VINACOMIN
a. Thực hiện giá thành năm 2006-2010
Năm 2006, là mốc hết sức quan trọng đối với Ngành than, nhờ tăng được năng suất, chất lượng cho nên hiệu quả SXKD, thu nhập của người lao động và đóng góp một phần đáng kể vào Ngân sách Nhà nước tăng cao. Lợi nhuận hàng năm của Tập đoàn luôn đạt mức nghìn tỷ đồng và tiếp tục tăng trưởng ổn định bất chấp những biến động kinh tế xảy ra trong những năm gần đây, cụ thể lợi nhuận năm năm 2006 : 2.658 tỷ đồng; năm 2007 : 3.044 tỷ đồng; năm 2008: 6.371 tỷ đồng, năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toán cầu lợi nhuận giảm xuống còn 4.700 tỷ đồng, và năm 2010 nhờ kinh tế thế giới đã bước đầu hồi phục lợi nhuận của Tập đoàn đã lên đến 6.000 nghìn tỷ đồng. VINACOMIN bắt đầu tích tụ được vốn để đầu tư phát triển, đóng góp ngân sách tăng; phát huy được nội lực, giải phóng sức sản xuất tăng được năng suất lao động, tăng được tiền lương, các chế độ cho người lao động, an toàn vệ sinh lao động, công tác môi trường , thăm dò địa chất, hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh nêu ở trên, VINACOMIN đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản ly trong các lĩnh vực đầu tư, quản trị tài nguyên, quản lý kỹ thuật cơ bản, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh và đặc biệt chú trọng công tác quản lý giá thành.
Giá thành than tiêu thụ thực hiện các năm như sau:
Năm 2006: 434 228 đ/ tấn Năm 2009: 669 243 đ/ tấn Năm 2007: 471 500 đ/ tấn Năm 2010: 648 000 đ/ tấn Năm 2008: 696 213 đ/ tấn
Giá thành than thực hiện năm 2010 so với giá thành năm 2006 bằng 149%.
Các yếu tố làm tăng giá thành sản xuất, tiêu thụ than thể hiện trên bảng sau: Bảng 1.4. Các yếu tố làm tăng giá thành sản xuất, tiêu thụ than
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010 Tỷ lệ, % * Các chỉ tiêu công nghệ - Hệ số đất bóc m3/tấn 7,79 8,49 109 - Hệ số đào lò CBSX m/1000t 16,7 15 90 - Tỷ trọng than hầm lò % 38,2 43,5 114 - Cung độ vận chuyển đất Km 2,1 2,8 133
- Cung độ vận chuyển than " 2,87 3,5 122
- Tỷ lệ đất đá nổ mìn % 75 71.75 101
- Tỷ lệ mét lò đá/T.số % 17,9 18,9 106
- Tỷ lệ mét lò chống sắt % 64,2 74,4 116
* Giá cả đầu vào chủ yếu
- Thuốc nổ lộ thiên đ/kg 12.700 16.400 129
- Gỗ lò đ/m3 440.000 668.000 152
- Thép chống lò đ/kg 8.500 12.700 150
- Dầu Diezel đ/l 5.500 18.000 327
- Săm lốp chuyên dùng Tr.đ/bộ 27 63.5 234
- Tiền lương bình quân 1000đ 4.000 6.600 163
- Tiền lương tối thiểu Lmin 1000đ 350 730 209
- Thuế tài nguyên đ/t 2500 27000 1080
- Thăm dò, môi trường đ/t 7209 23731 329
- Thuế VAT không được khấu trừ đ/t -
(Nguồn số liệu: Ban KHZ tập đ/tấn)
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến giá thành than là do khai thác ngày càng xuống sâu và xa hơn làm tăng hệ số bóc đất đá, cung độ vận chuyển đất đá, sản lượng than khai thác hầm lò với giá thành cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đó là chưa kể đến các chi phí đầu vào, như giá thép chống lò, săm lốp ô tô, nhiên liệu, tiền lương cho thợ lò...
