LƯỢNG GIẾNG Ở TẦNG MIOXEN HẠ VÒM BẮC MỎ BẠCH HỔ
VI.1. Duy trì áp suất vỉa bằng bơm ép nước
Áp suất vỉa ban đầu xấp xỉ áp suất thuỷ tĩnh, các giếng phân bố trên các diện tích không có hoặc kém liên thông thuỷ lực với vùng nước rìa. Đó là điều kiện cần phải duy trì sáp suất vỉa để đáp ứng yêu cầu phải đạt được nhịp độ thu hồi dầu cao cho mỏ dầu. Các đặc trưng vật lý ,thuỷ lực của collector và chất lưu sau đây đáp ứng điều kiện đủ để có thể bơm ép nước duy trì áp suất vỉa:
-Quan hệ thuỷ lực, liên thông tốt thân dầu với nước bao -Độ nhớt của dầu không cao (µ=1÷2cP).
-Nước bơm ép qua quy trình xử lý đảm bảo yêu cầu vật lý hoá học. -Hệ số tiếp nhận trung bình.
-Áp suất bão hoà không cao chỉ bằng 0,6÷ 0,7 áp suất vỉa ban đầu.
Hiệu quả của bơm ép nước của cụm giếng 63, 69,71,87,giếng bơm ép 70 và cụm giếng 815,816,95, 806, giếng bơm ép 202 được minh hoạ trong các hình VI.1, VI.2, VI.3, VI.4
Hình VI.1. Động thái áp suất vỉa cụm giếng 63, 71, 87, 70, 69
(Thời điểm bắt đầu bơm ép)
Hình VI.4. Ảnh hưởng bơm ép của giếng 202iw đến lưu lượng các giếng lân cận
Trên các hình trên ta dễ dàng nhận thấy 2 cụm giếng khai thác trong giai đoạn đầu áp suất vỉa suy giảm nhanh chóng tương ứng với sự suy giảm của lưu lượng dầu, sau khi đưa 2 giếng bơm ép 202 và giếng 70 áp suất các giếng đã bắt đầu ổn định đồng thời lưu lượng dầu cũng tăng lên và ổn định. Ở các cụm giếng khai thác không được tổ chức bơm ép thì lưu lượng giảm nhanh đồng thời ổn định ở mức rất nhỏ (3-4t/ng.đ).
Sự phân bố quỹ giếng bơm ép theo từng năm được trình bày trong bảng VI.1. Bắt đầu từ năm 2005 tổng lượng nước bơm ép ở đối tượng này tăng lên nhờ chuyển giếng 905/MSP-9 vào bơm ép.
Từ đó ta có thể rút ra kết luận rằng để nâng cao hiệu quả bơm ép nước thì ngoài việc lựu chọn đúng đắn giếng để bơm ép nước thì cần phải bắt đầu bơm ép nước khi áp suất vỉa mới chỉ đạt < 20% so với áp suất bão hoà.
VI.2. Gia tăng hệ số quét VI.2.1. Khoan á ngang
Gia tăng hệ số quét của hệ thồng khai thác được thực hiện bằng việc đan dầy hệ thống mạng lưới giếng khoan và khoan mở vỉa sản phẩm bằng thân dầu giếng á ngang (hình VI.5)
Tuy nhiên, đan dầy mạng lưới giếng khoan để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật khai thác dầu một đối tượng cụ thể lại là một vấn đề không đơn giản có khi không thể triển khai vì lý do các giới hạn kinh tế.
Áp dụng giải pháp công nghệ này ta phải đánh giá hàng loạt thông số công nghệ khai thác của từng giếng, một cụm giếng hoặc thông qua mô phỏng độ bão hoà nước bơm ép, qua đó xác định các vùng còn tồn đọng dầu khả năng thu hồi dầu từ các vùng đó.
- Hệ số phân lớp cao 3-4 có khi đến 10 - Hệ số cát bé, thường 0,1-0,2
- Góc đổ của vỉa mở không lớn
- Tổng bề dầy hiệu dụng khi mở vỉa thẳng đứng không lớn (10-15m)
Căn cứ vào đó để việc khoan mở vỉa có hiệu quả bằng thân á ngang. Về mặt công nghệ khoan thân á ngang vẫn thuận lợi hơn khoan thân ngang.
Đối với tầng sản phẩm 23 Mioxen dưới mỏ Bạch Hổ đã có 2 giếng mở vỉa bằng thân á ngang (815 và 917). Hai giếng này đều cho thấy kết quả là lưu lượng ban đầu cao gấp 1,5 lần đến 3 lần so với các giếng mở vỉa bẳng thân thẳng đứng.
Tuy nhiên việc duy trì ổn định lưu lượng của giếng mở vỉa bằng thân á ngang (thường cho lưu lượng khá cao) còn phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng là khả năng duy trì áp suất vỉa ở xung quanh các giếng này. Thực tế cho thấy rằng lưu lượng giếng 815 được duy trì tốt hơn so với giếng 917 vì ở khu vực giếng 815 có bơm ép nước giữ áp suất vỉa còn ở khu vực khai thác giếng 917 một thời gian dài không có bơm ép nước duy trì áp suất vỉa. Vì vậy, ở những khu vực có khoan thân á ngang cần thiết tổ chức bơm ép nước để duy trì áp suất vỉa.