Dùng nước để ém phèn

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận cơ sở môi trường đất đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)

9. Cải tạo đất phèn

9.1.2 Dùng nước để ém phèn

Cơ sở khoa học của vấn đề này là chứa một lớp nước trên mặt ruộng. Lớp nước trên mặt ruộng có tác dụng hoà tan và làm giảm hàm lượng phèn có trên mặt ruộng và ở lớp đất mặt, đồng thời thông qua dòng thấm đứng để đưa các độc tố ở trong các tầng đất xuống tầng nước ngầm.

Theo nhiều thí nghiệm của GS.TSKH Lê Huy Bá (1982): đất phèn ngập nước thường xuyên sẽ làm cho các độc tố trong đất phèn biến động theo chiều hướng có lợi cho cây trồng, pH trong đất sẽ được nâng lên.

Qua đồ thị về sự biến động của sắt trong đất sau khi ngâm trong nước ta thấy: Giai đoạn đầu hàm lượng Fe2+ tăng lên, hàm lượng Fe3+ giảm do có sự chuyển hoá từ sắt III thành sắt II. Nếu tiếp tục ngâm nước thì đến một giai đoạn nhất định cả hàm lượng sắt II cũng sẽ giảm.

Hình 10: (Lê Huy Bá 1982): Biến động của độc chất Fe+2, Fe+3 khi ngập nước

Hình 11: (Lê Huy Bá 1982) Fe2+ trong đất khi ngập nước theo thời gian.

Các nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự, hàm lượng của Al3+ và SO42- giảm dần theo thời gian ngập nước.

Tác dụng của việc dùng nước rửa phèn cải tạo đất được thể hiện rất rõ qua sự biến đổi của các độc tố khi đất bị ngập nước đã trình bày ở trên, đương nhiên sự giảm hàm lượng các độc tố trong đất sẽ kéo theo sự tăng giá trị của pH trong đất, nhiều kết quả nghiên cứu đã minh chứng điều này, kết quả về mối tương quan giữa các độc chất trong đất phèn cũng minh chứng điều đó. ở đây chúng tôi xin trình bày rõ thêm một kết quả nghiên cứu của Ponnamperuma et al. 1973 về sự thay đổi của PH trong đất trong quá trình đất phèn được ngập nước ngọt.

Hình 12:(Lê Huy Bá1982) Biến đổi của pH trong đất phèn khi bị ngập nước ngọt

- Đất A Ongharak Thailan: Đất phèn đã phát triển hoàn toàn - Đất B Long Mỹ: Đất chua mặn chưa phát triển hoàn toàn - Đất C Sariaya Philipin : Đất phèn mặn chưa phát triển hoàn toàn

Tác giả nghiên cứu trên 3 loại đất ở 3 nước khác nhau: Thái lan là đất phèn hoạt động đã phát triển hoàn toàn.Việt Nam và Philipin là đất phèn mặn phát triển chưa hoàn toàn. Qua kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 11 ta thấy việc ngâm đất phèn trong nước ngọt có tác dụng nâng cao pH trong đất đáng kể.

Đặc biệt trong 2 tuần đầu, mức biến đổi của pH rất lớn, sau đó mức tăng của pH có chậm hơn, nhưng vẫn tiếp tục tăng cho tới 3 tháng và hơn 3 tháng. Như vậy với các loại đất phèn, chỉ cần đưa nước vào ruộng ngâm trước khi gieo cấy khoảng 2 tuần là đảm bảo độ an toàn cho nhiều loại cây trồng.

Qua đồ thị hình 12 ta thấy, pH trong đất được ngập nước tăng rất nhanh trong 2 tuần đầu, sau đó mức độ tăng chậm dần. Như vậy nước ở đây đóng vai trò trong việc làm giảm nông độ phèn trong đất, kéo theo giảm các độc chất và nước còn có tác dụng rửa phèn, đưa phèn thấm xuống các tầng sâu.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận cơ sở môi trường đất đất phèn đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w