Cụ thể các yếu tố tác động làm tăng giá thành trong giai đoạn này là : - Hệ số bóc đất chuẩn bị sản xuất tăng từ 7,79 m3/tấn vào năm 2006 lên 8,49 m3/tấn vào năm 2010 do khai thác tại các khai trường mỏ ngày càng xuống sâu hơn.
- Khối lượng và tỷ lệ mét lò đá CBSX hàng năm có xu hướng tăng (từ 2,53 :2,61 m/1000 tấn than) là do các khai trường hầm lò ngày càng đi xa, xuống sâu và các đơn vị phải huy động tài nguyên ở các khu vực có trữ lượng hạn chế nằm xa trung tâm nên tỷ lệ mét lò đá tăng một cách tương đối.
- Giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng. Đặc biệt là năm 2008, giá than tiêu thụ giảm mạnh bằng 86% so với năm 2007, đồng thời do giá bán cuối năm 2008, đầu 200 giảm mạnh cho nên Tập đ/tấn VINACOMIN do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, trong khi đó giá cả đầu vào đặc biệt trong năm 2010 tăng cao làm mức phải trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải điều chỉnh tăng.
Giá thành năm 2010 so với năm 2006 tăng 62,5%, tương ứng 213.772 đ/tấn trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khai thác xuống sâu và xa hơn làm tăng giá thành, đồng thời do giá cả đầu vào tăng cao. Cụ thể như sau:
- Do điều kiện khai thác làm tăng 42.400 đ/tấn. Trong đó: Hệ số bóc đất tăng làm tăng chi phí: 12.300 đ/tấn; Do cung độ vận chuyển đất đá lộ thiên làm tăng: 24.200 đ/tấn; Do cung độ vận chuyển than làm tăng 900 đ/tấn ; Tỷ trọng than hầm lò tăng và các yếu tố khác làm tăng: 5.000 đ/tấn .
- Do giá cả đầu vào, chính sách thuế làm tăng: Giá vật liệu nổ tăng làm tăng 4.789 đồng/tấn; Giá gỗ lò làm tăng: 2.134 đ/tấn; Giá sắt thép chống lò, phụ tùng làm tăng: 10.298 đ/tấn; Giá dầu Diezel làm tăng: 77.947 đ/tấn ; Giá săm lốp Ô tô làm tăng: 8280 đ/tấn; Tiền lương bình quân làm tăng: 45.529 đ/tấn ; Các khoản tính tăng theo lương tối thiểu: 5.114 đ/tấn; Thuế tài nguyên tăng từ 2.500 đ/tấn lên 27.000 đ/tấn; Chi phí môi trường, phí môi trường nộp ngân sách, chi phí thăm dò tăng từ 7.209 đoán lên 23.731 đ/tấn.
- Do các yếu tố khách quan ở trên làm cho giá thành tăng 372 082 đoán, bằng 90,3% giá thành năm 2006, như nếu loại trừ yếu tố khách quan thì giá thành chỉ bằng 297.161 đ/tấn, bằng 72,1 % giá thành năm 2006. Giá thành giảm là do: Để giảm giá thành, những năm qua VINACOMIN đã áp dụng nhiều giải pháp đổi mới công nghệ, khoán chi phí, tăng năng suất lao động (năng suất lao động năm 2009 gấp 3,15 lần năm 1999) và trong kế hoạch năm 2011 đã khoán cho các đơn vị tiếp tục áp dụng các biện pháp như tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí quản lý... làm giá thành giảm hơn 12.000đ/tấn. VINACOMIN cũng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giá bán than cho các hộ điện, xi măng, giấy, phân bón, cung cấp đủ than (giá than cho các hộ này trong nhiều năm qua còn thấp hơn giá thành), có các chính sách khuyến khích các đơn vị thành viên chủ động áp dụng các biện pháp hoàn thiện công nghệ, quản lý kỹ thuật, quản trị chi phí.
