Tự động thu ngắn tuyến 47

Một phần của tài liệu Các phương pháp định tuyến trong mạng AD HOC (Trang 49 - 50)

Các tuyến nguồn có thể tự động thu ngắn lại nếu một hoặc nhiều nút trung gian trong tuyến trở nên không cần thiết nữa. Cơ chế này, theo một khía cạnh này đó, tương tự với việc sử dụng phương thức phúc đáp tựđộng. Trên thực tế, nếu một nút có khả năng nghe lén thông tin từ một gói chứa tuyến nguồn (ví dụ bằng cách thực hiện giao diện mạng kiểu không phân loại), nút này sẽ kiểm soát được toàn bộ phần chưa được sử dụng trong tuyến. Nếu nút này không phải là nút kế tiếp đối với gói tin nhưng lại được liệt kê trong phần chưa sử dụng của tuyến nguồn thì có thể suy ra rằng các nút trung gian trước nó trong tuyến nguồn không còn cần thiết nữa.

+---+ +---+ +---+ +---+ +---+ | A |---->| B |---->| C | | D | | E | +---+ +---+ +---+ +---+ +---+ \ ^

\---/

Hình 2.9 Quá trình thu ngắn tuyến

Trong ví dụ, khi nút D nghe lỏm một gói tin dữ liệu được truyền từ B tới C, sau đó chuyển tiếp từ D tới E:

Trong trường hợp này, nút D gửi trả lại một bản tin RREP vu vơ tới nút khởi tạo gói là nút A. Lúc này, RREP sẽ đưa ra một tuyến ngắn hơn đó là kết quả của việc ghép nối một phần của tuyến nguồn cho tới nút đã truyền gói tin bị nghe lén

Mai Văn Linh-ĐTVT2-CH2009   48 

(nút B), cộng với hậu tố của tuyến nguồn gốc bắt đầu với nút trả lại bản tin RREP vu vơ (nút D). Trong ví dụ này, tuyến được trả lại bởi bản tin RREP vu vơđược gửi từ D tới A đưa ra một tuyến mới theo trình tự từ A tới B tới D và tới E.

Khi quyết định xem có trả lại một RREP vu vơ theo cách này hay không, một nút có các tác nhân thêm vào sau khi nó có thể nghe lỏm được gói tin. Ví dụ, nút có thể quyết định trả lại RREP vu vơ chỉ khi gói tin nghe lỏm được nhận với tín hiệu mạnh hoặc tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu lớn hơn một ngưỡng cụ thể. Thêm vào đó, mỗi nút đảm bảo một bảng RREP vu vơ.

Một phần của tài liệu Các phương pháp định tuyến trong mạng AD HOC (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)