Thời gian hoạt động

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 103)

1

4.4.7.5. Thời gian hoạt động

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa 1%. Giả thuyết đưa ra được chấp nhận, nghĩa là các công ty có thời gian hoạt động càng lâu sẽ gia tăng HVĐCLN. Theo kết quả hồi quy bảng 4.6 cho thấy Hệ số chặn β7 = 0.344, cho biết trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thời gian hoạt động của công tytăng 1 đơn vị thì HVĐCLNcũng tăng lên 0,344 đơn vị và ngược lại

Như vậy, những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn hiện nay nếu có thời gian hoạt động càng lâu thì có HVĐCLNcao hơn so với các công ty có thời gian hoạt động ít hơn. Nguyên nhân các công ty mới thành lập thường trong những năm đầu thị trường chưa được ổn định nên doanh thu và lợi nhuận không cao bằng các công ty có thời gian hoạt động lâu hơn. Các công ty có thời gian tồn tại càng lâu thì có nhiều kinh nghiệm trong việc tiết kiệm chi phí, có mối quan hệ tốt với các khách hàng, có thị phần tương đối ổn định nên việc thực hiện các HVĐCLNcủa Ban quản lý dễ dàng hơn thông qua các chính sách kế toán.

4.4.8. Phân tích các biến không có ý nghĩa 4.4.8.1. Quy mô doanh nghiệp

Giả thuyết: Quy mô doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với

HVĐCLN

Dựa vào kết quả bảng 4.6, cho thấy Giá trị Sig = 0.253> mức ý nghĩa 5%. Bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra, nghĩa là Quy mô doanh nghiệp không mối quan hệ với HVĐCLNcủa công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM bởi vì việc điều chỉnh lợi nhuận không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ nó phụ thuộc mục đích của các nhà quản lý như hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

4.4.8.2. Tỷ lệ thành viên BKS

Giả thuyết : tỷ lệ thành viên BKS có mối tương ngược chiều với HVĐCLN

Kết quả hồi quy cho thấy Giá trị Sig = 0.735 > mức ý nghĩa 5%. Bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra.Với kết quả này cho thấy tỷ lệ thành viên BKS của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM không có mối tương quan

với HVĐCLN. Nghĩa là các công ty có tăng hoặc giảm tỷ lệ thành viên trong BKS cũng không có ảnh hưởng đến HVĐCLNcủa công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

an hệ giữa quản trị công ty với HVĐCLN. : Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, Quy mô HHĐQT, Quy mô doanh nghiệp

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Chương này trình bày phần tổng kết sau khi nghiên cứu đề tài, bao gồm những kết luận quan trọng của đề tài nghiên cứu và xem xét những hạn chế của đề tài. Đồng

thời đưa ra gợi ý các giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị công ty với HVĐCLNcủa các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM và đưa ra một số giải pháp cho các nhà quản trị công ty về việc ngăn chặn HVĐCLNcủa các công ty.Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ BCTC đã được kiểm toán trong giai đoạn năm 2013, với 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM để xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và HVĐCLN.

Kết quả xử lý số liệu và chạy mô hình hồi quy trên phần mềm thống kê SPSS, bài nghiên cứu đã tìm ra được:

Bài nghiên cứu được thực hiện hồi quy với 7 biến độc lập trong mô hình, kết quả chỉ có 5 biến có ý nghĩa thống kê giải thích được 53,6% sự biến thiên của việc hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn năm 2013.

- Tỷ lệthành viên HĐQT độc lập có mối tương quan ngược chiều vớiHVĐCLN của các công ty. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế bởi vì gia tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập cũng góp phần làm giảm sự can thiệp của các thành viên trong ban điều hành cũng như là thông đồng trong HĐQT với nhau.

- Quy mô HĐQT có mối tương quan cùng chiều với HVĐCLN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn năm 2013. Kết quả này cũng giống với quan điểm của Abdul Rahman and Mohamed Ali (2008)về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia cho rằng HVĐCLN có mối quan hệ cùng chiều với quy mô HĐQT.

