Tháng 7 năm 2002 ITU-T ban hành tiêu chuẩn đầu tiên về ADSL2
(prepublication) trong khuyến nghị G.992.3. ADSL2 ra đời nhằm cải tiến tất cả
các ứng dụng trên ADSL về cả thoại và số liệu. Ngoài hai chế độ truyền dẫn trên ADSL là chế độ truyền dẫn đồng bộ STM và chế độ truyền dẫn bất đồng bộ ATM như ADSL thế hệđầu tiên ADSL2 còn hỗ trợ thêm chếđộ truyền dẫn thứ ba là chế độ truyền dẫn paket và hỗ trợ thoại không gói hoá gọi là thoại kênh hoá (CV: Channelized Voice). Thoại kênh hoá được đưa vào dòng dữ liệu của ADSL2 mà không cần qua bộ IAD.
Ngoài ra ADSL2 còn thay đổi về dải tần truyền dẫn theo hai chiều upstream và downstream. Nhờ các cải thiện này mà tốc độ truyền dẫn của các
đường dây dài 3 dặm đã tăng từ 560Kbps/276Kbps lên đến 1560Kbps/596Kbps theo thứ tự tương ứng cho chiều downstream/upstream. Độ dài đường dây cho một tốc độ cốđịnh đã tăng được 300m. Với những cải tiến như vậy, ADSL2 đã
đem đến dịch vụ cho đến 99% các đường dây ở vùng thành thị. Hơn nữa ADSL2 lại tương hợp tốt với ADSL được tiêu chuẩn hoá trong ITU-T G.992.1.
3.3.2 Sự thay đổi dải tần theo các chiều upstream và downstream
Hoàng Tiến Dũng LVCH
Hình 3.28 Mật độ phổ công suất phát theo chiều upstream của ADSL2
3.3.3 Cải thiện tốc độ và độ dài đường dây
Hình 3.29 Cải thiện cự ly và tốc độđạt được với ADSL so với ADSL
ADSL2 đã thực hiện các bước cải tiến hiệu quả về mã hoá cũng như giảm lượng bit overhead trên mỗi khung ADSL. ADSL2 tăng độ lợi mã hoá Reed Solomon. Với ADSL thế hệ đầu tiên, lượng bit overhead cho mỗi khung cố định ở dung lượng 32Kbps. Dung lượng này chiếm phần đáng kể trong tốc độ
dữ liệu của các đường dây dài. 32Kbps chiếm đến 25% dung lượng 128Kbps của các đường dây dài. ADSL2 dùng cơ chế overhead lập trình được và có dung lượng từ 4Kbps đến 32Kbps tùy theo tốc độđường truyền là thấp hay cao.
ADSL2 cũng dùng kỹ thuật triệt xuyên kênh, loại bỏ dải tần con có nhiễu vô tuyến cao để tăng hiệu quả truyền tải. ADSL2 có hai giai đoạn đặc biệt khi khởi động là Channel Discovery và Transceive Training để khảo sát đặc tính kênh truyền.
3.3.4 Thích ứng tốc độ trong ADSL2
Các đường truyền ADSL thường bị rớt mạch do xuyên kênh lớn, nhiễu cao tần lớn, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm trong chão cáp. ADSL2 sử dụng cơ chế
thích ứng tốc độ SRA (Seamless Rate Adaption) cho phép thay đổi tốc độ dữ
liệu mà không bị ngắt quãng, không bị rớt mạch, không ảnh hưởng tới tỷ số sai bit. SRA tận dụng ưu điểm của phương pháp điều chế DMT chỉ thay đổi thông sốđiều chế mà không thay đổi cấu trúc khung vì nếu thay đổi cấu trúc khung sẽ
Hoàng Tiến Dũng LVCH
SRA sử dụng nghi thức tái cấu hình online (OLR: OnLine
Reconfiguration). Máy thu giám sát liên tục kênh truyền và quyết định cần thay
đổi tốc độ dữ liệu theo điều kiện đường dây. Máy thu gửi thông điệp bắt đầu thích ứng tốc độ cho máy phát gồm tất cả các thông số cần thiết cho tốc độ
truyền dẫn mới gồm số bit cần truyền cho mỗi kênh phụ (subchannel) và công suất cho mỗi kênh phụ. Máy phát nhận được sẽ gửi “sync flag” để thông báo thời điểm bắt đầu thay đổi tốc độ. Máy thu dò tín hiệu “Sync flag” rồi cả máy phát và máy thu chuyển sang tốc độ mới.
