Thứ ba, vận dụng kinh tế tư bản nhà nước trong hệ thống kinh tế nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế tư bản nhà nước dựa trên lý luận của mac lênin và sự vận dụng ở việt nam (Trang 30 - 33)

kinh tế nhiều thành phần.

Theo quan điểm và phương pháp hệ thống, kinh tế tư bản nhà nước phải đặt trong sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cũng

33 3

như sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời sự vận động kinh tế tư bản nhà nước. Thực trạng kinh tế và quản lý cho biết rằng: hiện nay vấn đề này chưa đạt được cả về mặt tư duy nhận thức cũng như trong quản lý - tổ chức thực tiễn.

Nền kinh tế chúng ta chỉ phát triển hợp quy luật khi coi các thành phần, kể cả kinh tế nhà nước đều nằm trong một hệ thống, trong đó các thành phần (hay bộ phận) có quan hệ tương tác với nhau, vị trí và vai trò của mỗi thành phần được xác định trong sự tương tác ấy.

Vận dụng quan điểm và phương pháp hệ thống trong vận dụng kinh tế tư bản nhà nước, cần đề cập một vài nét vắn tắt về: “Vấn đề sở hữu trong lôgích kinh tế từ sản xuất nhỏ đến kinh tế thị trường hiện nay” như một quá trình lịch sử tự nhiên, nhằm khắc phục những thiên kiến, suy nghĩ chủ quan của không ít người.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thì cũng xuất hiện các hình thức sở hữu (cũng như mở rộng quan hệ sản xuất). Trong kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường, các hình thức sở hữu này phát triển và chuyển hoá từ hình thức thấp lên hình thức cao trong quá trình chung là xã hội hoá lao động và sản xuất.

Theo lôgích ấy, từ sở hữu cá thể - sở hữu tư nhân - sở hữu tư bản tư nhân -sỏ hữu tư bản tập thể trong đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện nay,... phản ánh các nấc thang xã hội hoá từ thấp lên cao. Ở đây có những khía cạnh tư duy kinh tế quan trọng là:

3.1. Tính chất tiến bộ của hình thức sở hữu do trình độ xã hội hoá quy định, không do ý muốn con người. Trong thang giá trị này thì sở hữu cá thể lạc hậu nhất, còn sở hữu xổ phần tiến bộ nhất.

3.2. Do đó, không thể chỉ căn cứ vào có bóc lột hay không để xép loại hình thức sở hữu, thành phàn kinh tế cao hay thấp.

Vì trình độ xã hội hoá càng cao (thể hiện ở năng suất, hiệu quả, chất lượng) thì càng gần chủ nghĩa xã hội. Nhận thức như thế mới có thể hiểu tại sao Các mác cho rằng, chúng ta đau khổ không những vì sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn đau khổ vì nó phát triển chưa đầy đủ.

3.3. Sự phát sinh, phát triển, hay lỗi thời của một hình thức sở hữu nào đều do sự phát triển lực lượng sản xuất quýêt định.

Chính sách kinh tế và hoạt động quản lý phải coi sự phát triển lưc lượng sản xuất là mục đích, chứ không phải bản thân sở hữu hay thành phần kinh tế là mục đích.

3.4. Mỗi hình thức sở hữu, hay thành phần kinh tế chỉ phát huy tác dụng và có hiệu quả kinh tế thông qua vai trò chủ sở hữu đích thực, nhờ có động lực, do đó có sáng tạo trong tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh ở một môi trường cạnh tranh và không ngừng biến đổi.

Vì vậy, việc thừa nhận chủ sở hữu đích thực (của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước), việc bố trí đúng các giám đốc ở các doanh nghiệp nhà nước, cùng với thể chế hoạt động tự chủ của nó trong phạm vi pháp luật, cũng như bố trí đúng cán bộ nhà nước tham gia quản lý các liên doanh, quản lý nhà nước các cấp là biểu hiện tôn trọng quy luật khách quan.

Chỉ khi đó mới tạo được động lực cho nền kinh tế, mới không còn chỗ cho sự tác động của cơ chế tiêu cực trong công tác tổ chức cán bộ và trong cơ chế quản lý nền kinh tế. Chỉ khi đó, sự tăng lên các nguồn lực trong và ngoài nước mới có ý nghĩa kinh tế, vì nó

33 3

được giao cho những người cần thiết, phù hợp yêu cầu quy luật kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh tế tư bản nhà nước dựa trên lý luận của mac lênin và sự vận dụng ở việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w