2. Mục đích yêu cầu đề tài
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng: giống hoa cúc Lá Nho nhập nội từ Trung Quốc
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Thành phố Thái Nguyên.
- Thời gian: Vụ Đông - Xuân từ tháng 1 0 /2014 đến tháng 02/2015
3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung
Nghiên cứu ảnh hƣởng của giá thể trồng đến sinh trƣởng và phát triển của giống cúc Lá Nho nhập nội trồng chậu vụ Đông-Xuân 2014-2015 tại thành phố Thái Nguyên.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Mỗi thí nghiệm có 12 ô, diện tích ô thí nghiệm 3,6m2
, tổng diện tích thí nghiệm 12x3,6=43,2m2, mật độ trồng 20 chậu/m2, khoảng cách giữa các chậu 20x25cm, đƣờng kính chậu 20cm.
- Công thức thí nghiệm:
Công thức 1: 75% giá thể + 25% đất Công thức 2: 50% giá thể + 50% đất. Công thức 3: 25 % giá thể + 75% đất. Công thức 4: 100% Đất (đối chứng)
(Giá thể gồm 1/3 trấu hun + 1/3 xơ dừa + 1/3 mùn cƣa đƣợc trộn đều với nhau)
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
3.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi
Mỗi công thức đƣợc theo dõi 5 cây/ 1 lần nhắc lại * Chỉ tiêu về sinh trƣởng
Số cây sống
Tỉ lệ cây sống(%) = x 100 Tổng số cây trồng
- Theo dõi thời gian sinh trƣởng 10 ngày theo dõi một lần, theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển đƣợc tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh (20%, 80%), ra nụ (20%, 80%), nở bông hoa đầu tiên (20%, 80%).
- Theo dõi động thái tăng trƣởng chiều cao của cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất (ngày thứ 10 sau trồng).
- Theo dõi động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá trên thân của cây. - Chiều cao cây (cm): đƣợc đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trƣởng * Chỉ tiêu về năng suất
- Số hoa/ cây (hoa)
- Số cây hoa thực thu (cây hoa/m2 ): số cây hoa thu đƣợc/ô thí nghiệm Số hoa nở/cây
- Tỷ lệ hoa nở hữu hiệu (%) = x 100 Tổng số nụ/cây
* Chỉ tiêu về chất lƣợng
NL1 4 1 2 3
NL2 2 3 4 1
- Đƣờng kính tán cây hoa (cm): Đặt thƣớc vuông góc giữa tán cây hoa, đo khoảng cách 2 mép tán và lấy số liệu trung bình
- Đƣờng kính gốc (cm) đƣợc đo bằng thƣớc palme ở nơi to nhất ở gốc - Độ bền hoa tự nhiên (ngày): khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cây hoa tàn.
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: Phƣơng pháp theo dõi sâu bệnh hại: áp dụng theo “Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thƣờng” của Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhƣợng (1983) và “Quy định về phƣơng pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng” (QĐ số 82/2003/QĐ-BNN&PTNT về việc ban hành 10TCN 224).
Chọn ngẫu nhiên 5 điểm trên hai đƣờng chéo ô, mỗi điểm 5 cây. Định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần
- Đối với bệnh hại:
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm. A x 100 %
Tỷ lệ bệnh (%) =
B A: Số cây bị bệnh
B: Tổng số cây điều tra. + Đánh giá mức độ bệnh hại
(+ ) Mức độ bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB ) < 20% (++) Mức độ bệnh hại TB: TLB 20 - 40%
(+++) Mức độ bệnh hại nặng: TLB > 40% - Đối với sâu hại:
+ Mật độ sâu (con/cây)= Tổng số sâu đếm đƣợc/Tổng số cây điều tra + Mật độ sâu (con/m2 ) = Mật độ con/cây x số cây/m2
+ Đánh giá mức độ sâu hại:
(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2 (+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2
- Đối với rệp: đánh giá theo 4 mức độ:
* Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) ** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)
*** Mức độ nhiều (rệp có số lƣợng lớn, không nhận ra quần tụ)
**** Mức độ rất nhiều (rệp có số lƣợng lớn, đông đặc, ảnh hƣởng tới tất cả lá, thân)
* Hạch toán thu, chi Cách tính:
- Tổng thu trên đơn vị diện tích. - Tổng chi trên đơn vị diện tích. - Thu thuần = Tổng thu - Tổng chi
3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
Các yếu tố phi thí nghiệm nhƣ đất đai, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đƣợc tiến hành đồng đều ở các công thức.
