Phật giáo và khoa học kinh tế trong thế giới hiện đạ

Một phần của tài liệu quan điểm triết học phật giáo về đạo đức kinh tế (Trang 30 - 38)

Trong thế giới ngày nay đã có nhiều thử nghiệm khác nhau nhằm mang khuôn khổ của Phật giáo để tham khảo xem tác động đến nền kinh tế thực tế và tiến trình phát triển của đất nước. Tại các nước theo Phật giáo Nam tông, chính quyền Miến Điện trong thập niên 1950 đã đi theo đường hướng này, tại Sri Lanka đã có một bài học thành công về một phong trào phát triển phi chính phủ do các cư sĩ lãnh đạo mà tăng sĩ cũng có quan hệ đến. Tại Thái các nổ lực phát triển chính quyền được các sư tăng hổ trợ. Tại các nước theo Phật giáo Bắc tông và Đông Á và không bị chế ngự bởi chủ nghiã cộng sản, thì Phật giáo ít gây tác động hơn tới kinh tế, vì một lối sống thanh đạm và nệ cổ trong nền văn hoá Phật giaó Bắc tông tạo nên một nguyên tắc chủ yếu hoặc chỉ là một thành tố cho trong kinh tế năng động và phức tạp cuả Đông Á. Tại phương Tây, Hội Thân hữu của Tăng Đoàn Phật giáo phương Tây đã tìm cách triển khai một nền kinh tế tương ứng khi đề ra Chánh Đạo. Quan trọng hơn hết chúng ta sẽ thảo luận về bài học này của Sri Lanka và Nhật

Phong trào Sarvòdaya Sramadàna tại Sri Lanka

Sri Lanka trải qua một thời kỳ thuộc địa của Anh. Một trong những yếu tố giúp cho nước này dành được độc lập là sư trổi dậy của Phật giáo. Nền kinh tế chủ yếu là canh nông, 3/4 của 17 triệu 7 dân số vào năm 1995 sống trong nông thôn, lợi tức đầu người tính theo tổng sản lượng quốc gia là 500 đô la một năm. Chính quyền theo dân chủ và có nhiều nổ lực phát triển hướng về nông thôn, dù khu tự do mậu dịch được thành lập vào năm 1978 đã đem lại cho ngành công nghiệp may mặc nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất, thu dụng được 350.000 nhân công trong năm 1997. Nhiều tiến bộ tốt đẹp đã đạt được trong hệt thống y tế và giáo dục miễn phí, mức sống dự liệu tăng lên 68 cho nam và 72 cho nử giới. Bằng nhiều phương cách Sri Lanka đã đem lại một mô hình cho các nước khác thuộc thế giới thứ ba, mà đối với nông dân có thể đạt được mức an sinh cao hơn nhờ vào những nổ lực của chính quyền.

Từ khi dành được độc lập và đặc biệt nhất là từ buối lễ Phật Jayanti vào năm 1956, người Tích Lan thấy phục hồi Phật giáo và với lối sống thanh đạm sẽ mang thịnh vượng như đã có trong thời kỳ trước thuộc điạ, những đường nét thuộc về quá khứ đầy ảo tưởng mà chính quyền đã tích cực can thiệp và hoạch định trong việc xoá bỏ ngheò đói và tạo nên thịnh vượng chung được hầu hết các sư tăng lãnh đạo và trí thức ngày nay cùng chia sẻ. Do thế, thành quả chung là tạo được một nhà nước phúc lợi hướng về nông thôn, không cạnh tranh và bình đẳng. Chính giới thường quan tâm nhiều đến các công trình dẫn thủy nhập điền quy mô như thời xa xưa hơn là đến các xí nghiệp bị lệ thuộc vào các trang thiết bị khoa học của phương Tây. Một vài doanh nghiệp thích sử dụng các kỹ thuật trung cấp hơn thí dụ như công ty Durable Car Company, chuyên chế tạo đồ phụ tùng thủ công cho xe Morris Minor, một kiểu xe thông dụng tại Sri Lanka vào thập niên 1960 mà chủ xe chống lại kế hoạch đã lỗi thời của nhà chế tạo. Tuy thế, người ta cảm thấy cũng đã có

những ảnh hưởng kinh tế và đô thị hoá hiện đại, tỷ lệ thất nghiệp cao của giới trẻ có học, sự cách biệt về cảm thông giửa đa số nông dân và giới thị dân trí thức có trình độ do Anh đào tạo.