- Tỷ lệ sở hữu vốn BGĐ có mối quan hệ cùng chiều vớiHVĐCLN của các công ty nghiên cứu trong giai đoạn này. Các nhà quản lý dựa vào quyền quản lý và

tỷ lệ nắm giữ cổ phần nắm giữ của mình yêu cầu các nhân viên thực hiện hành động che dấu lỗ thành lãi để thuyết phục nhà đầu tư cũng như là các chủ nợ, ngân hàng…để chứng minh được triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của công ty. Mặt khác để bán đi số cổ phiếu nắm giữ và thu lợi được mức cao, HĐQT và Ban giám đốc cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng để tác động vào giá cổ phiếu để nhằm thu lợi.

- Biến khả năng thanh toán cũng có mối quan hệ cùng chiều với HVĐCLN, để chứng minh rằng với các chủ nợ tình hình khả năng thanh được bảo đảm toán các nhà quản trị công ty cũng thường thực hiện HVĐCLN.

- Thời gian hoạt động của các công ty niêm yết trong giai đoạn này cũng có mối quan hệ cùng chiều với HVĐCLN.

- Các biến không có mối quan tương quan gồm có: quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ thành viên BKS.

5.2. Giải pháp gợi ý

Với kết quả tìm thấy từ nghiên cứu, tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm góp phần làm giảm HVĐCLN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM

Dựa vào quả hồi quy cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập sẽ làm giảm HVĐCLN của công ty, do đó để công bằng, khách quan, độc lập và làm giảm nguy cơ lạm dụng của HĐQT và BGĐ thông đồng với nhau thì việc tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập là điều cần thiết. Mặt khác, các nhà quản trị cũng nên tách biệt vai trò của HĐQT và TGĐ bởi vì trong công ty đây là hai chức vụ có quyền lực cao nhất, không nên để cho một người đảm nhận.Việc tách vai trò của chủ tịch HĐQT và TGĐ sẽ làm giảm quyền hành trong tay một người và tăng tính độc lập cho HĐQT từ đó giúp làm giảm HVĐCLN.

Nhân tố thứ hai cũng tác động đến HVĐCLNlà quy mô hội đồng quản trị. Kết quả cho thấy tăng tỷ lệ sở hữu của BGĐ thì sẽ gia tăng HVĐCLN bởi khi đó các thành viên trong Ban giám đốc sẽ điều chỉnh lợi nhuận để tác động vào giá cổ phiếu để nhằm thu lợi từ việc điều chỉnh này. Để nhằm ngăn chặn hành động này,

các nhà quản trị công ty phải thực hiện tách bạch quyền sở hữu và quyền điều hành và cũng có thể là thuê người điều hành, người điều hành này không nhất thiết phải có tỷ lệ sở hữu tại công ty để nhằm làm giảm HVĐCLN.

Một nhân tố khác cũng tác động đến HVĐCLN đó là khả năng thanh toán. Khi khả năng thanh toán không được bảo đảm thì các công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến lưu ý với các nhà đâu tư rằng công ty sẽ vi phạm hoạt động liên tục bởi khả thanh toán của công ty không có, cổ phiếu có thể bị ngưng giao dịch hoặc giá cổ phiếu giảm xuống, các tổ chức tín dụng không tài trợ các khoản vay, ....Vì vậy, để hạn chế HVĐCLN của BGĐ khi khả năng thanh toán không có, các nhà quản trị cần xem xét đến một số chỉ tiêu kế toán như: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu khách hàng có thu hồi được không, hàng tồn kho có giảm giá so với giá trị trường hay không, các chính sách ước tính kế toán mà công ty đang thực hiện,…

Thời gian hoạt động cũng có mối quan hệ cùng chiều với HVĐCLN. Đối với các công ty hoạt động lâu năm thường có thị trường ổn định, doanh thu và lợi nhuận cũng được tạo ra so với các công ty có thời gian mới thành lập. Nhưng việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận còn tùy thuộc và chính sách kế toán công ty áp dụng và sự chỉ đạo của HĐQT và BGĐ, việc điều chuyển bớt doanh thu hay lợi nhuận năm nay sang năm sau cũng được các công ty thường làm. Để giảm hành vi điều chỉnh này, các nhà quản trị công ty phải thực hiện đúng theo các chuẩn mực kế toán cũng như là các công ty hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà Nước nếu các doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, công bố thông tin trên trang mạng của thị trường chứng khoán để các nhà đầu tư lưu ý hoặc có thể hủy cổ phiếu niêm yết để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.

