Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng cải cách hành chính ở Bình Định hiện nay (Trang 26 - 29)

Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc cải cách hành chính ở tỉnh nhà trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Thứ nhất: Đẩy mạnh việc học tập, quán triệt về chủ trương, quan điểm của

Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính trong nội bộ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở để thông suốt thực hiện. Thực tiễn hiện nay cho thấy, về nhận thức và ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức về xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng, chưa thống nhất. Ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp vẫn còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được nhận thức về chủ trương, quan điểm về cải cách hành chính, để từ đó có ý thức và hành động đúng trong đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.

Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của cải cách hành chính, phải nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về sự thay đổi. Phải làm cho cán bộ, công chức được sự thay đổi là tất yếu, bất kỳ sự cố gắng nào để làm tạm ngừng sự thay đổi thì không những không thể đẩy lùi được nó mà còn làm nó trở thành lớn hơn và khó quản lý hơn. Khi mọi người đã chấp nhận rằng sự thay đổi là tất yếu, thì họ cũng sẽ hiểu rằng việc cưỡng lại sự thay đổi sẽ là vô ích. Từ đó, thay cho việc miễn cưỡng thay đổi vì bị bắt buộc, vì đối phó bằng việc chủ động đón nhận sự thay đổi ấy. Mặt khác phải giúp cán bộ, công chức hiểu rằng không nên và không được dừng lại ở mức phản ứng lại hoặc tìm cách thích nghi với sự thay đổi do người khác hoặc môi trường tạo ra, mà chính bản thân họ phải chủ động tạo ra sự thay đổi. Tổ chức nào chỉ thay đổi khi hoàn cảnh bắt buộc thì trở thành nô lệ của hoàn cảnh. Tổ chức nào thay đổi sau hoàn cảnh sẽ bị tụt hậu vì đã để hoàn cảnh đuổi kịp.

Tóm lại, có thể nói, cần phải xây dựng văn hoá về sự thay đổi như là một nếp sống trong nền công vụ mà ở đó mỗi cán bộ, công chức làm việc trong nền hành chính đều nên và cần phải trở thành một "nhà hoạt động vì cải cách và thay đổi", có thái độ và cách tiếp cận đúng đắn đối với sự thay đổi, dám nghĩ, dám làm theo cách mới, dám tiếp tục thay đổi, cải tiến và học hỏi từ sự thay đổi. Chỉ có như vậy, đội ngũ của ta mới thoát được khỏi thế bị động, đối phó mà vươn lên làm chủ tình hình. Và chỉ có như vậy, sự nghiệp cải cách hành chính mới có thể thành công

- Thứ hai: Tiếp tục thực hiện việc phân công, phân cấp một cách rõ ràng,

rành mạch trách nhiệm và thẩm quyền hành chính giữa các cấp chính quyền với nhau trên cơ sở cụ thể hóa các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở mỗi cấp, tránh tình trạng quy định chung chung hoặc trùng lắp.

- Thứ ba: Đề cao vai trò giám sát của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân

tham gia nhiều hơn vào giải quyết các công việc của địa phương, xây dựng cộng đồng dân cư đoàn kết, thống nhất.

Quan điểm của Đảng ta về cải cách hành chính là công cuộc đổi mới sâu sắc, tòan diện để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Muốn cải cách hành chính thành công phải lấy dân làm gốc, phải hướng vào mục tiêu phục vụ nhân dân, khắc phục mọi phiền hà, sách nhiễu đối với dân.

- Thứ tư: Phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có

tâm, đủ tầm, trung thực, tận tuỵ với công việc và am hiểu pháp luật. Phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đối với cán bộ, công chức, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo để kịp thời nắm bắt thông tin, kiến thức mới, phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành. Kịp thời loại bỏ những cán bộ, công chức luôn không hoàn thành nhiệm vụ, tham nhũng, biến chất, cơ hội, gây cản trở công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

- Thứ năm: Không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cải

cách hành chính. Xem đây là yếu tố quan trọng, quyết định sự thắng lợi của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Phải quán triệt sâu sắc tinh thần cải cách hành chính phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tòan diện của Đảng về hệ thống chính trị trong điều kiện một đảng cầm quyền. Cải cách hành chính phải đồng bộ, không thể tách rời với đổi mới và kiện tòan hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phải tạo được sự nhất trí, quyết tâm cao của lãnh đạo Đảng bộ và cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp, thể hiện ở sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, tập trung, phối

kết hợp đồng bộ các cấp, các ngành. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác kiểm tra của lãnh đạo, của các chi bộ, đảng bộ đối với các công chức thực thi nhiệm vụ, thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, nghiêm túc theo quy định.

Với những giải pháp phù hợp như trên, tin tưởng rằng công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt được mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính như Đề án số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 24/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Định đã đề ra.

C. KẾT LUẬN

CCHC ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập. Nếu duy trì quá lâu tình trạng này sẽ tạo ra tác động kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung. Trước yêu cầu phát triển sâu hơn nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, yêu cầu hội nhập mạnh mẽ và toàn diện, công cuộc CCHC đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Để vượt qua những thách thức này, CCHC ở địa phương trong giai đoạn mới cần phải có những thay đổi hết sức sâu sắc cả về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, của bản thân hệ thống thể chế hành chính, của cơ cấu hệ thống tổ chức hành chính và đội ngũ công chức hành chính... Việc thực hiện những phương hướng giải pháp mới trong CCHC như đã phân tích ở trên là hết sức cần thiết. Với những thành công đã đạt được, với quyết tâm to lớn của cả hệ thống chính trị, chắc chắn CCHC Nhà nước ở địa phương trong giai đoạn tới sẽ thu được những thành công to lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, mạnh, vững chắc nền kinh tế - xã hội của nước ta.

Một phần của tài liệu thực trạng cải cách hành chính ở Bình Định hiện nay (Trang 26 - 29)