Hoàn thiện chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu LATS Phát triển thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (Trang 27 - 28)

4.3.5.1. Hoàn thiện chiến lược phát triển mạng lưới:

Với mục tiêu phát triển mạng lưới giao dịch theo chiều rộng và chiều sâu tại thị trường trong nước và mở rộng mạng lưới hoạt động ra thị trường quốc tế, một số giải pháp chính cần được triển khai, cụ thể như sau:

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới theo chiều rộng, cần phát triển mạng lưới trong nước theo chiều sâu thông qua việc tăng cường sự hiện diện của Vietcombank tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội đến từng quận, huyện và một số tỉnh thành có tiềm lực kinh tế.

Đầu tư cơ sở vật chất và địa điểm kinh doanh với chủ trương mua bất động sản làm địa điểm giao dịch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Mở rộng thị trường sang các Quốc gia lân cận trên cơ sở phân tích tiềm năng phát triển của các thị trường này.

Tiến hành rà soát các chi nhánh, nếu chi nhánh nào hoạt động không có lợi nhuận sẽ cơ cấu lại và chuyển sang địa bàn lân cận hiệu quả hơn. Nâng cấp hệ thống công nghệ, nhân sự, quản trị rủi ro để có thể hỗ

trợ cùng với tiến trình phát triển mạng lưới.

4.3.5.2. Xây dựng chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) bao gồm cả sáp nhập thương hiệu.

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế biến động phức tạp, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc chủđầu tư phải tái cấu trúc hoặc bán doanh nghiệp. Theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thì Vietcombank có rất nhiều cơ hội do giá trị vốn hoá của doanh nghiệp hiện

đang ở mức hấp dẫn để triển khai chiến lược M&A. Tuy nhiên việc tiến hành mua bán hay sáp nhập khi thực hiện sẽ vướng phải một số khó khăn nhất định như trình tự, thủ tục liên quan đến M&A còn vướng mắc; giới hạn sở hữu đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện chiến lược M&A; và đối tượng để tiến hành M&A phù hợp với chiến lược kinh doanh của Vietcombank chưa nhiều.

4.3.5.3 Rà soát và hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Xây dựng chiến lược cần có sự gắn kết, hướng dẫn việc hoạch định, triển khai thông qua 3 nhân tố

chính: đối tượng khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối. Hơn nữa, cần có hệ thống phân tách sổ giữa sổ bán buôn và sổ Bán lẻđểđảm bảo kết quả kinh doanh theo đuổi mục tiêu chiến lược dựa trên ba nhân tố nêu trên.

Khẩn trương triển khai Đề án thiết lập Quy trình lập kế hoạch chiến lược tại Vietcombank với mục

đích: (i) Nhất thể hóa công tác lập, quản trị Kế hoạch tại Vietcombank; qua đó khắc phục những tồn tại nêu trên, hướng tới tích hợp toàn bộ Kế hoạch kinh doanh với việc lập ngân sách và lập Kế hoạch của các mảng công tác khác, (ii) Làm nền tảng xây dựng Cẩm nang hoạch định Kế hoạch Chiến lược và (iii) Đảm bảo xây dựng và lập được Bản đồ Kế hoạch cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của Vietcombank. Bản đồ Kế hoạch thể

và Kế hoạch Kinh doanh. Các kế hoạch này đến lượt nó là một phần của quá trình lập Kế hoạch Chiến lược tổng thể. Sau đó, Kế hoạch Hành động được xây dựng trong mối tương quan với Kế hoạch Tài chính.

Một phần của tài liệu LATS Phát triển thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (Trang 27 - 28)