*Quy trình kỹ thuật: theo giáo trình Cây Hoa (Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga)
- Phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha.
+ Phân vô cơ: đạm ure 330 kg, supe lân 875 kg, kali sunphat: 200 kg/ha + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân.
+ Phân vô cơ đƣợc bón thúc 3 lần
Lần 1: Sau trồng 15 - 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali.
Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân. Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu đến ngƣỡng phòng trừ, theo hƣớng dẫn chung của BVTV).
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông-Xuân 2014-2015 tại TP. Thái Nguyên.
Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng nói chung và hoa cúc nói riêng , yếu tố ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cây.
Giữa điều kiện môi trƣờng và kiểu gen có tác động qua lại lẫn nhau.Kết quả chính là sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài, qua đó phản ánh sự thích ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Hoa cúc là loại hoa ngắn ngày, sự phân hóa phát dục dƣới tác dụng phối hợp của độ chiếu sáng trong ngày và nhiệt độ ở mức độ nhất định mới có thể ra hoa, trong đó độ dài chiếu sánglà yếu tố quan trọng hơn, yêu cầu khắc khe hơn.
Chính vì vậy trong quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết khí hậu của Thái Nguyên.
Kết quả thu đƣơc thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 : Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông-Xuân 2014-2015 tại Thái Nguyên
Tháng Nhiệt độ TB (0C) Ẩm độ TB (%) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (Giờ) 10/2014 25,9 78 46,5 171 11/2014 22,1 82 58,5 93 12/2014 16,5 70 12,2 106 1/2015 17,2 80 49 100 2/2015 18,8 84 25,4 46
Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy , điều kiện vụ thời tiết vụ đông xuân năm 2014-2015 qua các tháng có sự biến đổi khác nhau.Nhiệt độ trung bình giữa các tháng dao động từ 16,5-25,9 thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của hoa cúc . Tháng 12 (16,5°C) , tháng 1 (17,2°C) , tháng 2 (18,8°C) là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra nụ , và nở hoa của cúc lá nho thí nghiệm.
Cúc là cây trồng cạn , không chịu đƣợc ngập úng. Đồng thời là cây có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nƣớc nhiều do vậy cây cũng chịu hạn kém . Độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho cây sinh trƣởng (Đặng Văn Đông , 2003).Các tháng tiến hành thí nghiệm ẩm độ trung bình giữa các tháng cao, dao động từ 70-84%, giúp cho cây sinh trƣởng và phát triển mạnh nhƣng cũng là điều kiện phát sinh sâu bệnh. Tháng 10/2014 (78%), tháng 1/2015 (80%), tháng 2/2015 (84%) có độ ẩm quá cao so với yêu cầu của cây hoa cúc, vì vậy hoa cúc trong thời gian tháng 10/2014, tháng 2 năm 2015 bị sâu bệnh phá hoại ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoa.
Lƣợng mƣa tháng 11 cao nhất là 58,5mm. Khi cây giai đoạn mới trồng cần tƣới nƣớc kịp thời để không ảnh hƣởng tới bộ rễ. Tháng 12 có lƣợng mƣa thấp nhât trong vụ Đông Xuân chỉ đạt 12,2mm gây khó khăn cho sản xuất vì giai đoạn này cúc sinh trƣởng phát triển mạnh cần nƣớc nhiều nên thƣờng xuyên tƣới nƣớc để đáp ứng nhu cầu của cây. Tháng 1-2015 có lƣợng mƣa (49mm), tháng 2 có lƣợng mƣa đạt (25,4mm) thuận lợi cho quá trình nở hoa của cây hoa cúc lá nho thí nghiệm.
Số giừ nắng trong ngày là một yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng hoa cúc vì cây hoa cúc phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày. Ở Thái Nguyên tháng 10-2014 có giờ nắng cao nhất là 171h nắng, tháng 1-2015 có số giờ nắng đạt 100h nắng, tháng 2-2015 có số giờ nắng thấp nhất là 46h nắng tƣơng đối thích hợp cho quá trình nở hoa của cây hoa cúc là nho thí nghiệm.
Qua đó ta thấy điều kiện thời tiết khí hậu vụ đông xuân 2014-2015 tại Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây hoa cúc.Mặt khác để cây hoa cúc có năng suất chất lƣợng tốt đòi hỏi phải có những biện pháp chăm sóc kịp thời cho cây hoa cúc nhƣ tƣới nƣớc, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm cho phù hợp.
