Hệ thống điều hòa VRV

Một phần của tài liệu Hệ thống tự động hóa quản lý tòa nhà và ứng dụng triển khai thực tế (Trang 95 - 97)

Trong tòa nhà, hệ thống điều hòa không khí và thông gió HVAC là hệ thống phức tạp nhất và tiêu thụ lượng điện năng lớn nhất nên được ưu tiên hàng đầu trong việc tích hợp BMS. Đối với một tòa nhà, hệ thống điều hòa đòi hỏi công suất tương đối lớn và không gian làm việc rộng. Hiện nay có hai hệ thống điều hòa đang được sử dụng trong các nhà cao tầng là hệ điều hòa VRV và hệ điều hòa Chiller

 Điều hòa Chiller : Chiller là hệ thống điều hòa kiểu trung tâm sử dụng nước làm chất trung gian tải lạnh. Một hệ thống điều khiển điều hòa chiller có cấu trúc đầy đủ gồm 3 cấp : cấp quản lý là máy tính trạm vận hành BMS Work Station sẽ đóng vai trò máy chủ của hệ thống điều hòa ; cấp điều khiển là các bộ giám sát mạng NC và các bộ điều khiển số DDC ; cấp trường bao gồm hệ thống bơm, van, các máy chiller, FCU, AHU, VAV, các bộ cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, áp suất để lấy thông số về hệ thống điều khiển giám sát. Hệ thống điều khiển chiller được kết nối với nhau thông qua các đường bus theo các chuẩn BAC net, LON work hoặc MOD bus cho phép việc điều khiển hệ thống điều hòa chiller theo 3 hình thức : điều khiển tự động (AUTO), điều khiển bằng tay ( MANUAL) và điều khiển từ BMS.

 Đối với hệ thống điều hòa không khí VRV, hệ thống BMS sẽ kết nối với VRV thông qua bộ chuyển đổi BACnet-TCP/IP. Bên cạnh việc sử dụng các bộ điều khiển Remote controller để điều khiển các dàn nóng, dàn lạnh, các bộ thông gió thu hồi nhiệt một cách độc lập, thông qua BMS và phần mềm điều khiển, giao diện trực quan của phần mềm quản lý một mặt người vận hành vừa có thể giám sát toàn bộ các thông số của hệ thống, mặt khác có thể điều khiển toàn bộ các thiết bị của hệ VRV qua màn hình giao diện của máy tính trung tâm nhờ đó mà giảm được chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng, giảm thời gian hoạt động lãng phí, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Hình 4-8. Hệ thống điều hòa VRV

Trên màn hình điều khiển BMS, các thông số trạng thái, cảnh báo của hệ thống điều hòa không khí được hiển thị trên màn hình máy tính điều khiển, người vận hành có thế xử lý các thông tin này hoặc hệ VRV cũng có thể chạy ở chế độ tự động theo các yêu cầu đặt sẵn. Hệ thống điều hòa cũng được lập trình trên BMS để hoạt động dựa trên lịch làm việc của tòa nhà cũng như cho phép tạo lịch trình làm việc vào ngày nghỉ. Các chức năng có thể thực hiện trên BMS như sau:

 Đặt lệnh chạy/ dừng toàn bộ hay một phần hệ thống, thiết lập nhiệt độ phòng, đặt chế độ điều khiển theo bộ điều khiển phòng hay điều khiển tập trung bằng BMS,

 Giám sát nhiệt độ phòng, công suất tiêu thụ, trạng thái hoạt động, trạng thái máy nén….

 Đưa ra các cảnh báo, báo động khi có cháy hoặc khi có nguy hiểm, lỗi hệ thống.

Chức năng giám sát:

 Giám sát tình trạng hoạt động của hệ VRV: Run/stop/Alarm/Trip/normal;

 Giám sát tình trạng hoạt động của từng FCU trong từng phòng

 Giám sát thông số nhiệt độ của từng phòng

 Giám sát điện năng tiêu thụ của từng FCU

Chức năng điều khiển

 Can thiệp từ xa để tắt bặt các FCU (khi không có người sử dụng trong phòng làm việc)

 Chuyển các chế độ vận hành của VRV từ BMS

 Liên động hệ thống báo cháy thông qua BMS

Màn hình giám sát hệ thống điều hòa không khí

Một phần của tài liệu Hệ thống tự động hóa quản lý tòa nhà và ứng dụng triển khai thực tế (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)