Trong một tài liệu nghiên cứu của 37 sư tăng thuộc nhiều lãnh vực khác nhau thuộc đại học Paradeniya vào năm 1983-4, Nathan Katz đã tìm ra 90% cho rằng Phật giáo không phù hợp với chủ nghiã tư bản nhưng lại phù hợp với chủ nghiã xã hội có dân chủ, dù 50% thấy là Phật giáo và chủ nghiã Mác xít không thể hoà hợp. Về chính sách thị trường tự do của chính phủ thì 50% cho là thị trường tự do trái ngược với những giá trị truyền thống và chỉ 5 % là hổ trợ cho thị trường tự do. Có nhiều lo âu tới nợ công đang tăng cao cùng xảy ra với chính sách thị trường tự do, trong khi có nhiều người khác lại quan tâm đến tiêu thụ và lòng ham muốn mà chính sách này mang lại. ¾ đống ý là du lịch có ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Gần như ¾ đồng ý và 5% không đồng ý vế tầm quan trọng của phong trào Sarvòdaya Sramadana, một phong trào mang tên là „Cùng chia sẻ nghị lực để gây tỉnh thức cho toàn thể“ (Sharing of Energy for the Awakening of All), do De SilVa và Sivaraska đề xuất. Đây là một phong trào phát triển nông thôn tự lực cánh sinh của nông dân nhắm vào việc phát triển văn hoá và kinh tế cho các làng xã bị đình trệ bằng cách nhấn mạnh đến giá trị xã hội và truyền thống tâm linh, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tham gia trong việc nhận chân ra vấn đề và tích cực hoạt động để giải quyết những nhu cầu mà các làng này gặp phải, thí dụ xây đường trải đá và trường học mới. Việc này thúc đẩy dân làng triển khai các hợp tác xã tiếp thị cho những sản phẩm cuả mình và làm ít bị lệ thuộc hơn vào những giới trung gian.

Người điều khiển phong trào này là A.T.Ariyanate. Năm 1958 khi còn là một giáo viên khoa học taị một trường trung học có tiếng, ông đã hướng dẩn cho học trò sống và làm việc tại các làng ở vùng nghèo và sâu. Từ đó, hàng trăm trường học bắt đầu tổ chức các trại sinh hoạt học đường vào cuối tuần. Phong trào nở rộ và hoạt động tích cực vào năm 1973 đã có mặt ở 4.000 làng trong số 25.000 làng và đạt được 8.000 vào cuối vào cuối thập niên 1980. Thí dụ vào năm 1980-1 đã có 3.400 trại sinh hoạt cộng đồng. Vào giửa thập niên 1990 nếu tính từ ngày thành lập, đã huy động được hơn 800.000 người thiện nguyện làm việc và gây ảnh hưởng đến hơn cuộc sống của hơn 4 triệu dân làng. Đây là một tổ chức phi chính phư lớn nhất của Sri Lanka mà Ken Jones đã mô tả là mô hình lan rộng và toàn diện nhất của Phật giaó dân thân vào các hoạt động xã hội của thế giới ngày nay. Họ xây đường đào giếng, xây bơm gió, làm sạch kênh đào, điều hành các chương trình chuẩn bị cho giáo dục, chích ngừa, dinh dưỡng, điều hành các hợp tác xã tiếp thị, các nhà bếp công cộng, tiệm buôn trong làng, nhà giử trẻ mồ côi và công tác dành cho phạm nhân được trả tự do. Ariyanatne thấy khi Sarvodaya làm việc giúp người bị thiệt thòi là nhằm xác định lại giá trị của họ như một con người và giúp cho họ chia sẻ những phương tiện vật chất và tinh thần trong một xã hội dựa trên một căn bản bình đẳng với tha nhân.

Phương pháp của phong trào tiến hành như sau. Làng mời một nhân viên của Sarvòdaya về thăm làng, tham khảo ý kiến với vị sư trưởng thượng và các vị lãnh đạo của làng để tổ chức một buổi họp trong hình thức sinh hoạt gia đình cho làng, thường là tại chùa. Tại đây, ý thức về sự bừng tỉnh của xã thôn được giới thiệu và dân làng sẽ tổ chức Sramadàna, một trại sinh hoạt cộng đồng cùng chia sẻ năng lực chung cho dân làng để làm việc theo đề án, các dân làng sẽ nhận chân ra những gì sẽ cải thiện thực sư cho làng mình. Mục tiêu phải hết sức thực tế, thí dụ như xây đường rải đá, gây được cho họ cảm giác là họ có thực quyền khi công việc thành đạt và nhấn mạnh rằng dự án phải cần có

thời gian trong một hay hai tháng để hoàn thành mỹ mãn. Một trại sinh hoạt cộng đồng thành công sẽ tạo cho dân làng những kinh nghiệm một lối sống hợp tác mới và năng động, cùng làm vịệc chung với nhau và với nhân viên thiện nguyện của Sarvòdaya. Các vị sư địa phương hay các tu sĩ Ấn độ giáo là những người luôn luôn tích cực tham dự, có ba buổi ăn tập thể thân mật trong tình gia đình trong ngày mà dân làng thảo luận và ca muá. Sự chia sẻ này được coi như là có tinh thần bố thí của Phật giáo trong công việc. Trong cách này có một số điểm nhấn mạnh đặc biệt