3.3.5 Quản lý nguồn ADSL2
Hình 3.30 Quản lý nguồn ADSL2 so với ADSL
Mục tiêu của quản lý nguồn ADSL2 là thực hiện tiết kiệm năng lượng cho tính năng “Always on” của ADSL. Với hàng triệu modem ADSL quản lý nguồn ở các chế độ standby, sleep như PC sẽ tiết kiệm lượng điện đáng kể. ADSL2 có 3 chếđộ hoạt động nguồn là L0, L2 và L3.
Hoàng Tiến Dũng LVCH
• L2: hạn chế nguồn tối đa tại ATU-C khi lưu lượng Internet qua modem giảm.
• L3: Hạn chế nguồn tối đa tại ATU-C và ATU-R khi khách hàng không sử dụng ADSL2: chếđộ sleep/standby, khởi động lại phải mất 3 giây. L2 là tiến bộ lớn nhất của ADSL2. Sự chuyển đổi trạng thái qua lại giữa các chế độ nguồn L0 và L2 là hoàn toàn tự động, người sử dụng không biết
được và không gây ra sai bit cũng như không ngắt quãng hoạt động của các modem ADSL.
3.3.6 Ghép đường dây ADSL2
Hỗ trợ nhiều mức hợp đồng (SLA: Service Level Agreement) bằng cách ghép nhiều đường dây ADSL2 tạo thành đường dây ADSL2 tốc độ cao. Các
đường dây ADSL2 ghép được sử dụng thay thế cho giải pháp VDSL với cự ly dài hơn nhưng số đôi dây nhiều hơn. Ghép 2 đôi dây ADSL2 cho tốc độ lên
đến 20Mbps, ghép 3 đôi dây ADSL2 cho tốc độ lên đến 30Mbps và ghép 4 đôi dây ADSL2 cho tốc độ lên đến 40Mbps.
3.4 Các dịch vụ ADSL thực tế 3.4.1 ADSL Premium / Lite
Dùng cho các thuê bao bình thường cần tốc độ truyền số liệu cao. Kết nối
Internet thông qua nghi thức PPP. Dịch vụ Premiun cung cấp chiều
downstream với tốc độ 8Mbps và chiều upstream với tốc độ 640Kbps. Dịch vụ
Lite cung cấp chiều downstream với tốc độ 1Mbps và chiều upstream với tốc
độ 256Kbps.
3.4.2 ADSL My-IP
Dùng nghi thức IP tĩnh để điều hành các web-server cá nhân ở các công ty nhỏ và vừa. Dịch vụ cơ bản cung cấp 1IP và tối đa cung cấp 3IP. Chiều downstream có tốc độ 1,5Mbps và chiều upstream với tốc độ 384Kbps.
3.4.3 HomeNET
Dùng cho các khách hàng muốn sử dụng nhiều máy tính cá nhân tại văn phòng với giá thấp. Để thực hiện cấu hình này phải kết nối HUB với modem rời ADSL.
3.4.4 ADSL Multi-IP
Dùng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ tốc độ thấp và giá cả mềm. Dịch vụ này thích hợp cho các khách hàng là các công ty nhỏ hay vừa muốn thiết lập mạng riêng cỡ nhỏ. Dịch vụ sử dụng nghi thức IP tĩnh cơ bản 5IP và tối đa 13IP. Tốc độ truyền dữ liệu chiều download là 2Mbps và chiều upload là 512Kbps.
3.5 Đánh giá ADSL
ADSL cũng như các phiên bản khác của DSL ra đời nhằm mục đích cố
Hoàng Tiến Dũng LVCH
dân dụng. Các phương pháp khác bao gồm thông tin vệ tinh truyền thông trực
tiếp, MMDS, LMDS, cable modem, ISDN, modem 56Kbps, ...
3.5.1 Ưu điểm của ADSL
ADSL có đặc tính “Always on” với tốc độ cao, cước phí ADSL được tính bao theo tháng. ADSL có giá thành hiệu quả và giá thiết bịđặc biệt là modem ADSL rất cạnh tranh.
3.5.2 Nhược điểm của ADSL
Tuy nhiên, ADSL cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Thứ nhất là ADSL không thể triển khai được cho tất cả các đường dây thuê bao. Tốc độ cao của ADSL chỉ đạt được trong một vài khoảng thời gian trong ngày. Cuối cùng, giá cả của ADSL vẫn làm cho những người sử dụng lần đầu có cảm giác cao.
Hoàng Tiến Dũng LVCH
CHƯƠNG 4: CÁC DỊCH VỤ DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ ADSL VÀ TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM
4.1 Dịch vụ IP – điểm đến của mạng dựa trên Internet
Từ những năm vừa qua, Internet hay nói chính xác hơn là Word Wide Web, đã tác động sâu sắc đến ý tưởng của chúng ta về lưu lượng thông tin. Ý tưởng về một phương pháp dễ dàng và rẻ tiền để cung cấp thông tin cập nhật cho các người làm thuê, đồng sự và khách hàng đã thực sự thu hút các doanh nghiệp. Đây là phương pháp mới và đơn giản để liên lạc cho phép tự do phát triển nội dung thông tin dữ liệu lớn hơn nhiều so trước. Nhưng sự tự do mới này lại có giá của nó – bản chất hình ảnh của dung lượng dữ liệu tạo ra các file lớn cần phải download xuống máy tính cá nhân. Với tốc độ modem thông thường phải tốn nhiều thời gian để download ngay cả khi dải thông của mạng chính tăng thì cũng gây ra hiện tượng cổ chai tại vòng thuê bao nội hạt. Gần
đây đã có nhiều xu hướng mới nổi bật trong môi trường Web làm tăng tốc độ
truyền dữ liệu cần thiết:
• Việc thêm môi trường âm thanh, hình ảnh và video vào trang Web bao gồm dòng dữ liệu như RealAudio và nội dung video cũng như các phương tiện số khác để phân phối dịch vụ giải trí audio/video như dạng file âm thanh phổ biến đến kinh ngạc MP3.
• Xu hướng đang tăng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngày nay là trở thành các nhà cung cấp dịch vụứng dụng (ASP: Application Service Provider). Với mô hình này, nhiều ứng dụng của người sử dụng (từứng dụng máy tính để bàn và các phần mềm hữu dụng như các trình xử lý văn bản cho đến các ứng dụng thương mại phức tạp khác như giải pháp thương mại điện tử, quy hoạch tài nguyên điện tử ERP: Electronic Resource Planning và quản lý phát minh) được nhà cung cấp dịch vụ từ
xa dẫn dắt và quản lý và người sử dụng tự truy cập các ứng dụng qua kết nối Internet.
• Hội nghị tương tác hay các ứng dụng cộng tác như hội nghị audio dựa trên Internet, phân chia tài liệu cũng ngày càng phổ biến. Những ứng dụng này cho phép người sử dụng từ xa ở cả môi trường doanh nghiệp và môi trường khách hàng đều có thể liên lạc nhờ mạng Internet.
• Ngay cả trò chơi máy tính cũng từ chỗ là chương trình dành cho máy tính cá nhân và có tính độc lập cũng chuyển sang dạng mạng. Nhiều trò chơi trên máy tính cá nhân hàng đầu hiện nay có chức năng mạng. Khả
năng này tận dụng các server từ xa và kết mạng dựa trên Internet cho phép người sử dụng tham gia vào trò chơi cùng với nhiều đấu thủ khác trên toàn thế giới.
• Sự tăng trưởng của các máy tính cá nhân tại gia đình và mạng máy tính gia đình. Các gia đình ngày nay thường có nhiều máy tính cùng lúc: một máy dành cho trẻ em để chơi trò chơi điện tử và làm bài tập, một máy gia đình để gửi e-mail, mua sắm và một máy xách tay để làm việc. Tất cả các máy tính đó được kết nối với nhau để chia sẻ file, máy in và truy cập Internet. Ở cùng thời điểm đó đã có những thiết bịđầu cuối truy cập
Hoàng Tiến Dũng LVCH
Internet độc lập không dùng máy tính cá nhân cũng được phát triển như
WebTV. Một modem tương tự sẽ nhanh chóng tràn tốc độ và không thể
cung cấp các kết nối đa dịch vụđược trong cùng một thời điểm được. Liên quan đến Internet là các ứng dụng Intranet và Extranet là các mạng cộng tác nội bộ và bán nội bộ. Mạng Intranet dùng cho một công ty hay một tổ
chức còn mạng Extranet lại dùng cho mạng bao gồm nhiều công ty. Các mạng Intranet nội bộ đang được cải thiện để cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp các dịch vụ Internet. Sự phát triển nhanh chóng của các mạng phối hợp này đem lại lòng tin về giá trị của công nghệ Web và dựa trên Web đối với thương mại. Intranet và Extranet đem đến cho thương mại một phương pháp hiệu quả về kinh tếđể cung cấp thông tin chi tiết dung lượng cao.
