CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1 Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA:

Một phần của tài liệu Tác động của FDI và ODA đến tăng trưởng kinh tế của việt nam trong vòng 20 năm qua (Trang 36 - 37)

1 Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA:

Mặc dù từ kết quả ước lượng cho thấy ODA có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rang nguồn vốn này theo một cách nào đã thực sự hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đổi mới. Hơn nữa, lượng ODA chảy vào Việt Nam được cố định bởi các nhà đầu tư do đó thách thức đối với chính phủ Việt Nam chính là làm thế nào nâng cao hiểu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này.

Nguồn vốn ODA được coi là một phần của Ngân sách nhà nước do đó trách nhiệm trong hiệu quả sử dụng của nguồn vốn này thuộc về Chính phủ, các cơ quan liên quan nói chung và một phần từ các nhà đầu tư nói riêng. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này phải được đảm bảo từ 2 phía: nước nhận đầu tư và những người đầu tư.

Đầu tiên, phần lớn các dự án ODA tại Việt Nam hiện đang bị trì hoãn vì các thủ tục hành chính phức tạp và khá xa lạ đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính vì vậy mà chính phủ và các cơ quan quản lý cần xây dựng 1 quy trình hướng dẫn cụ thể, chuyên nghiệp bao gồm tất cả các giai đoạn của một dự án như lên ý tưởng, chuẩn bị, đánh giá, đàm phán, thực hiện và ngay cả sau khi dự án đã được hoàn thành. Hơn nữa, tất cả các bước của dự án cần được giám sát chặt chẽ và bởi 1 cơ quan chức năng cụ thể để tránh chồng chéo trách nhiệm giữa các bên. Về hỗ trợ trong thủ tục hành chính, Chính phủ Việt Nam cần ban hành chỉ dẫn cụ thể cũng như giảm thiểu những thủ phủ tục phức tạp và xóa bỏ những thủ tục rườm rà để tránh các vấn đề chồng chéo và nhiều cửa.

Tiếp theo, mặc dù ODA là một nguồn vốn với lãi suất thấp cho mục đích phát triển kinh tế nhưng về bản chất đó vẫn là một loại nợ của chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Chính vì vậy mà sự lãng phí và sử dụng thiếu 36

hiệu quả nguồn vốn này sẽ gây thêm gánh nặng cho người dân cũng như cho các thế hệ sau. Do đó, một sự cải thiện trong các quy định cũng như trong luật pháp là một yêu cầu cần thiết để hoàn thiện một khung pháp lý hoàn chỉnh về việc sử dụng và quản lý ODA. Về khía cạnh năng lực con người, Chính phủ Việt Nam cần chú ý hơn vào việc cải thiện kĩ năng quản lý cho nhân viên Chính phủ không chỉ ở mức độ nhà nước mà còn ở các địa phương.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, vấn đề hiện tại về việc lạm dụng nguồn vốn ODA phải được xử lý nghiêm ngặt để làm gương cho các nhà đầu tư khác. Về kiểm tra, giám sát, kiểm toán, các cơ quan chức năng cần tăng cường chuyên môn để đánh giá, so sánh và phát hiện được bất kì sai phạm nào. Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng nên kiên quyết hơn trong vấn đề xử phạt, xử lý tất cả các khoản thanh toán không đúng, sai về số lượng.giá cả, đơn vị. Áp dụng xử phạt hành chính song song với xử phạt về mặt luật pháp để giám sát, chống rò rỉ và lạm dụng ODA.

Một phần của tài liệu Tác động của FDI và ODA đến tăng trưởng kinh tế của việt nam trong vòng 20 năm qua (Trang 36 - 37)