1. Chia sẻ về tinh thần lao động để phá vở các trở ngại khi tất cả cùng tham dự: nam nữ, trẻ già thuộc mọi thành phần, dân làng và các giới chức chính quyền tham quan. Điều này mang lại ý nghiã về mối gắn bó mà lại có hưởng phần trong các đề án. Nó cũng thúc đấy việc duy trì các đề án này trong tương lai.

2. Chia sẻ thực phẩm bắt ngưồn từ sự đóng góp của tất cả, trừ khi người nào quá nghèo. 3. Chia sẻ về những ý nghĩ, tất cả mọi thành phần trong cộng đồng đều được khuyến khích nói lên ý nghĩ của mình trong các phiên họp.

4. Chia sẻ về ngôn ngữ. Mọi người dùng ngôn ngữ dịu dàng, tránh mọi hình thức đề cập xấu cho nhau, tất cả nói chuyện với nhau trong hình thức ngôn ngữ thân mật của gia đình như đối với mẹ và em trai. Lối tôn trọng nhau làm cho phụ nữ cảm thấy được tôn trọng và an toàn.

Sau khi sinh hoạt theo Sramadàna các hội thanh niên, các bà mẹ, nhi đồng, nông dân hay người cao tuổi được thành lập. Họ tiếp tục tổ chức các đề án riêng như hợp tác xã tiếp thị hay hợp tác chuẩn bị cho giáo dục. Tiến trình này tạo ra một giới lãnh đạo mới cho địa phương, là một đối lực lại vói ảnh hưỏng của điạ chủ, người cho vay, thươg nhân và các đại biểu của các đảng phái chính trị.

1. Mục tiêu của phong trào là tạo một phương cách hội nhập hoà hợp theo một đường lối trung dung giửa cổ truyền và thay đổi nhằm đem lợi cho cá nhân, xã hội và môi trường, hoà nhập cải thiện vật chất vào tâm linh, với sự chuyển hoá của cá nhân và với sự tương trợ trong xã hội. Chính thế Ariyaratne nói muốn thay đổi xã hội chúng ta phải tự thanh lọc bản thân chúng ta trước, tiến trình thanh lọc mà chúng ta cần chỉ xãy ra khi ta làm việc trong xã hội. Thế nên làm việc trong thế gian chính là làm thuần khiết cá nhân vưà lại tạo ra được một thế giới tốt hơn mà chính thế gian này sẽ hổ trợ cho sự bừng tỉnh. 2. Tạo nên một con người mới khi đem lại sự tỉnh thức và quyền lực trong cả hai bình diện cá nhân và cộng đồng. Sống theo cách liêm chính nhằm phát triển cá tính và gia tăng sinh hoạt cho cộng đồng. Một trong những khẩu hiệu của phong trào là „Chúng ta xây dựng con đường và con đường vun bồi cho chúng ta.“ Với một nhân viên phối trí điạ phương thì có câu:„Con đường mà chúng ta xây dựng có thể bị hư hại, nhưng tinh thần mà chúng ta xây dựng thì không.“

3. Đây là một phong trào rộng khắp trong toàn dân mà việc quyết định đến từ dân làng, họ đề ra kinh nghiệm và nhu cầu của chính họ, những giá trị phát triển mở rộng bao hàm được hệ thống giá trị đang có.

4. Nhấn mạnh đến mười nhu cầu cơ bản về phúc lợi của con ngưòi và việc thực hiện: nước uống vệ sinh, dinh dưỡng quân bình, gia cư, y phục, y tế, truyền thông và giáo dục, môi trường sạch an toàn và thẩm mỹ, một đời sống tâm linh và văn hoá thoả mãn. Ariyanratna thấy rằng những nhu cầu này là những chỉ số làm thước đo cho phẩm chất của một lối sống có tâm linh và văn hoá, một hệ luận tất yếu khác với các nhà hoạch định phát triển phương Tây, khi họ đưa vào bảng chỉ số phẩm chất cuộc sống thuần về định lượng theo vật chất.

