tài liệu, năng lực tìm hiểu học sinh, năng lực tổ chức hoạt động dạy học...)

Đây là năng lực tổng hợp của nhiều năng lực khác nhau và nhân lực quan trọng nhất của thầy giáo.

Để góp phần bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên, Hiệu trưởng phải:

- Bố trí, sắp xếp thời gian cho giáo viên tham gia các lớp học tập trung đạt trình độ chuẩn, tham gia các lớp học vi tính, ngoại ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động 100% giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD & ĐT tổ chức.

- Tổ chức bồi dưỡng tại trường cho đội ngũ giáo viên bằng cách mời các

Một phần của tài liệu SKKN các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THPT số 1 bảo yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 25 - 30)