Khái niệm: Chủ thể của Quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mổi loại Quan hệ pháp luật và nghĩa vụ

Một phần của tài liệu CÂU hỏi và bài tập môn lý LUẬN NHÀ nước và PHÁP LUẬT VIÊT NAM có đáp án (Trang 25 - 30)

những điều kiện do Nhà nước quy định cho mổi loại Quan hệ pháp luật và nghĩa vụ nhất định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

* Năng lực chủ thể: Nămg lực chủ thể Quan hệ pháp luật là những điều kiện theo quy định pháp luật mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để trở thành chủ thể của mỗi loại Quan hệ pháp luật. Bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

– Năng lực pháp luật: Là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.

– Năng lực hành vi: Là khả năng mà Nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của mình, họ có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân nhưng không mang tính tự nhiên có sẵn khi người đó sinh ra mà mang tính pháp lý, chúng đều do Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện cho mỗi tổ chức và cá nhân. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

* Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:

– Chủ thể là cá nhân gồm: Công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

* NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI, GIẢI THÍCH:

Câu 1: Mọi trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi đều có thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình.

Trả lời: Sai. Vì trong 1 số trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi không thể thông qua người thứ 3 để thực hiện các quyền cho mình như việc kết hôn, hoặc ly hôn.

Câu 2: Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước do Quốc Hội quy định.

Trả lời: Sai. Vì do pháp luật quy định.

Câu 3: Hình thức của nhà nước gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

Trả lời: Đúng. Vì hình thức Nhà nước phải bao gồm 3 yếu tố là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

Câu 4: Sự ra đời của Nhà nước XHCN luôn gắn liền với Cách mạng XHCN.

Trả lời: Đúng. Vì cách mạng XHCN xoá bỏ áp bức bóc lột.

Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật, thì pháp luật còn thể hiện dưới hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Câu 6: Người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích dẫn đến phá tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trả lời: Sai. Vì phải có quyết định của Toà án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 7: Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần phải có một bộ máy quản lý xã hội.

Trả lời: Sai. Vì còn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Câu 8: Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.

Trả lời: Sai. Vì ngoài các quy phạm pháp luật còn có các quy phạm đạo đức, tôn giáo…

Câu 9: Sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị.

Trả lời: Sai. Vì sự thay thế kiểu Nhà nước này bằng kiểu Nhà nước khác là một quá trình đấu tranh của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị trong xã hội.

Câu 10: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng một lần trong đời sống xã hội.

Trả lời: Sai. Vì được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Câu 11: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Trả lời: Sai. Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách nhiệm pháp lý như: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Câu 12: Nhà nước pháp quyền là kiểu Nhà nước tiến bộ nhất.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu Nhà nước.

Câu 13: Không hành động cũng có thể vi phạm pháp luật.

Trả lời: Đúng. Vì hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành vi hành động hoặc là hành vi không hành động. Ví dụ: Hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm.

Câu 14: Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra và mất khi chết.

Trả lởi: Sai. Vì khi cá nhân mới sinh ra thì chưa có năng lực hành vi, năng lực hành vi của cá nhân có kể từ khi đạt độ tuổi nhất định và những điều kiện nhất định.

Câu 15: Tiền lệ pháp chỉ được hình thành từ cơ quan hành pháp.

Trả lời: Sai. Vì tiền lệ pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với

các vụ việc tương tự. Vì vậy tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan hành pháp và tư pháp.

Câu 16: Để xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện chỉ dựa vào 2 tiêu chí: Tính toàn diện, đồng bộ và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trả lời: Sai. Vì ngoài ra còn tính phù hợp, tính khả thi và ngôn ngữ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.

Câu 17: Pháp luật và pháp chế không thể tách rời và không phụ thuộc vào trình độ văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.

Trả lời: Sai. Vì pháp luật và pháp chế muốn phát huy hiệu quả cần phải phụ thuộc vào trình độ văn hoá của cán bộ, công chức, công dân.

Câu 18: Ý thức của pháp luật được cấu thành từ: Ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp.

Trả lời: Sai. Vì ý thức pháp luật được cấu thành từ hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

Câu 19: Một quy phạm pháp luật có thể khuyết 3 yếu tố: Giả định, quy định và chế tài.

Trả lời: Sai. Vì theo nguyên tắc thì một quy phạm pháp luật sẽ bao gồm đủ 3 yếu tố, tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ thì vẫn có những quy phạm pháp luật khuyết một trong 3 yếu tố.

Câu 20: Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời khi các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ và quan hệ sản xuất dựa trên sự công hữu về tư liệu sản xuất.

Trả lời: Đúng. Vì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội chủ nghĩa.

Câu 21: Tiền lệ pháp không phải là một hình thức pháp luật chính yếu ở Việt Nam.

Trả lời: Đúng. Vì ở Việt Nam hình thức pháp luật chính là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 22: Trong lịch sử loài người chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới được coi là hình thức của pháp luật.

Trả lời: Sai. Vì ngoài văn bản quy phạm pháp luật còn có tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Câu 23: Tiền lệ pháp được hình thành từ cơ quan lập pháp.

Trả lời: Sai. Vì được thành lập từ cơ quan tư pháp, hành pháp.

Câu 24: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có năng lực pháp lý.

Trả lời: Sai. Vì nếu đủ 18 tuổi mà mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất năng lực trách nhiệm hành vi thì sẽ không có năng lực pháp lý.

Câu 25: Tương ứng với mổi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước.

Trả lời: Sai. Vì hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thuỷ không có Nhà nước.

Câu 26: Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam không áp dụng học thuyết tam quyền phân lập.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạt nhân cơ bản của học thuyết tam quyền phân lập khi chia các cơ quan Nhà nước thành cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 27: Pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trong xã hội.

Trả lời: Sai. Vì chỉ điều chỉnh những quan hệ phổ biến, quan trọng chứ không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.

Trả lời: Sai. Vì Việt Nam chỉ trải qua 2 hình thái kinh tế xã hội và 2 kiểu nhà nước.

Câu 29: Nhà nước ra đời và tồn tại bất biến, vĩnh cửu.

Trả lời: Sai. Vì Nhà nước có nguyên nhân ra đời có thời kỳ phát triển và thời điểm tiêu vong khi mà những điều kiện cho sự tồn tại của Nhà nước không còn nữa. Do vậy Nhà nước không thể nào là vĩnh cửu bất biến được.

Câu 30: Người sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Trả lời: Sai. Vì nếu như người sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật vẫn công nhận họ là vợ chồng.

Câu 31: Tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Trả lời: Sai. Vì nếu như trong thời ký hôn nhâ vợ, chồng được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng thì tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng.

Một phần của tài liệu CÂU hỏi và bài tập môn lý LUẬN NHÀ nước và PHÁP LUẬT VIÊT NAM có đáp án (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)