4.2. Ảnh hƣởng của giá thể đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống hoa cúc lá nho nhập nội trồng chậu vụ Đông-Xuân 2014-2015 tại Thái Nguyên
Giá thể đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây hoa cúc. Việc lựa chọn giá thể không phù hợp với các điều kiện thích hợp của cây, cây sinh trƣởng kém và phát triển yếu dễ bị sâu bệnh, khả năng chống chịu thấp. Có thể không ra hoa. Vì vậy việc lựa chọn giá thể thích hợp là vấn đề quan trọng đối với ngƣời trồng hoa cúc để từ đó có các biện pháp kĩ thuật canh tác, chăm sóc hợp lý để cây sinh trƣởng và phát triển theo hƣớng có lợi làm tăng năng suất hoa, đồng thời xác định đƣợc thời vụ hợp lý.
Kết quả theo dõi một số giai đoạn sinh trƣởng , phát triển của các công thức thí nghiệm. trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 : Ảnh hƣởng của giá thể đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống cúc lá nho nhập nội trông chậu vụ Đông-Xuân 2014-2015
tại Thái Nguyên
Đợn vị : ngày
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian từ trồng đến ngày…. Hồi
xanh 100%
Ra nụ Nở hoa đầu tiên
20% 80% 20% 80%
1.(75% giá thể + 25% đất) 6,7 79,4 89,3 100,3 114 2.(50% giá thể + 50% đất) 7,3 83,1 92,9 102,2 115,7 3.(25% giá thể + 75% đất 7,7 85 98,4 110,8 125,7 4.Đất (đối chứng) 8,2 88,4 100,1 115,6 128,5
Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy : * Thời gian trồng đến khi hồi xanh:
Thời gian trồng đến khi hồi xanh nhanh hay chậm thể hiện khả năng thích nghi của cây với điều kiện ngoải cảnh có ý nghĩa thúc đẩy sự sinh trƣởng , phát triển của cây ở các giai đoạn sau.
Nhìn chung khả năng hồi xanh của các công thức không có sự khác nhau rõ rệt. dao động từ 6,7-8,2 ngày. Trong đó CT1(75% giá thể + 25% đất) là CT có thời gian hồi xanh nhanh nhất đạt 6,7 ngày. CT2(50% giá thể + 50% đất) đạt 7,3 ngày. CT3(25% giá thể + 75% đất) đạt 7,7 ngày. CT4( Đất) đạt 8,2 ngày.
*Thời gian trồng cho đến khi ra nụ 20%
Thời gian trồng cho đến khi ra nụ là thời gian quyết định hiệu quả kinh tế của sản xuất , qua đó đánh giá khả năng thích nghi , thời gian sinh trƣởng , quá trình phát triển của cây.
Thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ 20% là thời gian mà cây cần rất nhiều chất dinh dƣỡng nên đã có sự khác biệt giữa các công thức . Qua theo dõi chúng tôi thấy.Thời gian ra nụ 20% của các công thức dao động từ 79,4- 88,4 ngày. Trong đó CT4( đất) là CT có ngày ra nụ cao nhất đạt 88,4 ngày.Và CT1(75% giá thể + 25% đất) là công thức có ngày ra nụ nhanh nhất đạt 79,4 ngày. CT3(25% giá thể + 75% đất) đạt 85 ngày. CT2(50% giá thể + 50% đất) đạt 83,1 ngày.
Thời gian trồng đến khi ra nụ 80% của các công thức dao động từ 89,3- 100,1 ngày. Các công thức có hàm lƣợng giá thể cao hơn đều có thời gian ra nụ 80% thấp hơn.Trong đó CT(75% giá thể + 25% đất) là CT có thời gian ra nụ 80% là nhanh nhất đạt 89,3 ngày. CT4( đất ) là công thức có thời gian ra nụ 80% muộn nhất đạt 100,1 ngày. CT2(50% giá thể + 50% đất) đạt 92,9 ngày . CT3(25 % giá thể + 75% đất) đạt 98,4 ngày.
Nhƣ vậy vơi cùng 1 chế độ chăm sóc, điều kiện canh tác nhƣ nhau nhƣng giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống cúc lá nho nhập nội tại Thái Nguyên của 4 công thức có sự khác nhau. Nhƣ vậy chứng tỏ hàm lƣợng giá thể có ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống cúc là nho nhập nội Thái Nguyên vụ Đông- Xuân 2014-2015.
