Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 33 - 34)

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng. - Thư tín dụng giáp lưng.

- Thư tín dụng đối ứng. - Thư tín dụng tuần hoàn. - Thư tín dụng điều khoản đỏ. - Thư tín dụng dự phòng.

Khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thứng từ thì có các ưu nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Đây là một phương thức thanh toán có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên trực tiếp tham gia.

+ Đối với người xuất khẩu: Vì L/C là cam kết trả tiền của ngân hàng nên trong mọi trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C thì chắc chắn nhận được tiền hàng hoá. Mặt khác, người xuất khẩu có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ khi dùng bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu để chiết khấu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu L/C.

+ Đối với người nhập khẩu: Có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng...

+ Đối với ngân hàng: có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí (phí mở L/C, phí thông báo...). Đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác nhờ vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

- Nhược điểm:

+ Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên cần nhiều thời gian, công sức.

+ Đối với người nhập khẩu:

• Người nhập khẩu trong nhiều trường hợp phải ký vốn mở L/C nên sẽ bị ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam pptx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)