5.3. Hạn chế của đề tài

Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu ở tỷ lệ sở hữu của BGĐ mà chưa nghiên cứu cụ thể từng tỷ lệ sở hữu riêng biệt như: tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Do điều kiện lấy mẫu là các công ty phải niêm yết trong năm 2013 và có giao dịch xuyêt suốt năm 2013, nên những công ty niêm yết nằm trong giữa giai đoạn này không được lấy mẫu dẫn đến số lượng công ty nghiên cứu ít nên khi dựa vào kết quả hồi quy để tìm ra các nhân tố tác động đến HVĐCLN trong dài hạn là chưa khả thi. Mặt khác, tác giả chỉ nghiên cứu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, không có nghiên cứu các công ty ở sàn Hà Nội, số lượng các công ty được chọn làm mẫu nhỏ (chỉ có 100 công ty).

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nếu có thể, trong bài nghiên cứu tiếp theo, kiểm tra việc sử dụng từng tỷ lệ sở hữu riêng biệt như của Nhà Nước, nước ngoài. Bên cạnh đó, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đã giới thiệu trong bài còn có thêm các nhân tố nào khác cũng ảnh hưởng đến HVĐCLN hay không như: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, ngành nghề công ty, tăng trưởng, đòn bẩy tài chính,…

Gia tăng số lượng mẫu quan sát cho tất cả các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX), đồng thời kéo dài thêm số năm nghiên cứu để cho kết quả có giá trị thuyết phục hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Huỳnh Thị Vân, 2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đà Nẵng: Trường Đại Học Đà Nẵng.

2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),“Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức, 2008.

3. Nguyễn Thị Minh Trang (2012). Vận dụng mô hình của DeAnglelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. Tạp chí Đại Học Đông Á, số 06.

4. Phạm Thị Bích Vân, 2012. Mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Tạp chí phát Triển Kinh Tế, 4, trang 258.

5. Tổ chức Tài chính Quốc Tế và Diễn đàn Quản Trị Công ty Toàn Cầu phối hợp cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước việt Nam, 2011. Báo cáo thẻ điểm Quản Trị Công ty.

6. Tổ chức Tài chính Quốc Tế và Diễn đàn Quản Trị Công ty Toàn Cầu phối hợp cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước việt Nam, 2012. Báo cáo thẻ điểm Quản Trị Công ty.

7. Trương Đại Học Kinh Tế, 2010. Chế độ kế toán doanh nghiệp & chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động.

8. Võ Văn Nhị & Hoàng Cẩm Trang (2013). Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy cơ phá sản của các công ty niêm yết trên Sở giao dichg chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, số 276.

9. TS. Nguyễn Công Phương (4/2009), Kế toán theo cơ sở dồn tích và quản trị lợinhuận của doanh nghiệp, Tạp chí kế toán số tháng 4/2009.

10.PGS.TS. Võ Văn Nhị (2006), 26 Chuẩn mực Kế toán và kế toán tài chính Doanhnghiệp, NXB Lao đông - Xã hội.

11.Nguyễn Ly, 2010. Ban liểm soát bị vô hiệu hóa như thế nào. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/society/nation/31719/

12. -

áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Tiếng Anh

1. Abdul Rahman, R., & Mohamed Ali, F. H. (2008). Board, audit committee, culture and earnings management: Malaysian evidence. Managerial Auditing Journal, 21(7), 783- 804.

2. Burgstahler, D. & Dichev, I., 1997. Earnings management to avoid earnings decreases and losses. Journal of Accounting & Economics, Volume 24, pp. 99-126.

3. Che, Q. & Warfield, T. D., 2005. Equity incentives and management.

Accounting Review, 80(2), pp. 441-476.