*Thời gian trồng đến khi nở hoa
Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây, quan trọng nhất là các giai đoạn ra nụ- nở hoa.Giai đoạn nở hoa quyết định đến năng suất chất lƣợng của hoa. Chúng có liên quan mật thiết với nhau, nếu 1 giai đoạn nào bị ảnh hƣởng đến toàn bộ đời sống của cây. Các giai đoạn này xen kẽ nhau, giai đoạn đầu sắp kết thúc, là thời điểm để bắt đầu giai đoạn sau. Đó là đặc tính của hoa.
Thời gian trồng tới nở hoa 20% các công thức dao động từ 100,3-115,6 ngày. Trong đó CT1(75% giá thể + 25% đất) là công thức có thời gian ra hoa nhanh nhất đạt 100,3 ngày. Tiếp đến là CT2(50% giá thể + 50% đất) đạt 102,2 ngày. CT3(25 % giá thể + 75% đất) đạt 110,8 ngày. Và CT4( đất) là công thức có thời gian ra nụ muộn nhất đạt 115,6 ngày .
Thời gian trồng tới ra hoa 80% các công thức dao động từ 114-128,5 ngày. Trong đó CT1(75% giá thể + 25% đất) là công thức có thời gian ra hoa nhanh nhất đạt 114 ngày. Tiếp đến là CT2(50% giá thể + 50% đất) đạt 115,7 ngày. CT3(25 % giá thể + 75% đất) đạt 125,7 ngày. Và CT4( đất) là công thức có thời gian ra nụ muộn nhất đạt 128,5 ngày .
Qua bảng số liệu 4.2 ta rút ra kết luận :
- Giá thể đã ảnh hƣởng tới thời gian sinh trƣởng của cúc lá nho , tỉ lệ giá thể trong công thức thí nghiệm làm rút ngắn thời gian sinh trƣởng so với công thức đối chứng.
4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống hoa cúc lá nho nhập nội trồng chậu vụ Đồng-Xuân tại Thái Nguyên.
Chu kỳ sống của hoa cúc lá nho đƣợc chia làm 2 giai đoạn đó là sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực. Ở giai đoạn sinh trƣởng sinh
dƣỡng cây phát triển thân và lá. Khi cây bƣớc vào giai đoạn sinh trƣởng sinh thực, các chất dinh dƣỡng sẽ tập trung chuyển hóa vào hoa.Muốn có đƣợc hoa cúc lá nho to, đẹp, đều, nhiều thì cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng cung cấp cho cây ở giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng, để giúp cho cây đạt chiều cao và số lá nhất định rồi mới bƣớc vào giai đoạn sinh trƣởng sinh thực.
Chiều cao cây hoa cúc quyết đinh bởi bản chất di truyền, các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Đông thời chiều cao cây cũng bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh cũng nhƣ các điều kiện chăm sóc với yếu tố dinh dƣỡng, nếu gặp điều kiện bất lợi thì cây sinh trƣởng không tốt, thân phát triển chậm từ đó ảnh hƣởng tới khả năng chống chịu, năng suất chất lƣợng của hoa. Mặt khác thì giá thể cũng nhƣ chất dinh dƣỡng cũng ảnh hƣởng đến chiều cao của cây hoa cúc lá nho tuy nhiên cung phải tùy thuộc vào từng giai đoạn.
Trong giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng cây sinh trƣởng , phát triển rất mạnh , nhanh chóng tăng trƣởng chiều cao. Khi cây bƣớc vào giai đoạn sinh trƣởng sinh thực thì thì tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây bị giảm lại.
Động thái tăng trƣởng chiều cao cây đƣợc đo từ 10 ngày sau trồng. Lúc này, cây đã bắt đầu hút nƣớc, chất dinh dƣỡng mạnh cung cấp cho quá trình sinh trƣởng va phát triển.
Qua theo dõi về động thái tăng trƣởng chiều cao giữa các công thức thí nghiệm , tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 4.3 và hình 4.1
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của giá thể đến động thái tăng trƣởng chiều cao giống cúc lá nho nhập nội trồng chậu vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính : cm
Công thức
Chiều cao cây sau trồng...(ngày)
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1.(75% giá thể + 25% đất) 1,47 1,95 2,95 4,33 6,32 7,97 9,42 10,79 11,6 12,49 2.(50% giá thể + 50% đất) 1,42 1,88 2,59 4,01 5,65 7,4 8,77 10,25 11 11,7 3.(25% giá thể + 75% đất) 1,45 1,77 2,3 3,39 5,05 6,8 8,16 9,99 10,48 11,26 4.Đất (đối chứng) 1,28 1,86 2,3 2,97 4,61 6,41 7,76 9,25 10,04 10,59 LSD0,5 0,42 CV(%) 1.8
Hình 4.1: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây