Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 35 - 37)

Nghiên cứu của tác giả về các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của DNDD ngành XD trên địa bàn Tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nên không thể sử dụng dữ liệu bảng mà chỉ sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian. Để tăng số quan sát nhằm tăng tính tổng quát cũng như chính xác cho mô hình nghiên cứu, tác giả lấy số liệu từ năm 2000 đến 2014. Mô hình sẽ được thực hiện theo mô hình gốc là nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2010) về cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ở Pakistan. Sở dĩ tác giả lựa chọn nghiên cứu này để xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình bởi Pakistan là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thêm vào đó, nghiên cứu này thực hiện với mẫu dữ liệu là các DN sản xuất. Đây là yếu tố để tác giả ứng dụng mô hình do các DNDD ngành XD là doanh nghiệp sản xuất. Mô hình nghiên cứu này cũng có đầy đủ các yếu tố nội bộ tác động đến kết quả kinh doanh của các DN tương tự như các nghiên cứu khác. Ngoài ra, sự sẵn có số liệu nghiên cứu sử dụng mô hình cũng là một nguyên nhân để tác giả lựa chọn mô hình này. Đây là mô hình nghiên cứu đa biến thực hiện theo phương pháp hồi quy OLS với các biến nghiên cứu là các biến cụ thể trong DN, cụ thể mô hình như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó:

Lev: Cơ cấu vốn được tính bằng nợ phải trả trên tổng tài sản. Zeitun and Tian (2007) cho rằng nếu tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn tăng vượt quá mức, tác dụng ngược của đòn bẩy chi phí đại diện sẽ xảy ra và đòn bẩy cao có thể tạo ra sự gia tăng đáng kể trong chi phí, từ đó tác động xấu đến lợi nhuận của DN.

Size: qui mô DN. Qui mô doanh nghiêp (SIZE) được đo bằng logarit của doanh số bán hàng của DN. Tác động của biến này về hiệu quả có thể sẽ là tích cực khi các DN lớn cũng được dự kiến sẽ sử dụng công nghệ tốt hơn, đa dạng hơn và quản lý tốt hơn. Một tác động tiêu cực có thể xảy ra do cấu trúc phân cấp không hiệu quả trong việc quản lý của DN.

Grow: Tốc độ tăng trưởng được tính bằng Tốc độ thay đổi tài sản trên tổng tài sản. Lý thuyết cho rằng các DN có tốc độ phát triển cao thì sẽ có hiệu quả hoạt động cao, vì tốc độ tăng trưởng của DN có thể tạo ra lợi nhuận từ đầu tư. Vì vậy, cơ hội tăng trưởng dự kiến sẽ tích cực ảnh hưởng đến hiệu suất của một DN.

Tang: cơ cấu tài sản. Cơ cấu tài sản (TANG) được đo bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình được chia cho tổng tài sản của DN (Frank và Goyal, 2003). Chúng tôi hy vọng một mối quan hệ tích cực giữa các cơ cấu tài sản và hiệu quả: các DN tăng cường thêm vốn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ tốt hơn và do đó có kết quả hơn.

Risk: Rủi ro được đo bằng độ lệch chuẩn của dòng tiền (thu nhập ròng cộng khấu hao). Lý thuyết cho rằng các DN có mức độ thay đổi cao hơn trong thu nhập hoạt động dự kiến sẽ có lợi nhuận cao hơn với rủi ro cao.

Lev Tax Size Grow Tang Risk ROA

Tax: Thuế được tính bằng thuế của năm hiện tại trên thu nhập trước thuế. Số tiền thuế được kỳ vọng có mối quan hệ không tích cực với hiệu quả hoạt động của DN, bởi vì khi đánh thuế càng cao thì kết quả kinh doanh sẽ thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngành xây dựng trên địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 35 - 37)