Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tây bắc, việt nam (Trang 32 - 34)

Các nhà đầu tư nước ngoài mang tiền đầu tư ở nước khác nhằm khai thác lợi thế về nguồn nguyên vật liệu dồi dào , nguồn nhân lực đông , giá rẻ hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng Tây bắc có mật độ dân cư rất thưa , trình độ dân trí thấp vì vậy , muốn thu hút nhà đầu tư cần phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

●Thu hút dân cư từ các vùng khác lên Tây bắc lập nghiệp.

Dân số đông , mật độ dân số cao có ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư. Dân số tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng, tiêu dùng tăng sẽ thúc đẩy sản xuất và để sản xuất tăng thêm thì phải tăng đầu tư. Theo Abdul Aziz và Bilal Makkawi (2012) , dân số 32

đông sẽ thu hút các nhà đầu tư nước bởi nguồn nhân lực dồi dào , giá rẻ , cùng với đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Bám theo luận điểm này , Tây bắc cần có nhiều dân cư hơn , cụ thể là nhiều lao động hơn để thu hút FDI , để thu hút dân cư đến sinh sồn tại Tây bắc cần :

-Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho dân cư sống ở vùng Tây bắc như ưu đãi về thuế , trợ cấp về điện nước , giá cả… để thu hút dân cư từ các vùng khác tới

-Tăng cường tuyên truyền , khuyến khích thanh niên sinh viên lên Tây bắc làm ăn , sinh sống

● Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trên các địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Nghiên cứu, đánh giá sát đúng tình hình giáo dục, đào tạo tại các địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn; trên cơ sở đó, tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần làm cho phát triển nguồn nhân lực có bước chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa bàn vùng cao.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Đề án: Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010; đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú”; Đề án “Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người”. Đảm bảo nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Trong đó, cần lưu ý các chính sách, giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, ngăn chặn tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học.

Hướng dẫn các địa phương trong vùng tập trung đầu tư đồng bộ cho hệ thống giáo dục và đào tạo; coi phát triển giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy và chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bám sát yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực trên địa bàn để tổ chức tuyển sinh, đào tạo một cách thiết thực và hiệu quả, gắn với địa chỉ sử dụng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về các nội dung: Nhu cầu kinh phí chi thường xuyên, định mức biên chế, suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo tại các tỉnh miền núi dân tộc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số chính sách hiện hành cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nhân lực cho vùng, cần có chính sách đủ mạnh để thu hút sinh viên sư phạm (đối với ngành giáo dục và đào tạo) vì nếu có sinh viên giỏi thì mới có thể có giáo viên giỏi;

Cần tiếp tục đầu tư cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở các địa phương để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực; nâng cấp hoặc thành lập phân hiệu, thành lập mới các trường đại học ở một số địa phương trong vùng (nếu đủ điều kiện) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế;

Cần có dự báo về nguồn nhân lực để đào tạo đáp ứng với sử dụng, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong đó, các địa phương cần xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở các ngành, các lĩnh vực, nhất là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ đại học và sau đại học… để liên kết với các trường đại học cấp quốc gia trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào tây bắc, việt nam (Trang 32 - 34)