Khái niệm truy cập mạng LAN từ xa không phải là một khái niệm mới nhưng nó đã phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, nhân viên từ xa ngày nay vẫn phải liên hệ đều với công ty. Để cho hiệu quả, nhân viên có thể xuất hiện trên mạng ở một user khác của mạng LAN. Vấn đề là các phương pháp truy cập mạng LAN truyền thống không đáp ứng được các nhu cầu hiện nay. Nhân viên sử dụng modem tương tự hay ISDN để truy cập mạng. Vì những phương pháp này đều chuyển qua mạng công cộng nên phải bố trí thiết bị an toàn và kiểm tra quyền truy cập tại văn phòng chi nhánh cùng với modem. Những phương pháp truy cập này quá chậm chạp đối một mạng Intranet đa phương tiện và quá đắt đối với một văn phòng chi nhánh của nhân viên từ xa.
Hình 4.1 Ứng dụng văn phòng từ xa/nhân viên từ xa
Ởđây, DSL lại có thểđáp ứng được nhu cầu, cung cấp truy cập tốc độ cao, kinh tế cho các mạng cộng tác. Tốc độ DSL hàng megabit đem lại cho LAN sự
thực hiện cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu lưu lượng thông tin đa phương tiện. Khi số người đăng ký mạng quá tải cho phép nhà cung cấp dịch vụ mạng dựa trên DSL đem đến việc truy cập tốc độ cao với giá rất hấp dẫn. Truy cập từ xa bằng công nghệ DSL vẫn đòi hỏi phải có an toàn và kiểm tra quyền truy cập.
Hoàng Tiến Dũng LVCH
Điều thay đổi là bây giờ thiết bị đầu cuối đặt ở tổng đài nội hạt chứ không phải là ở văn phòng cộng tác. Vì vậy, tốc độ DSL mở rộng cho các nhân viên từ xa không đơn thuần chỉ là thay thế modem ở server cộng tác hiện tại. Dịch vụ mạng nội bộ ảo có thể đem lại cho các nhân viên từ xa được trang bị DSL một phương tiện rất kinh tế để truy cập mạng cộng tác hay Intranet bằng cách tận dụng ưu điểm của IP đối với chuyển vận đường dài. Khi kết hợp chất lượng dịch vụđang được đem lại bởi các giải pháp DSL đời mới các nhân viên từ xa sẽ có cảm giác nhưđang được kết nối trực tiếp tới văn phòng của mình cho dù họ đang ở xa hàng ngàn dặm. Dịch vụ VoDSL có thể được kết hợp để nhân viên từ xa có cảm giác hoàn toàn đang ở trong hãng của mình. Hình 4.1 minh hoạ truy cập từ xa dành cho các văn phòng chi nhánh và các nhân viên từ xa.
4.2 Dịch vụ frame relay
Frame relay là dịch vụ kiểu gói đem lại sự tiết kiệm khi sử dụng mạng
đường dây thuê riêng. Frame relay tận dụng ưu điểm của các khái niệm về
dung lượng chia xẻ, mẫu lưu lượng và quá tải cho phép các nhà cung cấp dịch vụđem lại tốc độ cao hơn với tài nguyên mạng đường dây thuê riêng ít hơn.
Mạng frame relay có thể xem như một nhóm các xa lộ tốc độ cao cùng đi
đến những điểm truy cập cố định. Những điểm truy cập này là các chuyển mạch frame relay. Nối với các điểm truy cập này là các đường dây truy cập của người sử dụng dịch vụ gọi là on-ramps (chỗ vào xa lộ). Một cách điển hình, một số lớn các on-ramps này được đem đến mỗi điểm truy cập. Về thực chất, xa lộ là một nguồn tài nguyên phân chia cho nhiều người sử dụng. Các làn
đường của xa lộ biểu thị dải thông của nó. Càng nhiều làn, dải thông càng lớn. Hệ thống xa lộ liên bang giống như mạng trục frame relay là một phương pháp hiệu quả về thời gian và kinh tếđể nâng cao lưu lượng trong hầu hết thời gian.
Các nhà cung cấp dịch vụ frame relay sử dụng phương pháp kỹ thuật lưu lượng để xác định dung lượng cần thiết để xử lý lưu lượng trong hầu hết thời gian. Việc quá tải lưu lượng phải được xét theo quan điểm kinh tế.
Hoàng Tiến Dũng LVCH
Frame relay sử dụng mạng chuyển mạch để tập trung lưu lượng từ nhiều người sử dụng vào mạng trục tài nguyên chung. Những điểm chuyển mạch này cũng được cung cấp khả năng chống tắc nghẽn để tránh tắc nghẽn trầm trọng trong những giờ cao điểm (có lưu lượng lớn). Manïg frame relay được thiết kế để giảm giá thành toàn bộ mạng WAN bằng cách tạo ra một dải thông chia xẻ được. Các điểm chuyển mạch frame relay được các nhà thiết kế mạng bố trí tại những địa điểm kinh tế nhất. Người sử dụng thường truy cập frame relay qua