Năm 2011, dự kiến các yếu tố khách quan do những bất ổn kinh tế thế giới cùng với mức lạm phát và tỷ giá có nhiều biến động bất lợi giá thành than sẽ tăng cao.
b. Đánh giá về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm than lộ thiên của VINACOMIN
Ngay từ khi mới thành lập, Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn VINACOMIN) đã quan tâm đến công tác khoán quản trị chi phí, giá thành, giá bán. Công tác này đã hoàn thiện qua từng giai đoạn, hoàn thiện cả về cơ chế và phương pháp quản trị. Chính cơ chế khoán quản đã tạo ra lợi nhuận và tiềm lực tài chính chủ yếu của Tập đoàn. Đặc biệt từ năm 2002 đã áp dụng giá mua bán nội bộ Tập đoàn với các đơn vị thành viên cho nên Tập đoàn đã chủ động điều tiết được lợi nhuận để tích tụ vốn chung cho toàn Tập đoàn. Từ năm 2006 giá bán nội bộ được quyết toán theo mức độ tăng giảm các chỉ tiêu công nghệ, nếu đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu công nghệ thì giảm trừ chi phí, điều này đã nâng cao hiệu quả quản trị các chỉ tiêu công nghệ, quản lý kỹ thuật cơ bản được tăng cường. Từ năm 2006, VINACOMIN áp dụng khoán giá thành theo đơn giá công đoạn tổng hợp, một phương pháp quản lý chi phí, giá thành khoa học, tiên tiến; đơn giá được ban hành niêm yết công khai từng công đoạn sản xuất. Điều này, đã đảm bảo sự bình đẳng, tạo ra sự công khai minh bạch hơn, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh. 6 tháng một lần và cuối năm, Tập đ/tấn và các công ty đều có nghiệm thu, phân tích giá thành, xác định mức tiết kiệm hay bội chi của các công ty để quyết toán chi phí - doanh thu, đánh giá giám đốc các đơn vị và yêu cầu các biện pháp hoàn thiện khoán chi phí, giảm giá thành.
Do có cơ chế khoán quản chi phí hợp lý đã tạo động lực cho đơn vị tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động, Tập đoàn tập trung được nguồn lực để đầu tư phát triển các mỏ mới, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh thăm dò chuẩn bị tài nguyên cho phát triển bền vững. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng như năm 2008, 2009 và đầu 2010 nhưng do chủ động quản trị được chi phí cho nên Tập đoàn luôn đảm bảo được các cân đối lớn chung toàn VINACOMIN, Tập đoàn và các đơn vị đã vượt qua khủng hoảng nhanh và tiếp tục duy trì tăng trưởng. VINACOMIN đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giá bán than cho các hộ điện, xi măng, giấy, phân bón, cung cấp đủ than, mặc dù giá than cho các hộ này trong nhiều năm qua còn thấp hơn giá thành. Từ những bất cập nêu trên và để giúp ngành than đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu than
trong nước sẽ tăng đột biến, từ năm 2014-2015, VINACOMIN đề nghị, với than bán cho các hộ xi măng, giấy, phân bón, do giá bán than cho các hộ này hiện thấp hơn giá xuất khẩu, nên đề nghị điều chỉnh từ đầu năm 2011 để thực hiện theo cơ chế giá thị trường theo Thông báo số 244/TB-VPCP ngày 11-8- 2009 (bảo đảm giá than bán cho các hộ này thấp hơn giá xuất khẩu tối đa 10%). Đối với than cho sản xuất điện, với sản lượng than bán cho các nhà máy điện 9 triệu tấn, năm 2010 tổng giá trị than bán cho điện thấp hơn giá thành là 2,5 nghìn tỷ đồng (nếu tính theo giá thành năm 2011 và sản lượng than bán cho điện dự kiến 11 triệu tấn, mức chênh lệch khoảng 3.500 tỷ đồng). Vì vậy, VINACOMIN đã đề nghị lộ trình điều chỉnh giá than cho điện: Từ đầu năm 2011 điều chỉnh giá bán than cho điện ít nhất bảo đảm bù đắp được chi phí sản xuất than theo nguyên tắc bằng giá thành thực hiện năm 2010. Bước tiếp theo, điều chỉnh giá bán than cho điện theo cơ chế giá thị trường bằng giá bán vào các hộ ở thị trường trong nước từ quý IV-2011 hoặc đầu năm 2012.