4. Chtourou, S. M., Besdard, J. & Courteau, L., 2001. Corporate Govemance and Earnings Management.

5. Cornett, M. M., A. J. Marcus, and H. Tehranian. 2008. Corporate governance and pay-for-performance: The impact of earnings management. Journal of Financial Economics 87 (2):357-373. Có thể download từ: https://www2.bc.edu/~tehranih/EarningsManagement1_29_07.pdf

6. Dehow,. M. P., Sloan, G. R. & Hutton, P. A., 1996. Casuses and consequences of earnings manipulations: an analysis of firms subject to enforcement actions hy the SEC. Contemporary Accounting Research, 13(1), pp. 1-36.

7. Dehow,. M. P., Sloan, R. G. & Sweeney, P. A., 1995. Detecting Earnings Management. The Accounting Review, 70(2), pp. 193-225.

8. Defond, M. L. & Jiambalvo, J., 1994. Debt Covenant Violation and Manipulation of Accruals. Journal of Accounting & Economics, 17(1-2), pp. 145-176.

9. Erickson, M. & Wang, S. W., 1999. Earnings management by acquiring firms in stock for mergers. Journal of Accounting & Economics, Volume 27, pp. 149-176.

10.Fama, .E. F., 1980. Agency Problems and the Theory of the Firm. The Journal of Political Economy, 88(2), pp. 288-307.

11.George A. Akerlof, 1970. Quality Ucertainty and the Market Mechanism.

The Quarterly Joural of Economics. Volume 84, Issue 3,pp 488-500.

12.Gluzar, M. A. & Wang, Z, 2011. . Corporate Govemance Characteristics and Earnings Management: Empirial Evidence from Chinese Listed Firms.

International Joural of Accounting and Financial Reporting, 1(2162-3082). 13.Gupta, P. & Sharma, A. . M.,2014. A study of the impact of corporate

govermance practices on firm performance in Indian and South Korean companies. Procedia-Social and Behave

14.Park, Y. W. & Shin, H.-H., 2004. Board composition and earnings management in Canada. Journal of Corporate Finance. Journal of Corporate Finance, Volume10, p. 431-457.

15.Healey, P. M. & Wahlen, J. M., 1999. A Review of The Earnings Management Literature And Its Impjications For Standard Setting.

Accounting Horizons, 13(4),pp. 365-383.

16.Hutchinson, M. R., Percy, M., & Erkurtoglu, L. (2008). An investigation of the association between corporate governance, earnings management and the effect of governance reforms. Accounting Research Journal, 21(2), 239-262. Có thể download từ http://eprints.qut.edu.au/15060/1/15060.pdf

17.Jesen, M. C. & Meckling, W. H., 1976. Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Accounting & Economics, Volume 3(4), pp. 305-360.

18.Johari, N. H., Mohd Salleh, N., Jaffar, R., & Hassan, M. S. (2008). The influence of board independence, competency and ownership on earnings management in Malaysia. International Journal of Economics and Management, 2(2), 281-306. Có thể download từ http://econ.upm.edu.my/ijem/vol2no2/bab05.pdf

19.Lei, K., 2006. Earnings Management and Corporate Govermance In The UK: The Role Of The Broad Of Directors And Audit Committee, s.l.: Department Of Finance & Accouting National University Of Singapore.

20.Murhadi, W. R., 2010. Good Corporate Governance And Earnings Management Practices: An Indonesian Cases. Munich Personal RePEc Archive, p. 24756.

21. (2012), Corporate governance attributes, film

characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence from the Indian listed firms. Decision Science letters 2.

22.Niu, F. F. (2006). Corporate governance and the quality of accounting earnings: A Canadian perspective. International Journal of Managerial Finance, 2(4), 302-327. Có thể download từ http://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/17439130610705508

23.Peasnell, K. V., P. F. & Young, S., 2000. Board monitoring and earnings management: Do outside directors influence abnormal accruals?.British Accounting Review, Volume 32, pp. 415-445.

24.Rahman, R. A. & Ali, F. H. M., 2006. Board, audit committee, culture and earnings management: Malayian evidence. Managerial Auditing Journal.

Managerial Auditing Journal, 21(7), pp. 783-804.

25.Saleem, Q.&Rehman, R. U., 2011.Interdisciplinary Journal of Research in

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)