5. Nhắm vào một nền kinh tế tự túc bằng cách tiêu thụ khiêm tốn, tự lực cánh sinh, giử gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chính thế, mục tiêu là một xã hội không giàu và không nghèo. Đây chính là điều mà Đức Phật để cao trong thuyết Trung Đạo. Một xã hội như thế không cần huỷ diệt thiên nhiên, hệ thống giá trị hay văn hoá. Mục tiêu của nó không phải là phát triển kinh tế, mà đó chỉ là một phương tiện, nhưng một lối sống liêm chính đem đến sự hài hoà và phẩm chất cuộc sống hơn là tham vọng và làm việc chỉ vì kiếm lợi như là mô hình tiêu chuẩn cho phát triển phương Tây.

Sarvodaya phê phán cả hai chủ nghiã tư bản và xã hội khi chỉ quan tâm tới các hoạt động kinh tế, tư bản có sai lầm trong việc chiếm hữu, thì cộng sản trong phương cách quyết định từ thượng tầng hơn là thuận theo lòng dân từ cơ sở .Ariyaraten cho rằng trong nền kinh tế thị trường tự do, những di sản về tôn giáo và tâm linh của xã hôi chúng ta bị đào thải, nhường chổ cho trực giác của cạnh tranh và chiếm hữu của từng cá nhân được nẩy nở.

Từ ý nghĩ này, ông tin là những vấn đề như nghiện rượu, ma tuý, tội phạm ấu dâm phát sinh. Ông đồng ý với Bảng tường trình của Liên Hiệp Quốc về phát triển con ngưới khi cho rằng một giá trị phát triển mới thật cần thiết nhằm đặt con người là trọng tâm của sự phát triển, xem việc tăng trưởng kinh tế như là một phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Ông tiếp tục lập luận rằng việc tản quyền tập trung là một đường lối tiến hành, với phương tiện kỹ thuật truyền thông được sử dụng cho từ cộng đồng đến mạng lưới và không thông qua các trung tâm quyền lực.

Ariyaratne nhìn lại thời xa xưa khi các bậc vua chuá thấm nhuần tinh thần Phật giáo đã giúp đở dân chúng xây các công trinh dân thủy nhập điền quy mô, một truyền thống mà họ gọi là từ cửa chùa cho đến bồn chứa nước. Phong trào này đã tái xã hội hoá Phật giáo. Ông mong muốn khôi phục lại những điều tốt đẹp nhất trong các giá trị nông thôn đã bị xoá nhoà qua thời kỳ thực dân, khi nền kinh tế cơ bản dựa trên sự hợp tác và chia sẻ bị thay thế bởi một nền kinh tế dựa trên đô thị mà chủ nghiã cá nhân và cạnh tranh trở nên chiếm ưu thế hơn. Xã hội nông thôn và những giá trị của nó coi như đang bị áp lực ngày càng nhiều trong thời kỳ hậu độc lập, những chương trình phát triển nông thôn do chinh phủ đề ra phần lớn chỉ đem lợi cho điền chủ, doanh giới nông thôn và giới trung gian. Ariyaratne cũng cho rằng những máy móc và những người làm việc như máy đã phá huỷ những nghệ thuật và thủ công cổ truyền. Hơn thế, thời kỳ thuộc điạ được coi như đã làm suy yếu vai trò xã hội của các sư tăng, một quan điểm mà trước đây đã chiếm ưu thế, mà Sư Walpola Ràhula đã chú giải.

Những gợi ý cho phong trào cũng một phần đến từ trại sinh hoạt của các giáo sĩ Quarker và phong trào Sarvòdaya theo Gandhi tại Ấn. Ảnh hưỏng tư tuởng của Gandhi cũng tìm thấy khi phong trào nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ cho con người vô vị lợi, mục tiêu là tạo ta một trật tự mới cho xã hội bất bạo động, nhấn mạnh về một nền kinh tế tự túc và tập trung xã thôn như là một chủ điểm cho trật tự mới. Tinh thần khổ hạnh tại thế của Gandhi, hoạt động không bị ràng buộc nhắm vào sự chuyển hoá thế gian, xã hội hiện tại cũng được tìm thấy trong phong trào. Trong khi phong trào của Sarvòdaya rỏ ràng là một phần làm hồi sinh Phật giaó, các nhà lãnh đạo lại không thích gọi đây là một phong trào

Một phần của tài liệu quan điểm triết học phật giáo về đạo đức kinh tế (Trang 30 - 38)