Tập đoàn và các đơn vị đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý kỹ thuật cơ bản, khoán tiền lương theo các khối trực tiếp, phụ trợ, phục vụ, gián tiếp,..., nâng cao trình độ quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh; nhiều đơn vị đã thực hiện tiết kiệm chi phí, hiệu quả tăng cao. Tuy nhiên, trong công tác khoán quản chi phí của các đơn vị vẫn còn những tồn tại cần phải rút kinh nghiệm để hoàn thiện trong công tác quản lý kỹ thuật, vật tư, lao động tiền lương,.. đã được Tập đoàn phân tích đánh giá, nhận xét giám đốc, các đơn vị hàng năm và đặt ra các yêu cầu phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, Tập đoàn và các đơn vị đang tiếp tục hoàn thiện công tác khoán quản trị chi phí đặc biệt là tiết kiệm chi phí vật liệu, nhiên liệu, điện năng, tiết giảm chi phí quản lý, khoán xe đi công tác, cơ cấu lại lao động, tiếp tục hoàn thiện khoán tiền lương theo các khối trực tiếp, phụ trợ, phục vụ, gián tiếp,..., đào tạo nâng cao trình độ quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh.
Tóm lại: từ tổng quan về chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp khai thác khoáng sản tác giả rút ra những nhận xét sau:
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để điều hành sản xuất và kinh doanh một cách có hiệu quả phải xây dựng một cơ chế quản lý các chi phí và đưa ra một hệ thống các phương pháp quản lý giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Để làm được điều đó, phải tiến hành phân tích,
đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, yếu tố đối với giá thành sản xuất, tìm ra các nguyên nhân từ đó xây dựng các biện pháp giảm giá thành. Sản xuất than là một ngành sản xuất có nhiều rủi ro, giá thành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý, khí hậu khu vực khai thác. Để đạt được hiệu quả SXKD, các công ty sản xuất than cần tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó chú trọng vào các biện pháp mũi nhọn hoặc có tính đột phá các khâu yếu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÁC ĐƠN VỊ KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẢN THAN CAO SƠN - VINACOMIN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển [7; 13]
Công ty cổ phần Than Cao Sơn là một trong các công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, văn phòng công ty nằm cách trung tâm thị xã Cẩm phả khoảng 3 km về phía đông. Với khu khai thác than rộng khoảng 9,8 km2 cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 15 km về phía Đông Bắc, đây là khu công nghiệp chiếm 2/3 sản lượng toàn quốc, Đây còn là khu vực khai trường của công ty con khách thuộc TKV.
- Ngày 06/06/1974, Xí nghiệp Xây dựng Mỏ Than Cao Sơn (sau là Công ty than Cao Sơn) được thành lập.
- Năm 1980, mỏ than Cao Sơn chính thức sản xuất được tấn than đầu tiên.
- Ngày 26/05/1982, Xí nghiệp phát triển thành Mỏ than Cao Sơn với trữ lượng than nguyên khai công nghiệp toàn mỏ là 70.235.000 tấn than. Ngày 17/09/1996, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 2606/QDTCCB quyết định thành lập Mỏ than Cao Sơn là doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).
- Ngày 16/10/2001, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) thông qua quyết định số 405/QĐ-HĐQT, chính thức đổi tên Mỏ than Cao Sơn thành Công ty Than Cao Sơn, là thành viên hoạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt Nam.
- Ngày 08/08/2006, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Than Cao Sơn –VINACOMIN là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
- Ngày 02/01/2007, Công ty chính thức hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 22 03 00 07 48 cấp lần đầu ngày 02/01/2007đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh với tổng số vốn điều lệ là 100.000.000.000 (Một trăm tỷ) đồng;
Theo thiết kế Liên Xô năm 1971, công suất Mỏ Cao Sơn là 2 triệu tấn/năm, trong khi đó khu Bàng Nâu là 500.000 tấn/năm, khu Cao Sơn 1,5 triệu tấn/năm (Khu Bàng Nâu đã bàn giao cho Công ty than Đông Bắc). Năm 2006, theo thiết kế mới đây nhất của Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp mỏ - VINACOMIN, nếu công ty khai thác xuống sâu -170m trữ lượng than