.Nguyên lý chuyển mạch ATM

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài Kỹ thuật chuyển mạch ATM potx (Trang 25 - 26)

II. Lớp ATM

5.Nguyên lý chuyển mạch ATM

Việc chuyển mạch các tế bào ATM được thực hiện trên cơ sở các giá trị VCI, VPI. Như đã trình bày ở trên VCI, VPI chỉ có giá trị trên một chặng kết nối cụ thể. Khi tế bào đến nút chuyển mạch, giá trị của VPI hoặc cả giá trị VPI, VCI đều được thay đổi cho phù hợp với chặng tiếp theo. Thiết bị chuyển mạch chỉ dựa trên giá trị VPI được gọi là chuyển mạch VP (VP Switch), nút nối xuyên (ATM Cross- Connect) hoặc bộ tập trung (Concentrator).

Hình3.6: Cuộc nối kênh ảo thông qua các nút chuyển mạch và bộ nối xuyên

Nếu thiết bị chuyển mạch thay đổi cả hai giá trị VPI,VCI thì nó được gọi là chuyển mạch VC hoặc chuyển mạch ATM. Hình 3.6 mô tả một cuộc nối VCC thông thường, T là nút chuyển mạch nơi mà VCI, VPI đều bị thay đổi, A, B là các thiết bị đầu cuối, D1, D2 là các bộ nối xuyên, nơi chỉ thay đổi giá trị VPI, ai, xi, yi là các giá trị VCI, VPI tương ứng.

Hình 3.7 Nguyên tắc chuyển mạch VP

Hình 3.7 là sơ đồ nguyên lý chuyển mạch VP. Chuyển mạch VP là nơi bắt đầu và kết thúc của các liên kết đường ảo, do vậy nó phải chuyển các giá trị VPI ở đầu vào thành các giá trị VPI tương ứng ở đầu ra sao cho các liên kết này thuộc về cùng một cuộc nối đường ảo cho trước. Lúc này giá trị VCI được giữ không đổi.

Hình 3.8 Nguyên lý chuyển mạch VC.

Khác với chuyển mạch VP, chuyển mạch VC là điểm cuối của các liên kết kênh ảo và đường ảo. Vì vậy trong chuyển mạch VC, giá trị của VCI và VPI đều thay đổi.

Vì trong chuyển mạch VC bao gồm cả chức năng chuyển mạch VP nên chuyển mạch VC có thể thực hiện chức năng của một chuyển mạch VP.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài Kỹ thuật chuyển mạch ATM potx (Trang 25 - 26)